Quy định pháp luật về biện pháp bảo đảm ký quỹ

26/12/2021
Quy định pháp luật về biện pháp bảo đảm ký quỹ
694
Views

Biện pháp bảo đảm ký quỹ sử dụng nhằm ràng buộc chủ thể thực hiện nghĩa vụ. Đây là một trong số chín biện pháp pháp luật quy định tại Bộ luật Dân sự 2015. Trong hợp đồng song vụ, chủ thể đã thực hiện nghĩa vụ thì có quyền hưởng quyền lợi nhất định. Và bảo đảm bên đã hưởng quyền trước sẽ thực hiện đầy đủ phần nghĩa vụ.

Thưa luật sư. Gia đình tôi và một công ty xuất khẩu lao động có thực hiện ký quỹ. Chúng tôi mỗi bên giao kết hợp đồng cho con tôi đi xuất khẩu lao động sang Hàn. Mỗi bên giao ngân hàng 100 triệu, thời hạn là 12 tháng. Bảo đảm việc lo liệu giấy tờ cho con tôi thuận lợi sang Hàn làm việc. Nếu bên công ty không thể lo liệu thủ tục sau 12 tháng 100 triệu thuộc về nhà tôi. Nếu con tôi đổi ý không đi làm thì mất 100 triệu. Quá thời hạn 1 năm bên công ty kia không chịu xử lý gì. Vậy tôi có được đến ngân hàng lấy 200 triệu ký quỹ kia không?

Luật sư 247 đã phân tích cho các bạn đọc hiểu kỹ hơn về biện pháp ký quỹ:

Căn cứ pháp lý

Nội dung tư vấn

Biện pháp bảo đảm ký quỹ là gì?

Trong một quan hệ nghĩa vụ, theo quy định pháp luật người có quyền nắm thế chủ động. Họ được phép yêu cầu bên kia phải thực hiện công việc, nghĩa vụ. Tuy nhiên trên thực tế việc thực hiện hay không nằm trong ý chí của bên có nghĩa vụ. Bởi lẽ đó, biện pháp bảo đảm mới hình thành. Được sử dụng như cách ràng buộc bên có nghĩa vụ phải thực hiện đúng nghĩa vụ của mình.

Khái niệm ký quỹ quy định tại Điều 330 Bộ luật Dân sự 2015. “Ký quỹ là việc bên có nghĩa vụ gửi một khoản tiền hoặc kim khí quý, đá quý hoặc giấy tờ có giá vào tài khoản phong tỏa tại một tổ chức tín dụng để bảo đảm việc thực hiện nghĩa vụ.

Đối tượng của biện pháp này là tiền, kim khí, đá quý, giấy tờ có giá. Những tài sản này phải tồn tại trên thực tế; không phải tài sản hình thành trong tương lai. Ngân hàng sẽ chiếm giữ, bảo quản các tài sản này dưới sự ủy thác của các bên.

Để biện pháp có độ an toàn cao, tính uy tín. Thông thường các bên chọn ngân hàng giữ tài sản. Ngân hàng sẽ là bên giữ tài sản đối tượng của biện pháp bảo đảm. Tổ chức ngân hàng cũng là nơi xử lý tài sản và thanh toán nghĩa vị của các bên theo thỏa thuận.

Quy định pháp luật biện pháp ký quỹ

Hình thức và thủ tục ký quỹ

Hình thức và thủ tục biện pháp ký quỹ được thực hiện dựa trên quy định pháp luật về ngân hàng. Chủ thể quan hệ bao gồm bên ký quỹ và bên nhận ký quý. Trong đó bên ký quỹ là bên đã gửi một lượng tài sản vào tài khoản ngân hàng để phong tỏa. Còn bên nhận ký quỹ là bên được thanh toán phần tài sản này; nếu bên ký quỹ không thực hiện nghĩa vụ trong thời hạn đã thỏa thuận.

Ngân hàng là bên thứ ba có vai trò giữ tài sản. Và thực hiện nghĩa vụ thanh toán cho bên bị vi phạm đối tượng tài sản đang phong tỏa. Ngoài ra, các bên phải thanh toán phí dịch vụ, phí giữ tài sản cho ngân hàng. Nghĩa vụ tài chính này có thể được thỏa thuận trước đó. Nếu không thỏa thuận ngân hàng vẫn có quyền yêu cầu; phải chứng minh chi phí hợp lý.

Nội dung của biện pháp bảo đảm ký quỹ

Tùy thuộc vào từng loại hợp đồng và thỏa thuận của các bên; lựa chọn mở một hoặc hai tài khoản ký quỹ tại ngân hàng. Các bên đều không được quyền sử dụng tài sản đó khi chưa hoàn thành nghĩa vụ và chấm dứt hợp đồng.

Căn cứ khoản 2 Điều 330 Bộ luật Dân sự 2015 quy định.

Trường hợp bên có nghĩa vụ không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ thì bên có quyền được tổ chức tín dụng nơi ký quỹ thanh toán, bồi thường thiệt hại do bên có nghĩa vụ gây ra, sau khi trừ chi phí dịch vụ.

Tài sản được gửi tài khoản ngân hàng các bên đã chọn. Tài khoản này được phong tỏa cho đến khi chấm dứt hợp đồng. Thủ tục gửi và thanh toán được quy định theo pháp luật ngân hàng.

Sau khi chấm dứt hợp đồng, ngân hàng thông báo xử lý tài sản. Việc xử lý tài sản bảo đảm cần phải được lập thành văn bản. Trong thông báo ghi rõ lý do, cách thức xử lý; thời gian địa điểm xử lý. Thông báo gửi đến đầy đủ các bên trong hợp đồng.

Ý nghĩa sử dụng biện pháp bảo đảm ký quỹ

Biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ mang tính chất bổ sung cho nghĩa vụ chính. Không tồn tại độc lập mà gắn liền với nghĩa vụ khác. Mục đích nâng cao trách nhiệm của các bên trong quan hệ nghĩa vụ. Hoặc nhầm nâng cao trách nhiệm trong giao kết hợp đồng.

Phạm vi bảo đảm không vượt quá phạm vi nghĩa vụ chính. Biện pháp sẽ chỉ được áp dụng khi chủ thể có sự vi phạm nghĩa vụ. Mang chức năng như sự dự phòng; nếu không có vi phạm nghĩa vụ thì không cần dùng đến biện pháp bảo đảm.

So với các biện pháp bảo đảm khác; biện pháp bảo đảm ký quỹ có sự tham gia của bên thứ 3 trong hợp đồng. Và việc lựa chọn ngân hàng là bên thứ 3 là cách tạo nên tính bảo đảm cao. Hạn chế tối đa rủi ro kho khăn trong việc xử lý tài sản khi có bên vi phạm nghĩa vụ. Các tài sản bảo đảm được ngân hàng lưu giữ hợp pháp; không bên nào có thể sử dụng hoặc gây khó khăn ngăn cản việc xử lý.

Thông tin liên hệ

Bài viết “Quy định pháp luật về biện pháp bảo đảm ký quỹ”. Phân tích các quy định của pháp luật về biện pháp ký quỹ. Mong rằng bạn đọc nắm được nội dung và cách sử dụng của việc ký quỹ.

Quý khách hàng hãy đăng ký dịch vụ luật sư của chúng tôi để nhận được tư vấn chuyên nghiệp giải quyết vấn đề pháp lý gọi hotline: 0833.102.102. Hoặc liên hệ qua:

Câu hỏi thường gặp

Ký quỹ và ký cược có gì khác nhau?

Ký cược sử dụng trong hợp đồng thuê tài sản. Ký quỹ được lựa chọn sử dụng đa dạng loại hợp đồng. Ký quỹ được thực hiện thông qua bên thứ ba; thường là tổ chức tín dụng có uy tín cao như ngân hàng. Ký cược giao tài sản trực tiếp cho bên cho mượn. Việc xử lý tài sản bảo đảm của ký cược do bên nhận tài sản tự xử lý; còn bên ký quỹ thông qua ngân hàng.

Tại sao lựa chọn ngân hàng là bên giữ tài sản ký quỹ?

Ký quỹ thực hiện thông qua bên thứ ba. Các chủ thể trong hợp đồng có thể lựa chọn tổ chức tín dụng. Không nhất thiết luôn là ngân hàng. Tuy nhiên, lựa chọn ngân hàng là nơi có uy tín và tính an toàn cao hơn. Do đó, thông thường các bên sẽ thực hiện việc ký quỹ tại ngân hàng. Lựa chọn ngân hàng cụ thể nào do các bên thỏa thuận.

Tài sản trong tài khoản ngân hàng ký quỹ có được sử dụng không?

Tài sản ký quỹ bao gồm tiền, kim khí quý, đá quý hoặc giấy tờ có giá. Sau khi hoàn thành thủ tục ký quỹ các bên giao tài sản cho ngân hàng. Phía ngân hàng sẽ lập tài khoản và phong tỏa nó. Những tài sản này sẽ chỉ được sử dụng khi hợp đồng chấm dứt. Ngân hàng có trách nhiệm, nghĩa vụ xử lý tài sản và giao lại cho chủ thể theo thỏa thuận hợp đồng.

5/5 - (1 bình chọn)
Chuyên mục:
Dân sự

Comments are closed.