Làm chết người do phòng vệ có phạm tội không?

26/12/2021
Làm chết người do phòng vệ có phạm tội không?
908
Views

Làm chết người do phòng vệ có phạm tội không?

Xin chào Luật sư, nếu ai đó tấn công người thân, tôi đánh lại nhằm phòng vệ và gây ra hậu quả chết người thì có bị coi là phạm tội hay không? Tôi xin cảm ơn. Để làm rõ thắc mắc của bạn về vấn đề ” Làm chết người do phòng vệ có phạm tội không?” chúng tôi xin đưa ra câu trả lời như sau:

Căn cứ pháp lí

Bộ Luật hình sự 2015

Theo khoản 1 điều 22 Bộ luật Hình sự năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017),

Phòng vệ chính đáng là hành vi của người vì bảo vệ quyền hoặc lợi ích chính đáng của mình, của người khác hoặc lợi ích của Nhà nước, của cơ quan, tổ chức mà chống trả lại một cách cần thiết người đang có hành vi xâm phạm các lợi ích nói trên. Phòng vệ chính đáng không phải là tội phạm.

Do đó, kẻ cướp nói riêng, người có hành vi vi phạm pháp luật nói chung đang xâm phạm đến tài sản, tính mạng của bạn, của người khác hoặc của Nhà nước, của cơ quan, tổ chức khác, bạn được chống trả một cách cần thiết (không được quá mức cần thiết) để kẻ này dừng hành vi xâm phạm.

  • Ví dụ 1:

Kẻ cướp dùng hung khí tấn công bạn một cách quyết liệt nhằm giết chết bạn để cướp tài sản mà bạn không có cách nào khác để thoát thân và đành phải chống trả lại làm chết kẻ cướp. Trong trường hợp này có thể coi là phòng vệ chính đáng và không phải là tội phạm.

  • Ví dụ 2:

Thấy kẻ cướp giật túi xách của người khác, bạn có thể đánh vào tay để kẻ này dừng hành vi xâm phạm. Tuy nhiên, nếu bạn lấy dao chém vào đầu hắn làm chết người thì lúc đó đã vượt mức cần thiết, không còn được xem là phòng vệ chính đáng.

Theo khoản 2 điều 22, vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng là hành vi chống trả rõ ràng quá mức cần thiết, không phù hợp với tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi xâm hại. Người có hành vi vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng phải chịu trách nhiệm hình sự.

Trong trường hợp vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng làm chết người có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về một trong hai tội danh sau:

Tội Giết người do vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng theo điều 126 (bị phạt cải tạo không giam giữ đến 2 năm hoặc phạt tù từ 3 tháng đến 2 năm; phạm tội đối với 2 người trở lên, thì bị phạt tù từ 2 đến 5 năm).

Tội Cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác do vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng dẫn đến hậu quả chết người theo khoản 3 điều 136 (bị phạt tù từ 1 năm đến 3 năm).

Điều 132 Bộ luật Hình sự 2015, sửa đổi bổ sung 2017

Quy định về tội không cứu giúp người đang ở trong tình trạng nguy hiểm đến tính mạng như sau:

“1. Người nào thấy người khác đang ở trong tình trạng nguy hiểm đến tính mạng, tuy có điều kiện mà không cứu giúp dẫn đến hậu quả người đó chết, thì bị phạt cảnh cáo, phạt cải tạo không giam giữ đến 02 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm

  1. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 01 năm đến 05 năm:

a) Người không cứu giúp là người đã vô ý gây ra tình trạng nguy hiểm;

b) Người không cứu giúp là người mà theo pháp luật hay nghề nghiệp có nghĩa vụ phải cứu giúp.

  1. Phạm tội dẫn đến hậu quả 02 người trở lên chết, thì bị phạt tù từ 03 năm đến 07 năm.
  2. Người phạm tội còn có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm”.

Như vậy, với thông tin cung cấp thì chưa đủ để xác định tội danh một cách cụ thể và chính xác. Để có thể trả lời cho câu hỏi liệu bạn sẽ bị định tội danh gì trong trường hợp này cần phải xem xét kỹ hơn những vấn đề về hành vi phạm tội, điều kiện, hoàn cảnh trong lúc xảy ra xô xát

Mời bạn đọc xem thêm

Trên đây là bài viết tư vấn của chúng tôi về “Làm chết người do phòng vệ có phạm tội không?”. Hy vọng bài viết có ích cho độc giả. Mọi thắc mắc xin vui lòng liên hệ: 0833102102

Cơ quan nào có quyền khởi tố vụ án hình sự bà bị can?

Theo Điều 33 BLTTHS, cơ quan tiến hành tố tụng bao gồm: Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát; Tòa án.
Theo Điều 104 BLTTHS thì tất cả các cơ quan trên đều có quyền khởi tố vụ án hình sự. Tuy nhiên, về thẩm quyền khởi tố bị can, theo Điều 126 BLTTHS thì Tòa án không có quyền khởi tố bị can.

Người làm chứng có thể là người thân thích của bị can, bị cáo?

Theo quy định tại K2 Đ55 BLTTHS quy định về những người không được làm chứng không liệt kê người thân thích của bị can bị cáo. Căn cứ theo khoản 1 Đ55 BLTTHS, nếu người thân thích của bị can bị cáo biết được tình tiết liên quan đến vụ án đều có thể được triệu tập đến làm chứng.

Khái báo có phải nghĩa vụ của người làm chứng không?

Căn cứ vào Điểm b, Khoản 4 Điều 55 BLTTHS quy định: khai báo là nghĩa vụ của người làm chứng.

Đánh giá bài viết
Chuyên mục:
Hình sự

Comments are closed.