Cùng với những nguồn vốn của các nhà đầu tư trong nước và các nhà đầu tư nước ngoài hay vốn của các doanh nghiệp trong nước thực hiện góp vốn thì vẫn tồn tại hay nhắc đến thuật ngữ vốn đầu tư công. Nguồn vốn đầu tư được nhà nước chia ra đã góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế và giải quyết nhiều vấn đề trong xã hội. Vậy quy định chi tiết về vốn đầu tư công ra sao và quy định việc giải ngân vốn đầu tư công là gì? Hãy cùng Luật sư 247 tìm hiểu tại nội dung bài viết dưới đây, hi vọng bài viết mang lại nhiều điều bổ ích đến bạn đọc.
Căn cứ pháp lý
Vốn đầu tư công là gì?
Để hiểu được vốn đầu tư công là gì thì tác giả sẽ giới thiệu cho các bạn đọc hiểu về khái niệm vốn đầu tư là gì. Vốn đầu tư là tiền và tài sản khác theo quy định của pháp luật về dân sự và điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên để thực hiện hoạt động đầu tư kinh doanh.
Vốn đầu tư công theo quy định của Luật đầu tư công thì sẽ bao gồm vốn ngân sách nhà nước, vốn từ nguồn thu hợp pháp của các cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập dành để đầu tư theo quy định của pháp luật. Như vậy, vốn đầu tư công được hiểu là những nguồn vốn của Nhà nước, do Nhà nước tự chi ra để thực hiện dự án đầu tư nào đó có ý nghĩa cộng đồng. Các dự án, công trình hạ tầng này chủ yếu phục vụ cho kinh tế, chính trị hay xã hội…tất cả đều phục vụ cho lợi.
Đối tượng đầu tư công là gì?
Bên cạnh việc bổ sung các khái niệm, Luật đã bổ sung thêm đối tượng đầu tư công tại Điều 5 để phù hợp với tình hình thực tế, bao gồm: Đầu tư phục vụ công tác lập, thẩm định, quyết định hoặc phê duyệt, công bố và điều chỉnh quy hoạch theo quy định của pháp luật về quy hoạch; Cấp bù lãi suất tín dụng ưu đãi, phí quản lý; cấp vốn điều lệ cho các ngân hàng chính sách, quỹ tài chính nhà nước ngoài ngân sách; hỗ trợ các đối tượng chính sách khác theo Quyết định của Thủ tướng Chính phủ. Luật cũng đã bổ sung quy định về việc tách riêng việc bồi thường, hỗ trợ, tái định cư, giải phóng mặt bằng thành dự án độc lập đối với dự án nhóm A, dự án quan trọng Quốc gia.
Giải ngân vốn đầu tư công là gì?
Giải ngân nguồn vốn đầu tư công là việc cơ quan kiểm soát thanh toán, trên cơ sở hồ sơ đề nghị của chủ đầu tư thực hiện việc tạm ứng hoặc thanh toán khối lượng hoàn thành của dự án đã được nghiệm thu theo quy định của pháp luật.
Luật đầu tư công có hiệu lực này đã ban hành thời gian thực hiện và giải ngân vốn kế hoạch đầu tư công trung hạn và hằng năm như sau:
- Thời gian thực hiện và giải ngân vốn kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn trước đến hết ngày 31 tháng 01 năm đầu tiên của kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn sau.
- Thời gian thực hiện và giải ngân vốn kế hoạch đầu tư công hằng năm đến ngày 31 tháng 01 năm sau. Trường hợp bất khả kháng, Thủ tướng Chính phủ quyết định đối với vốn ngân sách trung ương, Hội đồng nhân dân cấp tỉnh quyết định đối với vốn ngân sách địa phương cho phép kéo dài thời gian thực hiện nhưng không quá 31 tháng 12 năm sau.
- Đối với chương trình, dự án sử dụng vốn ODA viện trợ không hoàn lại chưa được dự toán hoặc vượt dự toán được giao, Chính phủ báo cáo Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến trước khi thực hiện và báo cáo Quốc hội tại kỳ họp gần nhất.
Cũng theo báo cáo của Bộ tài chính thì lũy kế giải ngân vốn đầu tư công ngày 31/08/2020 đạt khoảng hơn 221.000 tỷ đồng, đạt được 47% kế hoạch được giao. Như thế có thể thấy chúng ta còn cần phải giải ngân 53% kế hoạch. Tuy nhiên, việc giải ngân này gặp rất nhiều khó khăn và thử thách khi tình trạng dịch bệnh diễn biến ngày càng phức tạp, kinh tế trong và ngoài nước đang bị giảm sút. Đây được xem là áp lực rất lớn, đòi hỏi sự cố gắng của tất cả các Bộ, ngành, địa phương, đặc biệt ở các địa phương có 80% kế hoạch vốn.
Và một phần nào đó, lợi dụng những những quy định trên mà một số cán bộ của các bộ, ngành và địa phương ỷ lại, không tích cực thanh toán kết kế hoạch vốn đầu tư được giao ngay trong năm, làm ảnh hưởng đến kết quả sử dụng vốn đặc biệt của nguồn vốn phải đi vay.
Hiện nay, một trong những nguyên nhân dẫn đến sai sót này chính là công tác chọn lựa nhà thầu chưa thật sự hiểu quả dẫn đến chậm tiến độ thực hiện dự án. Việc lựa chọn nhà thầu không tốt, kém năng lực dẫn đến sau khi ký hợp đồng, việc lựa chọn nhà thầu đã nhận tiền tạm ứng những không tổ chức thi công được. Vốn ngoài nước được giao chưa phù hợp do một số dự án không có khả năng giải ngân đã được giao vốn khá lớn, trong khi đó các dự án có khả năng thực hiện và thanh toán với tỷ lệ cao nhưng chưa được giao đủ vốn so với khả năng thực hiện dẫn đến bị chậm tiến độ dự án, vi phạm đến các điều khoản của Hiệp định vay nước ngoài. Để được điểu chỉnh kế hoạch vốn ngoài nước, phải báo cáo Ủy ban Thường vụ Quốc hội xem xét quyết định và đưa ra những kế hoạch phù hợp với tình hình thực tế.
Các giải pháp để thúc đẩy giải ngân vốn đầu tư công
Hiện nay, tình trạng giải ngân vốn đầu tư công đang gặp rất nhiều khó khăn và thách thức, chính vì vậy cần đặt ra những biện pháp để tháo gỡ nút thắt đó cần sự vào cuộc quyết liệt, mạnh mẽ của các cấp chính quyền địa phương và những cơ quan có liên quan.
Hoạt động đầu tư công đã mang lại nhiều giá trị cho đời sống xã hội. Nhiều mục tiêu đã cải thiện phúc lợi kinh tế hay nâng cao đời sống người dân, cải thiện công bằng xã hội, cải thiện chất lượng môi trường. Nhiều dự án, công trình do thiếu vốn đầu tư mà được nhà nước hỗ trợ để được thành lập, nhiều khu vui chơi, bệnh viện, trường học, siêu thị hay khu mua sắm được nhà nước đầu tư đã góp phần mang lại nhiều lợi ích cho xã hội. Tuy nhiên, việc giải ngân vốn đầu tư lại gặp rất nhiều khó khăn.
Các thủ tục hành chính chưa được đơn giản hóa, phải xét duyệt nhiều cấp, nhiều giai đoạn tại mỗi cơ quan khác nhau gây mất nhiều thời gian. Chính vì vậy, đã hạn chế phần nào việc chủ động, hoạt động kinh tế của các doanh nghiệp này.
Trước tình trạng như vậy, Đảng và Nhà nước ta đã đề xuất nhiều giải pháp trong đó có các giải pháp hiệu quả như sau:
- Sửa đổi cơ chế, chính sách, đơn giản hóa thủ tục hành chính trong một số hoạt động, hoàn thiện khung khổ pháp lý. Một dự án được thực hiện rất quá nhiều thời gian, chi phí vì mỗi một dự án đều phải xin khá nhiều loại giấy phép ở mỗi cơ quan khác nhau. Chưa kể, các cơ quan này chưa có sự thống nhất trong việc xem xét, phê duyệt và ban hành giấy phép cho các doanh nghiệp.
- Tăng cường kỷ luật, kỷ cương; nâng cao trách nhiệm công chức và đạo đức công vụ.
+ Các đơn vị theo chức năng, nhiệm vụ, tăng cường theo dõi, kiểm tra, giám sát việc triển khai thực hiện kế hoạch vốn đầu tư công trong năm, đảm bảo đúng mục tiêu, hiệu quả, tiết kiệm, đúng quy định của pháp luật.
+ Kiên quyết xử lý nghiêm và kịp thời các tổ chức, cá nhân vi phạm và cố tình cản trở, gây khó khăn, làm chậm tiến độ thực hiện và giải ngân kế hoạch vốn đầu tư công. Kịp thời thay thế những cán bộ, công chức, viên chức và người lao động yếu kém hoặc nhũng nhiễu, tiêu cực trong thực thi nhiệm vụ quản lý vốn đầu tư và trong công tác đấu thầu.
+ Đối với các chủ đầu tư không đạt tiến độ theo cam kết, chậm nộp báo cáo quyết toán dự án hoàn thành, không đạt 100% kế hoạch giải ngân vốn đầu tư công quy định trong năm Bộ Xây dựng sẽ xem xét, xử lý trách nhiệm người đứng đầu chủ đầu tư, đồng thời xem xét việc điều chuyển chủ đầu tư dự án, kiên quyết không giao vốn để khởi công mới các dự án khác, không giao làm chủ đầu tư các dự án khác. Người đứng đầu đơn vị phải chịu hình thức kỷ luật cụ thể và chịu hoàn toàn trách nhiệm trước Bộ trưởng Bộ Xây dựng; đồng thời không xem xét đề nghị khen thưởng tập thể, cá nhân của đơn vị trong năm đó.
+ Những đồng chí Thứ trưởng được phân công nhiệm vụ phối hợp với các cơ quan, ban ngành để tập trung chỉ đạo, xử ký, giải quyết công việc theo lĩnh vực được phân công đúng quy chế làm việc.
- Lựa chọn những nhà thầu có chất lượng hơn, thực hiện công tác đấu thầu qua mạng phải đảm bảo nguyên tắc công khai, minh bạch lựa chọn nhà thầu có đủ năng lực. Chủ động tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, bảo đảm tiến độ thi công công trình, nghiêm thu, lập hồ sơ thanh toán ngay khi có khối lượng, thực hiện các thủ tục thanh toán vốn đầu tư tư cho dự án trong thời hạn khoảng thời gian quy định kể từ ngày có khối lượng hoàn thành được nghiệm thu theo quy định, không để dồn thanh toán vào cuối năm, không gây nợ đọng xây dựng cơ bản.
Mời bạn xem thêm:
- Thẩm quyền phê duyệt kế hoạch lựa chọn nhà thầu
- Mẫu quyết định phê duyệt kết quả lựa chọn nhà thầu
- Mẫu quyết định phê duyệt báo cáo kinh tế kỹ thuật
Thông tin liên hệ
Trên đây là nội dung bài viết liên quan đến vấn đề “Quy định pháp luật giải ngân vốn đầu tư công là gì?“. Hy vọng bài viết có ích cho độc giả, Luật sư 247 với đội ngũ luật sư, luật gia và chuyên viên pháp lý dày dặn kinh nghiệm, chúng tôi sẽ cung cấp dịch vụ pháp lý như dịch vụ tư vấn đặt cọc đất. Chúng tôi luôn sẵn sàng lắng nghe mọi thắc mắc của quý khách hàng. Thông tin chi tiết quý khách hàng vui lòng liên hệ qua số hotline: 0833102102
Câu hỏi thường gặp:
Quyết định chủ trương đầu tư không phù hợp với chiến lược, quy hoạch, kế hoạch; không xác định được nguồn vốn và khả năng cân đối vốn; không đúng thẩm quyền, trình tự, thủ tục theo quy định của pháp luật.
Quyết định đầu tư chương trình, dự án khi chưa được cấp có thẩm quyền quyết định chủ trương đầu tư hoặc không đúng với các nội dung về mục tiêu, phạm vi, quy mô, vượt tổng vốn đầu tư của chủ trương đầu tư đã được cấp có thẩm quyền quyết định. Quyết định điều chỉnh tổng vốn đầu tư của chương trình, tổng mức đầu tư của dự án trái với quy định của pháp luật về đầu tư công.
Lợi dụng chức vụ, quyền hạn để chiếm đoạt, vụ lợi, tham nhũng trong quản lý và sử dụng vốn đầu tư công. Nhiều ngân sách được đưa xuống để thực hiện các dự án đầu tư công, tuy nhiên một số bộ phận cán bộ có chức vụ và được giao nhiệm vụ đã tìm cách kê khai khống, làm giả giấy tờ, hồ sơ để có thể trục lợi ngân sách cho bản thân.
Chủ chương trình, chủ đầu tư thông đồng với tổ chức tư vấn, nhà thầu dẫn tới quyết định chủ trương đầu tư, quyết định đầu tư chương trình, dự án gây thất thoát, lãng phí vốn, tài sản của Nhà nước, tài nguyên của quốc gia; làm tổn hại, xâm phạm lợi ích hợp pháp của công dân và của cộng đồng.
Đưa, nhận, môi giới hối lộ. Nhiều chủ đầu tư khi tham gia hoạt động đấu thầu nhưng không đảm bảo chất lượng đã tìm cách hối lộ cho những cán bộ cấp cao có chức năng quản lý và quyết định để có thể được thầu thành công trình. Từ đó, gây ra những hậu quả nghiêm trọng, nhà thầu không đảm bảo, yếu kém gây chậm trễ trong trình thi công.
Yêu cầu tổ chức, cá nhân tự bỏ vốn đầu tư khi chương trình, dự án chưa được quyết định chủ trương đầu tư, chưa được phê duyệt, gây nợ đọng xây dựng cơ bản.
Sử dụng vốn đầu tư công không đúng mục đích, không đúng đối tượng, vượt tiêu chuẩn, định mức theo quy định của pháp luật.
Làm giả, làm sai lệch thông tin, hồ sơ, tài liệu, liên quan đến quyết định chủ trương đầu tư, quyết định đầu tư, triển khai thực hiện chương trình, dự án.
Cố ý báo cáo, cung cấp thông tin không đúng, không trung thực, không khách quan ảnh hưởng đến việc lập, thẩm định, quyết định kế hoạch, chương trình, dự án, theo dõi, đánh giá, kiểm tra, thanh tra và xử lý vi phạm trong triển khai thực hiện kế hoạch, chương trình, dự án.
Cố ý hủy hoại, lừa dối, che giấu hoặc lưu giữ không đầy đủ tài liệu, chứng từ, hồ sơ liên quan đến quyết định chủ trương đầu tư, quyết định đầu tư, triển khai thực hiện chương trình, dự án.
Cản trở việc phát hiện hành vi vi phạm pháp luật về đầu tư công.
Luật quy định Hội đồng nhân dân tỉnh quyết định chủ trương đầu tư nhóm A do địa phương quản lý. Ngoài ra, Luật bổ sung quy định: “Trong trường hợp cần thiết, Hội đồng nhân dân quyết định việc giao cho Ủy ban nhân dân cùng cấp quyết định chủ trương đầu tư dự án quy định tại khoản này phù hợp với mục tiêu, định hướng phát triển, khả năng tài chính và đặc điểm cụ thể của địa phương”
Về thời gian giải ngân vốn, theo quy định hiện hành, các dự án được phép thực hiện và giải ngân trong thời gian 02 năm. Tuy nhiên, trong quá trình thực hiện, tỷ lệ giải ngân của các dự án thường chậm do các nhà thầu thường đợi đủ hồ sơ, khối lượng để thanh toán một lần và tâm lý chờ đợi do được giải ngân 02 năm. Do đó, Luật Đầu tư công năm 2019 chỉ cho phép giải ngân trong thời gian 01 năm