Khi điều khiển phương tiện giao thông thì việc vi phạm lỗi đè vạch liền hay đi sai làn là một trong những lỗi hay gặp phải và đã bị xử phạt. Lỗi đè vạch liền là khi người điều khiển phương tiện tham gia giao thông mà có bánh xe đè lên các vạch kẻ đường không được phép đè lên vạch theo quy định. Trong đó, vạch kẻ đường sẽ được phân loại khác nhau. Vậy khi vi phạm vạch liền sẽ bị xử phạt như thế nào? Xin mời các bạn độc giả cùng tìm hiểu qua bài viết của Luật sư 247 để hiểu và nắm rõ được những quy định về “Lỗi vượt vạch liền” có thể giúp các bạn độc giả hiểu sâu hơn về pháp luật.
Căn cứ pháp lý
Khái niệm về lỗi vượt vạch liền
Luật Giao thông đường bộ năm 2008 không giải thích thế nào là lỗi đè vạch. Tuy nhiên Luật này cũng nhấn mạnh, người tham gia giao thông phải chấp hành hiệu lệnh và chỉ dẫn của hệ thống báo hiệu đường bộ, trong đó có vạch kẻ đường.
Thực tế có thể hiểu đơn giản, lỗi đè vạch là lỗi được xác định khi người điều khiển phương tiện tham gia giao thông mà để bánh xe đè lên hoặc lấn sang các loại vạch kẻ đường không được phép cắt qua.
Hiện nay, theo phụ lục G của QCVN 41:2019/BGTVT, các loại vạch kẻ đường được chia làm 04 nhóm:
– Vạch dọc đường.
– Vạch ngang đường.
– Các loại vạch kẻ đường khác.
Dưới đây là một số vạch kẻ đường phổ biến mà người tham gia giao thông không được phép cắt qua.
– Vạch 1.2 (vạch đơn, nét liền): Phân chia hai chiều xe chạy. Xe không được lấn làn, đè lên vạch.
– Vạch 1.3 (nét liền và là vạch kẻ đôi): Phân chia hai chiều của xe chạy. Người đi xe không được đè lên vạch và không được lấn làn
– Vạch 1.4 (vạch đôi, gồm 1 vạch được kẻ bằng nét đứt và một vạch kẻ bằng nét liền): Phân chia hai chiều của xe chạy. Xe trên làn đường mà tiếp giáp với vạch nét đứt thì được cắt qua. Xe trên làn tiếp giáp với làn kẻ nét liền không được đè vạch, không được lấn làn.
– Vạch 2.2 (vạch đơn, nét liền): Phân chia các làn xe cùng chiều. Xe không được phép chuyển làn hoặc sử dụng làn khác, không được đè lên vạch.
– Vạch 2.3: Vạch giới hạn làn đường được dành riêng/ưu tiên.
+ Vạch nét liền: Các xe khác không đi vào làn xe này.
+ Vạch nét đứt: Các xe khác được dùng làn đường này nhưng phải nhường cho các xe được ưu tiên.
– Vạch 2.4 (vạch kép có một vạch nét đứt và một vạch nét liền): Vạch phân chia các làn xe cùng chiều. Xe đi ở làn tiếp giáp với vạch đứt được cắt qua nếu cần thiết, xe đi ở làn tiếp giáp với vạch liền không được đè vạch và lấn làn bên kia.
– Vạch 4.1 (các vạch liền nét, màu trắng vẽ song song, nghiêng 135o ngược chiều kim đồng hồ): Vạch kênh hóa dòng xe dạng gạch chéo. Các phương tiện phải đi theo tuyến đường quy định, không được lấn vạch hoặc cắt qua vạch trừ những trường hợp khẩn cấp.
– Vạch 4.2 (vạch liền nét, màu trắng được vẽ song song, nghiêng 135o, dạng chữ V): Không được lấn vạch hoặc cắt qua vạch trừ những trường hợp khẩn cấp.
– Vạch 7.1 (vạch liền nét màu trắng, kẻ ngang toàn bộ bề rộng đường của hướng xe chạy): Vạch dừng xe. Dùng để xác định vị trí dừng xe để chờ tín hiệu cho phép đi tiếp.
Phân biệt các lỗi đè vạch liền đường 2 chiều
Vạch 1.1: Vạch vàng nét liền đơn
Ý nghĩa sử dụng: dùng để phân chia hai chiều xe chạy ngược chiều; xe không được lấn làn, không được đè lên vạch.
Vạch 1.2: Vạch đơn, liền nét, màu vàng
Vạch này có bề rộng vạch 15 cm. Vạch này thường sử dụng ở đoạn đường không đảm bảo tầm nhìn vượt xe, nguy cơ tai nạn giao thông đối đầu lớn trên các đường có 2 hoặc 3 làn xe cơ giới và không có dải phân cách giữa.
Vạch 1.3: Vạch vàng nét liền đôi
Ý nghĩa sử dụng: Dùng để phân chia hai chiều xe chạy ngược chiều, xe không được lấn làn, không được đè lên vạch.
– Vạch này thường dùng để phân chia hai chiều xe chạy ngược chiều cho đường có từ 4 làn xe cơ giới trở lên, không có dải phân cách giữa trên đoạn đường không đảm bảo tầm nhìn vượt xe, nguy cơ tai nạn giao thông đối đầu lớn hoặc ở các vị trí cần thiết khác.
– Trường hợp các đường có 2 hoặc 3 làn xe cơ giới, không có dải phân cách giữa có thể sử dụng vạch 1.3 ở các vị trí cần thiết để nhấn mạnh mức độ nguy hiểm, không được lấn làn, không được đè lên vạch. Tác dụng của vạch 1.3 trong trường hợp này tương tự vạch 1.2.
Vạch 1.4: Vạch kết hợp nét liền và nét đứt
Ý nghĩa sử dụng: dùng để phân chia hai chiều xe chạy ngược chiều. Xe trên làn đường tiếp giáp với vạch đứt nét được phép cắt qua và sử dụng làn ngược chiều khi cần thiết; xe trên làn đường tiếp giáp với vạch liền nét không được lấn làn hoặc đè lên vạch.
– Vạch này được sử dụng trên đường có từ 2 làn xe trở lên, không có dải phân giữa, ở các đoạn cần thiết phải cấm xe sử dụng làn ngược chiều theo một hướng xe chạy nhất định để đảm bảo an toàn.
Trường hợp chỉ có một làn xe bên phía tiếp giáp với vạch liền nét, bề rộng của làn đường này phải đáp ứng được điều kiện chuyển động của các loại xe có kích thước lớn được phép tham gia giao thông trên tuyến đường đang xét.
Mức xử phạt đối với lỗi đè vạch liền
Theo Điều 5 Nghị định 100/2019/NĐ-CP của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ ghi rõ:
“Điều 5. Xử phạt người điều khiển xe ô tô và các loại xe tương tự xe ô tô vi phạm quy tắc giao thông đường bộ
1. Phạt tiền từ 200.000 đồng đến 400.000 đồng đối với người điều khiển xe thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây:
a) Không chấp hành hiệu lệnh, chỉ dẫn của biển báo hiệu, vạch kẻ đường, trừ các hành vi vi phạm quy định tại điểm a, điểm d, điểm g, điểm h, điểm i, điểm k khoản 2; điểm a, điểm d, điểm đ, điểm e, điểm k, điểm l, điểm o, điểm r, điểm s khoản 3; điểm b, điểm c, điểm d, điểm đ, điểm I khoản 4; điểm a, điểm c, điểm d, điểm đ, điểm e, điểm g, điểm i khoản 5; điểm a, điểm b khoản 6; điểm a, điểm c khoản 7; điểm a khoản 8 Điều này;
b) Chuyển hướng không nhường quyền đi trước cho: Người đi bộ, xe lăn của người khuyết tật qua đường tại nơi có vạch kẻ đường dành cho người đi bộ; xe thô sơ đang đi trên phần đường dành cho xe thô sơ;
c) Chuyển hướng không nhường đường cho: Các xe đi ngược chiều; người đi bộ, xe lăn của người khuyết tật đang qua đường tại nơi không có vạch kẻ đường cho người đi bộ;
d) Khi dừng xe, đỗ xe không có tín hiệu báo cho người điều khiển phương tiện khác biết;
đ) Khi đỗ xe chiếm một phần đường xe chạy không đặt ngay báo hiệu nguy hiểm theo quy định, trừ hành vi vi phạm quy định tại điểm c khoản 6 Điều này và trường hợp đỗ xe tại vị trí quy định được phép đỗ xe;
e) Không gắn biển báo hiệu ở phía trước xe kéo, phía sau xe được kéo; điều khiển xe kéo rơ moóc không có biển báo hiệu theo quy định;
g) Bấm còi trong đô thị và khu đông dân cư trong thời gian từ 22 giờ ngày hôm trước đến 05 giờ ngày hôm sau, trừ các xe ưu tiên đang đi làm nhiệm vụ theo quy định.”
Phạt từ 200.000 đến 400.000 đồng với lỗi đi đè vạch liền và bị phạt từ 3.000.000 đến 5.000.000 đồng với lỗi đi sai làn đường quy định. Trong lỗi đè vạch thì bạn vẫn đi đúng phần đường của mình nhưng có chèn bánh xe lên vạch kẻ đường, trong lỗi đi sai làn thì xe của bạn đã đi sang làn không dành cho phương tiện của bạn. Ngoài ra, nếu gây tai nạn giao thông thì bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 02 tháng đến 04 tháng.
Mời các bạn xem thêm bài viết
- Pháp luật quy định vượt đèn đỏ là vi phạm gì?
- Vượt đèn đỏ là vi phạm luật gì? Mức xử phạt lỗi vượt đèn đỏ?
- Lỗi vượt đèn đỏ xe máy phạt bao nhiêu năm 2022?
Khuyến nghị
Đội ngũ công ty Luật sư X luôn sẵn sàng lắng nghe, giải đáp, cung cấp dịch vụ liên quan đến tư vấn luật giao thông Với các luật sư có chuyên môn cao cùng kinh nghiệm dày dặn, chúng tôi sẽ hỗ trợ 24/7 giúp bạn tiết kiệm chi phí và ít đi lại.
Thông tin liên hệ
Vấn đề “Lỗi vượt vạch liền” đã được chúng tôi cung cấp qua thông tin bài viết trên. Luật sư 247 luôn có sự hỗ trợ nhiệt tình từ các chuyên viên tư vấn pháp lý, quý khách hàng có vướng mắc hoặc nhu cầu sử dụng dịch vụ pháp lý liên quan như là tư vấn pháp lý về thẩm quyền đăng ký lại khai sinh … vui lòng liên hệ đến hotline 0833.102.102 . Chúng tôi sẽ giải quyết các khúc mắc của khách hàng, làm các dịch vụ một cách nhanh chóng, dễ dàng, thuận tiện.
- FB: www.facebook.com/luatsux
- Tiktok: https://www.tiktok.com/@luatsux
- Youtube: https://www.youtube.com/Luatsux
Câu hỏi thường gặp
Khoản 2, Điều 5, Chương II, Nghị định 100/2019/NĐ-CP ban hành ngày 30/12/2019 đã quy định rõ về mức xử phạt lỗi đè vạch liền trên cầu như sau:
Đối với xe máy: 100.000 – 200.000 đồng.
Đối với xe ô tô: 200.000 – 400.000 đồng.
Quy định tại điểm a, khoản 1, Điều 5 và điểm a, khoản 1, Điều 7, Chương II, Nghị định 100/2019/NĐ-CP ban hành ngày 30/12/2019 về mức phạt lỗi đè vạch kẻ đường khi dừng đèn đỏ được quy định như sau:
Đối với ô tô: 200.000 – 400.000 đồng.
Đối với xe mô-tô, xe gắn máy: 100.000 – 200.000 đồng.
Lỗi đè vạch liền trên cầu là trường hợp người điều khiển phương tiện giao thông tham gia giao thông tại đoạn là cầu, theo đó mức xử phạt hiện nay vẫn được xác định là lỗi không chấp hành vạch kẻ đường dù bất kỳ là đoạn ngã tư hay trên cầu,….. Mức xử phạt đối với xe máy là 100 000 đồng đến 200 000 đồng, xe ô tô mức phạt là 200 000 đồng đến 400 000 đồng.