Quy định mới về hỗ trợ kinh phí đào tạo nhân lực văn hóa nghệ thuật ở nước ngoài

24/08/2022
421
Views

Để phát triển nhân lực thì không chỉ được đào tạo trong nước, rất nhiều đối tượng được nhà nước gửi ra nước ngoài đào tạo, tiếp xúc với điều kiện học tập, bồi dưỡng tốt hơn, tăng khả năng phát triển bản thân. Việc cử ra nước ngoài đào tạo là một trong các dự án của nhà nước để phát triển nhân tài. Theo đó nhà nước sẽ chi trả các khoản chi phí trong thời gian người được cử đi đào tạo nước ngoài. Thông tư 54/2022/TT-BTC được Bộ tài chính ban hành quy định về quản lý, sử dụng kinh phí chi thường xuyên từ ngân sách nhà nước để thực hiện các Đề án đào tạo, bồi dưỡng tài năng trong lĩnh vực văn hóa, nghệ thuật và thể dục thể thao. Để tìm hiểu rõ hơn về các quy định này, Luật sư 247 xin giới thiệu bài viết “Quy định mới về hỗ trợ kinh phí đào tạo nhân lực văn hóa nghệ thuật ở nước ngoài”. Mời bạn đọc cùng tham khảo.

Căn cứ pháp lý

  • Thông tư 54/2022/TT-BTC
  • Quyết định 1437/QĐ-TTg năm 2016 của Thủ tướng Chính phủ
  • Quyết định 1240/QĐ-TTg năm 2018

Quy định về đào tạo, bồi dưỡng nhân lực văn hoá nghệ thuật ở nước ngoài

Việc đào tạo được thực hiện theo Đề án đào tạo, bồi dưỡng nhân lực văn hóa nghệ thuật ở nước ngoài đến năm 2030 theo Quyết định 1437/QĐ-TTg ( sửa đổi bổ sung bởi Quyết định 1240/QĐ-TTg năm 2018) của Thủ tướng Chính phủ. Theo đó:

Mục tiêu

Đào tạo, bồi dưỡng nhân lực văn hóa nghệ thuật ở nước ngoài nhằm bổ sung và phát triển đội ngũ giảng viên, giáo viên, nghiên cứu viên, chuyên gia, văn nghệ sĩ, nguồn nhân lực chất lượng cao, nòng cốt cho sự nghiệp đào tạo, nghiên cứu và biểu diễn văn hóa nghệ thuật của đất nước.

Phấn đấu đến năm 2030, lựa chọn và cử đi đào tạo ở nước ngoài 300 cử nhân, 180 thạc sĩ, 50 tiến sĩ; 40 người có trình độ trung cấp và bồi dưỡng ngắn hạn cho khoảng 360 người là giảng viên, giáo viên, nghiên cứu viên, học sinh, sinh viên các cơ sở đào tạo, nghiên cứu văn hóa nghệ thuật, văn nghệ sĩ thuộc các đơn vị nghệ thuật toàn quốc theo các lĩnh vực, ngành đào tạo của Đề án.

Lĩnh vực đào tạo

Các lĩnh vực sẽ á dụng việc đào tạo này bao gồm: Âm nhạc, mỹ thuật, sân khấu, điện ảnh, múa, xiếc và văn hóa; trong đó ưu tiên đào tạo các ngành, chuyên ngành trong nước chưa có khả năng đào tạo hoặc chất lượng đào tạo chưa cao.

Đối tượng đào tạo, bồi dưỡng

– Đào tạo trình độ đại học cho các đối tượng sau đây:

  •  Học sinh, sinh viên các cơ sở đào tạo văn hóa nghệ thuật trong nước đạt thành tích xuất sắc trong học tập và rèn luyện hoặc đoạt giải thưởng quốc gia, khu vực, quốc tế;
  • Lưu học sinh đã tốt nghiệp trung cấp tại các cơ sở đào tạo văn hóa nghệ thuật ở nước ngoài theo Đề án này được cơ sở đào tạo trong nước cử đi học trung cấp đề nghị dự tuyển trình độ đại học;
  • Học sinh, sinh viên xuất sắc thuộc chương trình đào tạo tài năng tại các cơ sở đào tạo văn hóa nghệ thuật được lựa chọn để gửi đi đào tạo ở nước ngoài với cùng trình độ hoặc trình độ cao hơn.

 Đào tạo trình độ thạc sĩ cho các đối tượng sau đây:

  • Giảng viên, giáo viên, nghiên cứu viên của cơ sở đào tạo, nghiên cứu văn hóa nghệ thuật trong nước được cơ sở đào tạo, nghiên cứu đề nghị dự tuyển trình độ thạc sĩ;
  • Công chức, viên chức, văn nghệ sĩ, có bằng tốt nghiệp ngành, chuyên ngành phù hợp được cơ sở đào tạo nước ngoài tiếp nhận; sinh viên tốt nghiệp có kết quả rèn luyện đạt loại khá trở lên, điểm tốt nghiệp chuyên ngành đạt loại giỏi trở lên tại các cơ sở đào tạo văn hóa nghệ thuật trong nước, có nguyện vọng đi học tập ở nước ngoài để về làm giảng viên, nghiên cứu viên, chuyên gia, văn nghệ sĩ cho các cơ sở đào tạo, nghiên cứu, đơn vị văn hóa nghệ thuật;
  • Lưu học sinh đã tốt nghiệp đại học tại các cơ sở đào tạo ở nước ngoài được cơ sở đào tạo nước ngoài tiếp nhận hoặc cơ sở đào tạo trong nước cử đi học đại học đề nghị dự tuyển trình độ thạc sĩ

Đào tạo trình độ tiến sĩ cho: giảng viên, giáo viên, nghiên cứu viên hoặc các đối tượng là lưu học sinh tốt nghiệp đại học, thạc sĩ ở nước ngoài với kết quả học tập môn chuyên ngành đạt loại giỏi trở lên và được cơ sở đào tạo nước ngoài nhận đào tạo chuyển tiếp trình độ tiến sĩ.

– Đào tạo trình độ trung cấp cho đối tượng học sinh văn hóa nghệ thuật trên toàn quốc có năng khiếu, tài năng đặc biệt cần sớm phát hiện để đào tạo, bồi dưỡng.

Cử đi thực tập, bồi dưỡng ngắn hạn cho các đối tượng sau đây:

  • Giảng viên, giáo viên, nghiên cứu viên, nghiên cứu sinh trong nước cần đi thực tập, bồi dưỡng ngắn hạn ở nước ngoài nhằm phục vụ phát triển chuyên sâu một hướng nghiên cứu khoa học thuộc lĩnh vực văn hóa nghệ thuật;
  • Văn nghệ sĩ thuộc các đơn vị nghệ thuật trong nước đoạt giải tại các cuộc thi, liên hoan trong nước và quốc tế đi thực tập, bồi dưỡng ngắn hạn tại các đơn vị nghệ thuật ở nước ngoài để nâng cao trình độ biểu diễn.

Hỗ trợ kinh phí đào tạo nhân lực văn hóa nghệ thuật ở nước ngoài

Quy định mới về hỗ trợ kinh phí đào tạo nhân lực văn hóa nghệ thuật ở nước ngoài
Quy định mới về hỗ trợ kinh phí đào tạo nhân lực văn hóa nghệ thuật ở nước ngoài

Bộ Tài chính vừa ban hành Thông tư 54/2022/TT-BTC quy định về quản lý, sử dụng kinh phí chi thường xuyên từ ngân sách nhà nước để thực hiện các Đề án đào tạo, bồi dưỡng tài năng trong lĩnh vực văn hóa, nghệ thuật và thể dục thể thao. Thông tư này có hiệu lực thi hành từ 05/10/2022.

Trong thông tư có quy định về nội dung, mức chi thực hiện Đề án “Đào tạo, bồi dưỡng nhân lực văn hóa nghệ thuật ở nước ngoài đến năm 2030”.

Theo đó tùy vào thời hạn đào tạo, bồi dưỡng các chi phí hỗ trợ chi trả sẽ được quy định khác nhau. Cụ thể:

Đối với khóa đào tạo, bồi dưỡng dài hạn (trên 03 tháng) ở nước ngoài

Các khoản chi phí được nhà nước hỗ trợ với các đối tượng này gồm:

Chi phí trả cho cơ sở đào tạo, bồi dưỡng nước ngoài

Các chi phí bắt buộc phải trả cho các cơ sở đào tạo, bồi dưỡng ở nước ngoài, thực hiện thanh toán theo hợp đồng ký kết giữa Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch với cơ sở đào tạo, bồi dưỡng ở nước ngoài hoặc theo mức do cơ sở đào tạo, bồi dưỡng ở nước ngoài thông báo trong giấy báo tiếp nhận học viên (chi bằng đồng đô la Mỹ hoặc bằng đồng tiền của nước sở tại).

Sinh hoạt phí được cấp theo thời gian học tập thực tế ở nước ngoài

Sinh hoạt phí, chi phí làm hộ chiếu, visa và bảo hiểm y tế bắt buộc sẽ theo quy định tại Thông tư số 30/2022/TT-BTC hướng dẫn cơ chế tài chính thực hiện Đề án nâng cao năng lực đội ngũ giảng viên, cán bộ quản lý các cơ sở giáo dục đại học đáp ứng yêu cầu đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo giai đoạn 2019 – 2030.

Sinh hoạt phí được cấp theo thời gian học tập thực tế ở nước ngoài (từ ngày nhập học đến ngày kết thúc khóa học nhưng không vượt quá thời gian ghi trong quyết định cử đi đào tạo, bồi dưỡng của Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch).

Người học được cấp một lượt vé hạng phổ thông từ Việt Nam đến nơi học tập và một lượt vé từ nơi học tập về Việt Nam

Về tiền vé máy bay đi và về (hạng phổ thông): Người học được cấp một lượt vé hạng phổ thông từ Việt Nam đến nơi học tập và một lượt vé từ nơi học tập về Việt Nam (trừ trường hợp được phía bạn đài thọ) trong toàn bộ thời gian đào tạo, bồi dưỡng: Thực hiện thanh toán theo quy định hiện hành về chế độ và định mức chi tiêu ngân sách nhà nước;

Đối với người học dưới 16 tuổi, trong trường hợp nước sở tại yêu cầu phải về nước hàng năm để nghỉ hè và quay trở lại tiếp tục học tập: Người học được cấp các lượt vé hạng phổ thông đi và về theo thực tế (ngoài một lượt vé đi và về theo quy định); người học phải xuất trình thông báo của cơ sở đào tạo yêu cầu phải về nước nghỉ hè hàng năm khi làm thủ tục thanh toán;

Chi phí đi đường

Chi phí đi đường (lệ phí sân bay, chi phí thuê phương tiện đi lại từ sân bay về nơi ở và các chi phí khác có liên quan trong quá trình đi học và về Việt Nam của người học) được cấp một lần với mức khoán là 100 USD/người/cho toàn bộ thời gian đào tạo, bồi dưỡng;

Đối với người học dưới 16 tuổi phải về nước và quay lại nơi học tập nhiều hơn một lần theo quy định, được cấp với mức khoán là 100 USD/người cho mỗi đợt đi và về.

Chi phí chi trả cho bảo mẫu

Trong trường hợp người học dưới 16 tuổi được cử đi học, cơ sở đào tạo yêu cầu phải thuê bảo mẫu trong thời gian học đến khi người học đủ 16 tuổi, chi phí thuê bảo mẫu được thanh toán theo hóa đơn thực tế hoặc thông báo của cơ sở đào tạo tại nơi người học được cử đi đào tạo.

Đối với khóa đào tạo, bồi dưỡng ngắn hạn (dưới 03 tháng) ở nước ngoài

– Đối với các chi phí bắt buộc phải trả cho các cơ sở đào tạo, bồi dưỡng ở nước ngoài: Thực hiện thanh toán theo thông báo hoặc hóa đơn học phí của cơ sở đào tạo, bồi dưỡng ở nước ngoài hoặc chứng từ, hóa đơn hợp pháp do cơ sở dịch vụ ở nước ngoài ban hành hoặc theo hợp đồng cụ thể do cấp có thẩm quyền ký kết (chi bằng đồng đô la Mỹ hoặc bằng đồng tiền của nước sở tại);
– Chi sinh hoạt phí và các khoản chi phí khác (gồm chi phí đi đường, lệ phí làm hộ chiếu, visa, bảo hiểm y tế bắt buộc, vé máy bay khứ hồi): Thực hiện theo quy định tại Thông tư số 102/2012/TT-BTC ngày 21 tháng 6 năm 2012 của Bộ Tài chính quy định chế độ công tác phí cho cán bộ, công chức Nhà nước đi công tác ngắn hạn ở nước ngoài do ngân sách nhà nước đảm bảo kinh phí.

Với đối tượng này sẽ không có gì mới so với quy định cũ.

Thông tin liên hệ

Trên đây là tư vấn về “Quy định mới về hỗ trợ kinh phí đào tạo nhân lực văn hóa nghệ thuật ở nước ngoài”. Mong rằng các kiến thức trên có thể giúp ích cho bạn trong cuộc sồng hằng ngày. Hãy theo dõi chúng tôi để biết thêm nhiều kiến thức bổ ích. Và nếu quý khách có thắc mắc về cách nộp quyết toán thuế tncn online hoặc muốn tham khảo cách xử lý trong trường hợp nộp chậm báo cáo tình hình sử dụng hóa đơn cũng như các vấn đề pháp lý khác của chúng tôi, mời quý khách hàng liên hệ đến hotline để được tiếp nhận.

Liên hệ hotline: 0833102102. Hoặc bạn có thể tham khảo thêm các kênh sau:

Mời bạn xem thêm

Câu hỏi thường gặp

Ngân sách nhà nước chi trả những chi phí nào khi cử người ra nước ngoài đào tạo?

Ngân sách nhà nước sẽ chi trả những khoản sau đây:
a) Chi phí đào tạo bao gồm: Học phí, phí liên quan đến khóa học bắt buộc; sinh hoạt phí, phí đi đường, lệ phí làm hộ chiếu, visa và bảo hiểm y tế ở mức tối thiểu; một vé máy bay khứ hồi (đi và về) cho lưu học sinh trong khóa học; bồi dưỡng bổ sung về ngoại ngữ và lý luận chính trị cho lưu học sinh trước khi ra nước ngoài học tập.
b) Chi phí tổ chức tuyển sinh và giải quyết các thủ tục cần thiết để đưa lưu học sinh ra nước ngoài học tập; xử lý rủi ro, các trường hợp bất khả kháng xảy ra đối với lưu học sinh trong thời gian khóa học.
c) Chi phí về hợp tác đào tạo với các cơ sở đào tạo nước ngoài; kiểm tra, đánh giá việc học tập, nghiên cứu, sinh hoạt của lưu học sinh; quản lý lưu học sinh; khen thưởng lưu học sinh đoạt giải thưởng, thành tích cao.
d) Chi phí quản lý Đề án, chi phí đào tạo trong nước và các chi phí khác có liên quan đến Đề án.

Lưu học sinh là gì?

Lưu học sinh là là từ gọi chung để chỉ người Việt Nam sang nước ngoài học tập. Do quá trình học tập kéo dài và phải lưu lại ở nước ngoài để học nên được gọi chung là lưu học sinh. Lưu học sinh bao gồm 5 diện là:
– Bổ túc sinh
– Sinh viên đại học
– Học sinh trung cấp chuyên nghiệp
– Nghiên cứu sinh
– Thực tập sinh khoa học (để phân biệt với các loại thực tập sinh khác)

Học sinh sẽ được Thủ tướng tặng bằng khen khi nào?

Theo Khoản 4 Điều 3 Nghị định 110/2020/NĐ-CP:
Tặng Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ cho học sinh, sinh viên, học viên đạt một trong các thành tích sau:
a)    Đoạt Huy chương Đồng trong kỳ thi Olympic quốc tế các môn học hoặc giải ba trong kỳ thi nghiên cứu khoa học kỹ thuật quốc tế hoặc Huy chương Bạc trong kỳ thi Olympic châu Á các môn học;
b)    Đoạt Huy chương Đồng trong kỳ thi kỹ năng nghề châu Á hoặc Huy chương Vàng trong kỳ thi kỹ năng nghề Đông Nam Á.


5/5 - (1 bình chọn)
Chuyên mục:
Luật khác

Comments are closed.