Chào Luật sư, tôi muốn hỏi hiện nay vấn đề bảo trợ xã hội được quy định thế nào? Toi nghe nói có quy định mới về bảo trợ xã hội. Những ai là đối tượng được bảo trợ xã hội. Hiện nay tôi là mẹ đơn thân một mình nuôi con nhỏ. Như vậy, tôi có được nhận bảo trợ xã hội hay không theo quy định? Quy định mới về bảo trợ xã hội hiện nay như thế nào? Mức bảo trợ xã hội hiện nay là bao nhiêu? Mong Luật sư tư vấn giúp tôi. Tôi xin chân thành cảm ơn Luật sư.
Căn cứ pháp lý
Bảo trợ xã hội là gì?
Bảo trợ xã hội được hiểu là tổng thể các biện pháp, các chính sách mà Nhà nước và cộng đồng xã hội thừa nhận và tuân thủ nhằm bảo vệ tối đa nhất quyền lợi cho người khuyết tật, cũng như đảm bảo quyền lợi về an sinh xã hội, hỗ trợ kinh tế cũng như một số vấn đề cho người khuyết tật.
Bảo trợ xã hội nhằm giúp những người không may mắn tránh được mối đe dọa của cuộc sống thường nhật hoặc giúp họ vượt qua những khó khăn, ổn định cuộc sống và hòa nhập cộng đồng.
Hồ sơ làm chế độ bảo trợ xã hội bao gồm những gì?
Để thực hiện thủ tục đề nghị trợ cấp xã hội hàng tháng cần chuẩn bị đầy đủ hồ sơ theo quy định tại Điều 7 Nghị định 20/2021/NĐ-CP. Cụ thể bao gồm những giấy tờ sau:
Hồ sơ đề nghị trợ cấp xã hội hàng tháng
- Tờ khai của đối tượng (theo mẫu);
Hồ sơ đề nghị hỗ trợ kinh phí chăm sóc, nuôi dưỡng hàng tháng
- Tờ khai hộ gia đình có người khuyết tật đặc biệt nặng theo Mẫu số 2a ban hành kèm theo Nghị định này;
- Tờ khai nhận chăm sóc, nuôi dưỡng đối tượng bảo trợ xã hội theo Mẫu số 2b ban hành kèm theo Nghị định này;
- Tờ khai của đối tượng được nhận chăm sóc, nuôi dưỡng trong trường hợp đối tượng không hưởng trợ cấp xã hội hàng tháng theo Mẫu số 03 ban hành kèm theo Nghị định này.
Quy định mới về bảo trợ xã hội hiện nay như thế nào?
Mới đây, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 20/2021/NĐ-CP quy định chính sách trợ giúp xã hội đối với đối tượng bảo trợ xã hội. Nghị định này có hiệu lực từ ngày 01/7/2021.
Theo Nghị định, mức chuẩn trợ giúp xã hội áp dụng từ ngày 01/7/2021 là 360.000 đồng/tháng. Mức chuẩn này đã tăng lên so với mức cũ quy định tại Nghị định số 136/2013/NĐ-CP (270.000 đồng/tháng).
Tùy theo khả năng cân đối của ngân sách, tốc độ tăng giá tiêu dùng và tình hình đời sống của đối tượng bảo trợ xã hội, cơ quan có thẩm quyền xem xét, điều chỉnh tăng mức chuẩn trợ giúp xã hội cho phù hợp; bảo đảm tương quan chính sách đối với các đối tượng khác.
8 nhóm đối tượng bảo trợ xã hội hưởng trợ cấp xã hội hàng tháng
Theo quy định tại Điều 5 Nghị định số 20/2021/NĐ-CP, các đối tượng bảo trợ xã hội hưởng trợ cấp xã hội hàng tháng bao gồm:
– Trẻ em dưới 16 tuổi không có nguồn nuôi dưỡng thuộc một trong các trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 5 Nghị định số 20/2021/NĐ-CP, như: Bị bỏ rơi chưa có người nhận làm con nuôi; mồ côi cả cha và mẹ; mồ côi cha hoặc mẹ và người còn lại bị tuyên bố mất tích theo quy định của pháp luật; cả cha và mẹ bị tuyên bố mất tích theo quy định của pháp luật…
– Người thuộc diện quy định tại khoản 1 Điều 5 Nghị định số 20/2021/NĐ-CP đang hưởng trợ cấp xã hội hàng tháng mà đủ 16 tuổi nhưng đang học văn hóa, học nghề, trung học chuyên nghiệp, cao đẳng, đại học văn băng thứ nhất thì tiếp tục được hưởng chính sách trợ giúp xã hội cho đến khi kết thúc học, nhưng tối đa không quá 22 tuổi.
– Trẻ em nhiễm HIV/AIDS thuộc hộ nghèo.
– Người thuộc diện hộ nghèo, hộ cận nghèo chưa có chồng hoặc chưa có vợ; đã có chồng hoặc vợ nhưng đã chết hoặc mất tích theo quy định của pháp luật và đang nuôi con dưới 16 tuổi hoặc đang nuôi con từ 16 đến 22 tuổi và người con đó đang học văn hóa, học nghề, trung học chuyên nghiệp, cao đẳng, đại học văn bằng thứ nhất quy định tại khoản 2 Điều 5 Nghị định số 20/2021/NĐ-CP.
– Người cao tuổi thuộc một trong các trường hợp quy định tại khoản 5 Điều 5 Nghị định số 20/2021/NĐ-CP.
– Người khuyết tật nặng, người khuyết tật đặc biệt nặng theo quy định pháp luật về người khuyết tật.
– Trẻ em dưới 3 tuổi thuộc diện hộ nghèo, hộ cận nghèo không thuộc đối tượng quy định tại các khoản 1, 3 và 6 Điều 5 Nghị định số 20/2021/NĐ-CP đang sống tại địa bàn các xã, thôn vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi đặc biệt khó khăn.
– Người nhiễm HIV/AIDS thuộc diện hộ nghèo không có nguồn thu nhập ổn định hàng tháng như tiền lương, tiền công, lương hưu, trợ cấp bảo bảo hiểm xã hội, trợ cấp xã hội hàng tháng.
Các đối tượng trên được trợ cấp xã hội hàng tháng với mức bằng mức chuẩn trợ giúp xã hội (360.000 đồng/tháng kể từ ngày 01/7/2021) nhân với hệ số tương ứng (quy định chi tiết tại khoản 1 Điều 6 Nghị định này).
Ngoài ra, các đối tượng bảo trợ xã hội đang hưởng trợ cấp xã hội hàng tháng được cấp thẻ bảo hiểm y tế theo quy định của pháp luật về bảo hiểm y tế. Trường hợp thuộc diện được cấp nhiều loại thẻ bảo hiểm y tế thì chỉ được cấp một thẻ bảo hiểm y tế có quyền lợi bảo hiểm y tế cao nhất.
Bên cạnh đó, các đối tượng quy định tại Điều 5 Nghị định số 20/2021/NĐ-CP học giáo dục phổ thông, giáo dục nghề nghiệp, cao đẳng và đại học được hưởng chính sách hỗ trợ về giáo dục, đào tạo và dạy nghề theo quy định của pháp luật.
Các trường hợp trợ giúp xã hội khẩn cấp hiện nay ra sao?
– Hỗ trợ lương thực và nhu yếu phẩm thiết yếu: Hỗ trợ 15 kg gạo/người/tháng trong thời gian 01 tháng cho mỗi đợt hỗ trợ đối với các đối tượng thuộc hộ thiếu đói dịp Tết âm lịch. Hỗ trợ không quá 3 tháng cho mỗi đợt hỗ trợ cho đối tượng thiếu đói do thiên tai, hỏa hoạn, mất mùa, giáp hạt hoặc lý do bất khả kháng khác từ nguồn lực của địa phương và nguồn dự trữ quốc gia. Đối tượng có hoàn cảnh khó khăn do thiên tai, hỏa hoạn, dịch bệnh hoặc lý do bất khả kháng khác mà mất nhà ở và không có khả năng tự bảo đảm các nhu cầu thiết yếu thì được xem xét hỗ trợ từ nguồn lực huy động hoặc nguồn dự trữ quốc gia: lều bạt, nước uống, thực phẩm, chăn màn, xoong nồi, chất đốt, xuồng máy và một số mặt hàng thiết yếu khác phục vụ nhu cầu trước mắt, tại chỗ.
– Hỗ trợ chi phí điều trị người bị thương nặng: Người bị thương nặng do thiên tai, hỏa hoạn; tai nạn giao thông, tai nạn lao động nghiêm trọng hoặc do các lý do bất khả kháng khác tại nơi cư trú được xem xét hỗ trợ với mức tối thiểu bằng 10 lần mức chuẩn trợ giúp xã hội.
– Hỗ trợ chi phí mai táng: Hộ gia đình có người chết, mất tích do thiên tai, hỏa hoạn, dịch bệnh; tai nạn giao thông, tai nạn lao động nghiêm trọng hoặc các lý do bất khả kháng khác được xem xét hỗ trợ chi phí mai táng với mức tối thiểu bằng 50 lần mức chuẩn trợ giúp xã hội.
– Hỗ trợ làm nhà ở, sửa chữa nhà ở:
+ Hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ gia đình có hoàn cảnh khó khăn có nhà ở bị đổ, sập, trôi, cháy hoàn toàn do thiên tai, hỏa hoạn hoặc lý do bất khả kháng khác mà không còn nơi ở thì được xem xét hỗ trợ chi phí làm nhà ở với mức tối thiểu 40.000.000 đồng/hộ.
+ Hộ phải di dời nhà ở khẩn cấp theo quyết định của cơ quan có thẩm quyền do nguy cơ sạt lở, lũ, lụt, thiên tai, hỏa hoạn hoặc lý do bất khả kháng khác được xem xét hỗ trợ chi phí di dời nhà ở với mức tối thiểu 30.000.000 đồng/hộ.
+ Hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ gia đình có hoàn cảnh khó khăn có nhà ở bị hư hỏng nặng do thiên tai, hỏa hoạn hoặc lý do bất khả kháng khác mà không ở được thì được xem xét hỗ trợ chi phí sửa chữa nhà ở với mức tối thiểu 20.000.000 đồng/hộ.
– Hỗ trợ khẩn cấp đối với trẻ em khi cha, mẹ bị chết, mất tích do thiên tai, hỏa hoạn, dịch bệnh hoặc các lý do bất khả kháng khác: Trẻ em có cả cha và mẹ chết, mất tích do thiên tai, hỏa hoạn, dịch bệnh hoặc lý do bất khả kháng khác mà không còn người thân thích chăm sóc, nuôi dưỡng được hỗ trợ theo quy định tại khoản 2 Điều 19 Nghị định số 20/2021/NĐ-CP.
– Hỗ trợ tạo việc làm, phát triển sản xuất: Hộ gia đình có người là lao động chính bị chết, mất tích hoặc hộ gia đình bị mất phương tiện sản xuất chính do thiên tai, hỏa hoạn, dịch bệnh hoặc lý do bất khả kháng khác dẫn đến mất việc làm thì được xem xét trợ giúp tạo việc làm, phát triển sản xuất theo quy định hiện hành.
Mời bạn xem thêm:
- Mẫu hợp đồng chuyển nhượng dự án bất động sản mới năm 2022
- Mẫu hợp đồng cung cấp dịch vụ đầu số 1900 mới năm 2022
- Mẫu hợp đồng thuê nhà ở, công trình xây dựng năm 2022
Thông tin liên hệ
Trên đây là nội dung Luật sư 247 tư vấn về vấn đề “Quy định mới về bảo trợ xã hội hiện nay như thế nào?“. Mong rằng mang lại thông tin hữu ích cho bạn đọc. Nếu quý khách hàng có thắc mắc về các vấn đề pháp lý liên quan như: Thuế môn bài của chi nhánh hạch toán phụ thuộc, lập báo cáo tình hình sử dụng hóa đơn; tra cứu thông báo phát hành hóa đơn điện tử, mẫu thông báo hủy hóa đơn giấy, mẫu thông báo hủy hóa đơn giấy… Mời các bạn tham khảo thêm bài viết tiếng anh của Luật sư 247 tại trang web: Lsxlawfirm. Xin vui lòng liên hệ qua hotline: 0833102102 để nhận được sự tư vấn nhanh chóng. Hoặc liên hệ qua:
Facebook: www.facebook.com/luatsux
Tiktok: https://www.tiktok.com/@luatsux
Youtube: https://www.youtube.com/Luatsux
Câu hỏi thường gặp
Trẻ em dưới 16 tuổi không có nguồn nuôi dưỡng thuộc một trong các trường hợp sau đây:
Bị bỏ rơi chưa có người nhận làm con nuôi;
Mồ côi cả cha và mẹ;
Mồ côi cha hoặc mẹ và người còn lại bị tuyên bố mất tích theo quy định của pháp luật;
Mồ côi cha hoặc mẹ và người còn lại đang hưởng chế độ chăm sóc, nuôi dưỡng tại cơ sở trợ giúp xã hội, nhà xã hội;
Mồ côi cha hoặc mẹ và người còn lại đang trong thời gian chấp hành án phạt tù tại trại giam hoặc đang chấp hành quyết định xử lý vi phạm hành chính tại trường giáo dưỡng, cơ sở giáo dục bắt buộc, cơ sở cai nghiện bắt buộc;
…
Theo quy định của pháp luật hiện hành thì khi bị mắc bệnh tim bẩm sinh chưa được xác định là khuyết tật nặng hoặc đặc biệt nặng để hưởng trợ cấp xã hội hàng tháng.
Nếu được xác định là người khuyết tật nặng hoặc khuyết tật đặc biệt nặng thì đủ điều kiện để làm hồ sơ đề nghị hưởng chế độ trợ cấp xã hội hàng tháng.