Quy định lãi suất cho vay tiêu dùng hiện nay ra sao?

10/09/2022
Quy định lãi suất cho vay tiêu dùng hiện nay ra sao?
383
Views

Chào Luật sư, tôi có để dành được một số tiền. Hiện tại tôi muốn cho vay tiền. Không biết vấn đề lãi suất hiện nay được luật quy định ra sao? Tôi thấy thông thường cho vay bên ngoài thì lãi suất sẽ cao hơn quy định. Quy định lãi suất cho vay tiêu dùng hiện nay ra sao? Cho vay với lãi suất cao thì có bị xử lý hay không? Cho vay nặng lãi có bị xử lý trách nhiệm hình sự không? Mong Luật sư tư vấn giúp tôi. Tôi xin chân thành cảm ơn Luật sư.

Cảm ơn bạn đã tin tưởng dịch vụ của Luật sư 247. Chúng tôi xin được tư vấn cho bạn như sau:

Lãi suất cho vay là gì?

Lãi suất cho vay là lãi suất tính trên số vốn mà bên vay phải trả kèm theo tiền gốc vay. Là giá cả của tiền vay thể hiện dưới hình thức tỉ lệ phần trăm trên số tiền vay theo khoảng thời gian xác định.

Trong kinh doanh ngân hàng, lãi suất cho vay do tổ chức tín dụng và khách hàng vay thỏa thuận phù hợp với quy định của Ngân hàng nhà nước về lãi suất cho vay tại thời điểm kí kết hợp đồng tín dụng.

Lãi suất cho vay là giá cả của tiền vay thể hiện dưới hình thức tỉ lệ phần trăm trên số tiền vay theo khoảng thời gian xác định (tháng, năm). Lãi suất cho vay là nội dung bắt buộc các bên phải thỏa thuận khi kí kết hợp đồng tín dụng.

Quy định lãi suất cho vay 2022 là bao nhiêu phần trăm? Hãy cùng tìm hiểu ngay nhé

Quy định lãi suất cho vay tiêu dùng hiện nay ra sao?
Quy định lãi suất cho vay tiêu dùng hiện nay ra sao?

Quy định lãi suất cho vay tiêu dùng hiện nay ra sao?

Theo quy định tại Điều 468 Bộ luật Dân sự 2015 quy định lãi suất cho vay như sau:

“Điều 468. Lãi suất

1. Lãi suất vay do các bên thỏa thuận.

Trường hợp các bên có thỏa thuận về lãi suất thì lãi suất theo thỏa thuận không được vượt quá 20%/năm của khoản tiền vay, trừ trường hợp luật khác có liên quan quy định khác. Căn cứ tình hình thực tế và theo đề xuất của Chính phủ, Ủy ban thường vụ Quốc hội quyết định điều chỉnh mức lãi suất nói trên và báo cáo Quốc hội tại kỳ họp gần nhất.

Trường hợp lãi suất theo thỏa thuận vượt quá lãi suất giới hạn được quy định tại khoản này thì mức lãi suất vượt quá không có hiệu lực.

2. Trường hợp các bên có thỏa thuận về việc trả lãi, nhưng không xác định rõ lãi suất và có tranh chấp về lãi suất thì lãi suất được xác định bằng 50% mức lãi suất giới hạn quy định tại khoản 1 Điều này tại thời điểm trả nợ.”

Hành vi cho vay nặng lãi có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự không?

Căn cứ theo Điều 201 Bộ luật Hình sự 2015, sửa đổi điểm i khoản 2 Điều 2 Luật sửa đổi Bộ luật Hình sự 2017 quy định:

“Điều 201. Tội cho vay lãi nặng trong giao dịch dân sự

1. Người nào trong giao dịch dân sự mà cho vay với lãi suất gấp 05 lần trở lên của mức lãi suất cao nhất quy định trong Bộ luật dân sự, thu lợi bất chính từ 30.000.000 đồng đến dưới 100.000.000 đồng hoặc đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này hoặc đã bị kết án về tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm, thì bị phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng hoặc phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm.

2. Phạm tội mà thu lợi bất chính 100.000.000 đồng trở lên, thì bị phạt tiền từ 200.000.000 đồng đến 1.000.000.000 đồng hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm.

3. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm.”

Số lợi tiền thu được từ việc cho vay nặng lãi sẽ giải quyết thế nào?

Căn cứ Điều 6 Nghị quyết 01/2021/NQ-HĐTP quy định như sau:

“1. Trường hợp cho vay lãi nặng đã hết thời hạn vay theo thỏa thuận thì số tiền thu lợi bất chính để xác định trách nhiệm hình sự bao gồm tiền lãi và các khoản thu trái pháp luật khác mà người vay phải trả cho người cho vay sau khi trừ đi số tiền lãi tương ứng với mức lãi suất cao nhất theo quy định của Bộ luật Dân sự trong cả kỳ hạn vay.

2. Trường hợp cho vay lãi nặng chưa hết thời hạn vay theo thỏa thuận mà bị phát hiện thì số tiền thu lợi bất chính để xác định trách nhiệm hình sự bao gồm tiền lãi và các khoản thu trái pháp luật khác mà người vay phải trả cho người cho vay sau khi trừ đi số tiền lãi tương ứng với mức lãi suất cao nhất theo quy định của Bộ luật Dân sự tính đến thời điểm cơ quan có thẩm quyền phát hiện và ngăn chặn.

Trường hợp bên vay đã trả tiền lãi trước hạn và các khoản thu trái pháp luật khác thì số tiền thu lợi bất chính để xác định trách nhiệm hình sự bao gồm tiền lãi và các khoản thu trái pháp luật khác mà người vay thực tế đã trả cho người cho vay sau khi trừ đi số tiền lãi tương ứng với mức lãi suất cao nhất theo quy định của Bộ luật Dân sự.”

Và Điều 5 Nghị quyết 01/2021/NQ-HĐTP quy định về xử lý vật, tiền liên quan trực tiếp đến tội phạm như sau:

“1. Tịch thu sung quỹ nhà nước đối với:

a) Khoản tiền, tài sản khác người phạm tội dùng để cho vay;

b) Tiền lãi tương ứng mức lãi suất cao nhất theo quy định của Bộ luật Dân sự mà người phạm tội đã thu của người vay.

c) Tiền, tài sản khác mà người phạm tội có thêm được từ việc sử dụng tiền lãi và các khoản thu bất hợp pháp khác.

2. Trả lại cho người vay tiền thu lợi bất chính mà người phạm tội thực tế đã thu, trừ trường hợp người vay sử dụng tiền vay vào mục đích bất hợp pháp (như đánh bạc, mua bán trái phép chất ma túy, lừa đảo chiếm đoạt tài sản, …) thì khoản tiền thu lợi bất chính bị tịch thu sung quỹ nhà nước.”

Lãi suất bao nhiêu thì được xem là cho vay nặng lãi?

Theo quy định Điều 201 Bộ luật Hình sự 2015 sửa đổi, bổ sung 2017:

”1. Người nào trong giao dịch dân sự mà cho vay với lãi suất gấp 05 lần mức lãi suất cao nhất quy định trong Bộ luật dân sự, thu lợi bất chính từ 30.000.000 đồng đến dưới 100.000.000 đồng hoặc đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này hoặc đã bị kết án về tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm, thì bị phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng hoặc phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm[…]”

Căn cứ vào các quy định trên, lãi suất cao nhất trên tháng là: 5 lần x 1,666% = 8,33%. 

Như vậy chỉ khi mức lãi suất cho vay cao gấp 5 lần mức lãi suất cao nhất pháp luật quy định thì mới cấu thành tội cho vay nặng lãi (lãi suất vượt quá 8,33%/tháng)

Trường hợp bên vay không trả được nợ và phía bên cho vay khởi kiện ra tòa án thì pháp luật chỉ bảo vệ quyền lợi của bên cho vay trong phạm vi lãi suất mà pháp luật cho phép. Phần vượt quá lãi suất sẽ không được pháp luật bảo vệ.

Quy định lãi suất cho vay tiêu dùng hiện nay ra sao?
Quy định lãi suất cho vay tiêu dùng hiện nay ra sao?

Mời bạn xem thêm

Thông tin liên hệ

Trên đây là toàn bộ nội dung tư vấn của chúng tôi về Quy định lãi suất cho vay tiêu dùng hiện nay ra sao?. Nếu quý khách có nhu cầu soạn thảo mẫu đơn xin tạm ngừng kinh doanh; thủ tục giải thể công ty cổ phần; ;cách tra số mã số thuế cá nhân; hoặc muốn sử dụng dịch vụ tạm ngừng kinh doanh, đăng ký phát hành hóa đơn điện tử; thủ tục xin hợp pháp hóa lãnh sự của chúng tôi; mời quý khách hàng liên hệ đến hotline để được tiếp nhận.

Liên hệ hotline: 0833.102.102.

Câu hỏi thường gặp

Cho vay không lãi suất có được phép không?

Trong quy định về hợp đồng vay tài sản tại Điều 468 Bộ luật dân sự đã nêu ở trên thì thỏa thuận lãi suất cho vay là quyền của các bên, có thỏa thuận cũng được mà không thỏa thuận cũng được. Mức lãi suất cho vay bằng 0% hay bao nhiêu là quyền lựa chọn của các bên, hành vi này chỉ vi phạm pháp luật khi:
Thỏa thuận cho vay không lãi suất là trái với quy định của cơ quan, tổ chức cho vay đã ban hành gây thiệt hại cho bên cho vay. Trường hợp này thường xảy ra đối với doanh nghiệp cho cá nhân vay tiền, nên người đại diện doanh nghiệp, tổ chức thực hiện giao dịch sẽ bị truy cứu trách nhiệm.

Cho vay tiêu dùng lãi suất bao nhiêu phần trăm?

Khoản 1 Điều 468 Bộ luật Dân sự 2015 quy định về lãi suất vay như sau:
Lãi suất vay do các bên thỏa thuận.
Trường hợp các bên có thỏa thuận về lãi suất thì lãi suất theo thỏa thuận không được vượt quá 20%/năm của khoản tiền vay, trừ trường hợp luật khác có liên quan quy định khác…

 Lãi suất cho vay tiêu dùng của công ty tài chính được quy định thế nào?

1. Lãi suất cho vay tiêu dùng của công ty tài chính thực hiện theo quy định của Ngân hàng Nhà nước về hoạt động cho vay của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài đối với khách hàng.

2. Công ty tài chính ban hành quy định về khung lãi suất cho vay tiêu dùng áp dụng thống nhất trong toàn hệ thống trong từng thời kỳ, trong đó bao gồm mức lãi suất cho vay cao nhất, mức lãi suất cho vay thấp nhất đối với từng sản phẩm cho vay tiêu dùng.

5/5 - (2 bình chọn)
Chuyên mục:
Luật khác

Comments are closed.