Quy định của pháp luật về xe siêu trường siêu trọng

18/10/2022
Quy định của pháp luật về xe siêu trường siêu trọng
344
Views

Quy định của pháp luật về xe siêu trường siêu trọng như thế nào? Xe siêu trường siêu trọng tham gia giao thông cần điều kiện gì? Nếu các bạn cũng quan tâm vấn đề này thì mời bạn theo dõi bài viết dưới đây của Luật sư 247 nhé!

Căn cứ pháp lý

Xe siêu trường siêu trọng là gì?

Khoản 1 Điều 13 Thông tư 46/2015/TT-BGTVT đã giải thích về phương tiện vận chuyển hàng siêu trường, siêu trọng như sau:

1. Phương tiện vận chuyển hàng siêu trường, siêu trọng là phương tiện có kích thước, tải trọng phù hợp với loại hàng hóa vận chuyển; đồng thời phù hợp với các thông số ghi trong Giấy chứng nhận kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường của xe.

Trong đó:

– Hàng siêu trọng là loại hàng không thể tháo rời, khi xếp lên phương tiện có một trong các kích thước bao ngoài. (tính cả kích thước phương tiện và hàng hóa xếp trên xe) như sau:

+ Chiều dài > 20 m.

+ Chiều rộng > 2,5 m        .

+ Chiều cao (tính từ điểm cao nhất của mặt đường) > 4,2 m; riêng đối với xe chở container là > 4,35 m.

– Hàng siêu trọng là loại hàng không thể tháo rời, có trọng lượng > 32 tấn.

Như vậy, có thể hiểu đơn giản, xe siêu trường siêu trọng là loại xe chuyên dụng dùng để vận chuyển các loại hàng hóa cồng kềnh, không thể tháo rời và có kích thước, trọng lượng lớn.

Các loại xe siêu trường siêu trọng được sử dụng phổ biến hiện nay có thể kể đến như: Moóc sàn, moóc lùn, rơ moóc thủy lực, trailer thủy lực 25 trục, trailer 8 trục, cà nông bẻ lái, mooc tự lái,…

Quy định của pháp luật về xe siêu trường siêu trọng

Xe siêu trường siêu trọng tham gia giao thông cần điều kiện gì?

Theo Điều 14 Thông tư 46/2015/TT-BGTVT, ngoài các điều kiện tham gia giao giao thông áp dụng chung cho các loại phương tiện, xe siêu trường siêu trọng tham gia giao thông còn phải đáp ứng thêm các điều kiện tại Điều 11 Thông tư này, bao gồm:

Quy định của pháp luật về xe siêu trường siêu trọng
Quy định của pháp luật về xe siêu trường siêu trọng

– Phải bảo đảm an toàn giao thông và an toàn cho công trình đường bộ.

– Phải có Giấy phép lưu hành xe quá tải trọng do cơ quan có thẩm quyền cấp và tuân thủ các quy định được ghi trong Giấy phép lưu hành xe.

– Không được chở hàng hóa quá khối lượng cho phép theo thiết kế của nhà sản xuất. Hoặc khối lượng cho phép ghi trong Giấy chứng nhận kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường của xe.

Cùng với đó, người điều khiển xe siêu trường siêu trọng tham gia giao thông cũng được yêu cầu phải tuân thủ các điều kiện quy định ghi trong Giấy phép lưu hành xe. Đồng thời tuân thủ chỉ dẫn của người điều hành hỗ trợ dẫn đường, hộ tống (nếu có).

Mức phạt vi phạm quy định về chờ hàng siêu trường, siêu trọng

Nếu vi phạm các quy định liên quan đến vận chuyển hàng siêu trường, siêu trọng, người điều khiển phương tiện sẽ bị xử phạt theo Điều 25 Nghị định 100/2019/NĐ-CP, được sửa đổi, bổ sung bởi Nghị định 123/2021/NĐ-CP như sau:

STTLỗi vi phạmMức phạt
1Chở hàng siêu trường, siêu trọng không có báo hiệu kích thước của hàng theo quy định;02 – 03 triệu đồng
Tước GPLX từ 01 – 03 tháng
2Không thực hiện đúng quy định trong Giấy phép lưu hành, trừ các hành vi nêu ở mục 3, 5, 6, 7.02 – 03 triệu đồng
Tước GPLX từ 01 – 03 tháng
3Chở hàng siêu trường, siêu trọng có Giấy phép lưu hành còn giá trị sử dụng nhưng kích thước bao ngoài của xe (sau khi đã xếp hàng lên xe) vượt quá quy định trong Giấy phép lưu hành.08 – 10 triệu đồng
Tước GPLX từ 02 – 04 tháng
 
4Chở hàng siêu trường, siêu trọng không có Giấy phép lưu hành hoặc có Giấy phép lưu hành nhưng đã hết giá trị sử dụng hoặc sử dụng Giấy phép lưu hành không do cơ quan có thẩm quyền cấp.13 – 15 triệu đồng
Tước GPLX từ 02 – 04 tháng
Tịch thu Giấy phép lưu hành
 
5– Chở hàng siêu trường, siêu trọng có Giấy phép lưu hành còn giá trị sử dụng nhưng tổng trọng lượng (sau khi đã xếp hàng lên xe) vượt quá quy định trong Giấy phép lưu hành.
– Chở hàng siêu trường, siêu trọng có Giấy phép lưu hành còn giá trị sử dụng nhưng đi không đúng tuyến đường/chở không đúng loại hàng quy định trong Giấy phép lưu hành.
13 – 15 triệu đồng
Tước GPLX từ 02 – 04 tháng
 

Lưu ý:

Ngoài việc bị áp dụng hình thức xử phạt, nếu vi phạm các lỗi nói trên gây hư hại cầu, đường, người vi phạm còn bị áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả là Buộc khôi phục lại tình trạng ban đầu đã bị thay đổi do vi phạm gây ra.

CSGT có quyền kiểm tra hàng hóa trên xe không?

Khi yêu cầu người tham gia giao thông dừng xe để kiểm soát, CSGT có quyền kiểm soát các nội dung nêu tại khoản 2 Điều 10 Thông tư 65/2020/TT-BCA như sau:

– Kiểm soát các giấy tờ có liên quan đến người và phương tiện giao thông;

– Kiểm soát các điều kiện tham gia giao thông của phương tiện giao thông;

– Kiểm soát việc chấp hành các quy định của pháp luật về hoạt động vận tải đường bộ.

Trong đó, Điều 64 Luật Giao thông đường bộ giải thích về hoạt động vận tải đường bộ như sau:

1. Hoạt động vận tải đường bộ gồm hoạt động vận tải không kinh doanh và hoạt động kinh doanh vận tải đường bộ…

2. Kinh doanh vận tải đường bộ gồm kinh doanh vận tải hành khách, kinh doanh vận tải hàng hóa.

Theo đó, CSGT có quyền kiểm soát hoạt động sử dụng phương tiện giao thông đường bộ để vận chuyển người, hàng hóa trên đường.

Trước đây, Thông tư 01/2016 của Bộ Công an đã giải thích cụ thể về nội dung kiểm soát hoạt động vận tải đường bộ gồm: quy cách, kích thước, trọng lượng, tính hợp pháp của hàng hoá,… Nhưng đến Thông tư 65/2020/TT-BCA, nội dung giải thích này đã bị bãi bỏ, đồng thời cũng không có quy định thay thế.

Dù vậy, hiện nay, theo Nghị định 100/2019/NĐ-CP, CSGT là người có thẩm quyền xử phạt các lỗi liên quan đến hàng hóa được chở trên phương tiện như: xếp hàng hóa trên xe vượt quá giới hạn; vận chuyển hàng hóa vượt quá trọng tải; chằng buộc hàng hóa không bảo đảm an toàn; chở hàng hóa vượt quá kích thước bao ngoài của xe…

Thông tin liên hệ

Trên đây là quan điểm của Luật sư 247 về Quy định của pháp luật về xe siêu trường siêu trọng”. Chúng tôi hi vọng rằng bạn có thể vận dụng các kiến thức trên để sử dụng trong công việc và cuộc sống. Để biết thêm thông tin chi tiết hoặc cần tư vấn về dịch vụ thám tử; thủ tục thu hồi đất; thành lập công ty liên doanh, đăng ký bảo hộ nhãn hiệu, hợp pháp hóa lãnh sự ở hà nội,… Vui lòng liên hệ qua hotline: 0833 102 102.

Hoặc qua các kênh sau:

Có thể bạn quan tâm:

Câu hỏi thường gặp

Nguyên tắc vận tải hàng siêu trường, siêu trọng

– Việc vận chuyển hàng siêu trường, siêu trọng phải sử dụng xe vận tải phù hợp với loại hàng và phải có giấy phép sử dụng đường bộ do cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp.
– Xe vận chuyển hàng siêu trường, siêu trọng phải chạy với tốc độ quy định trong giấy phép và phải có báo hiệu kích thước của hàng. Trường hợp cần thiết phải bố trí người chỉ dẫn giao thông để bảo đảm an toàn giao thông….

Quy định về cách xếp hàng hóa trên xe mô tô, xe gắn máy như thế nào?

Không được xếp hàng hóa, hành lý vượt quá bề rộng giá đèo hàng theo thiết kế của nhà sản xuất. Theo quy định, mỗi bên 0,3 mét, vượt quá phía sau giá đèo hàng là 0,5 mét. Chiều cao xếp hàng hóa tính từ mặt đường xe chạy không vượt quá 1,5 mét.

Điều khiển xe lạng lách hoặc đánh võng trên đường bộ bị xử phạt ra sao?

Điểm b Khoản 7 Điều 5 Nghị định 100/2019/NĐ-CP quy định như sau:
” 7. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 12.000.000 đồng; đối với người điều khiển xe thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây:
b) Điều khiển xe lạng lách, đánh võng; chạy quá tốc độ đuổi nhau trên đường bộ. Dùng chân điều khiển vô lăng xe khi xe đang chạy trên đường;”
Ngoài việc bị phạt tiền, người điều khiển xe còn bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 02 tháng đến 04 tháng. Nếu tái phạm thì bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 03 tháng đến 05 tháng.

5/5 - (1 bình chọn)
Chuyên mục:
Giao thông

Comments are closed.