Quy định của pháp luật về việc quảng cáo thuốc hiện nay

24/06/2021
Quy định của pháp luật về việc quảng cáo thuốc
2713
Views

Quy định của pháp luật hiện hành về quảng cáo và khuyến mại thuốc. Điều kiện quảng cáo khuyến mại thuốc.Quảng cáo và khuyến mại là hai hình thức xúc tiến thương mại mà các thương nhân đã và đang áp dụng một cách triệt để trên mọi phương tiện, trong mọi thời điểm và với mọi loại hàng hóa, dịch vụ. Do đó, người tiêu dùng có thể dễ dàng thu nhận được thông tin, từ đó mà có những kiến thức nhất định về sản phẩm và dịch vụ được quảng cáo. Nếu như pháp luật thả nổi việc quảng cáo và khuyến mại thuốc thì rất dễ khiến cho người dân có những tri thức sai lệch về thuốc, từ đó mà có tình trạng sử dụng thuốc bừa bãi, không đúng cách, gây ảnh hưởng đến sức khỏe. Chính vì thế, hiện nay, pháp luật đã có những quy định cụ thể điều chỉnh vấn đề quảng cáo và khuyến mại thuốc.

Xin chào Luật sư! Luật sư cho hỏi: Cho tôi hỏi về nghị quyết nào quy định những loại dược phẩm nào có quyền quảng cáo trên tivi và radio. Rất mong nhận được sự phản hồi của luật sư! Tôi xin cảm ơn

Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi đến chúng tôi. Luật sư 247 sẽ giải đáp thắc mắc của bạn như sau:

Căn cứ pháp lý

Nội dung tư vấn

Pháp luật quy định về các sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ cấm quảng cáo

– Tại Điều 7 Luật quảng cáo năm 2012 quy định về các sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ cấm quảng cáo như sau:

“Điều 7. Sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ cấm quảng cáo

1. Hàng hóa, dịch vụ cấm kinh doanh theo quy định của pháp luật.

2. Thuốc lá.

3. Rượu có nồng độ cồn từ 15 độ trở lên.

4. Sản phẩm sữa thay thế sữa mẹ dùng cho trẻ dưới 24 tháng tuổi, sản phẩm dinh dưỡng bổ sung dùng cho trẻ dưới 06 tháng tuổi; bình bú và vú ngậm nhân tạo.

5. Thuốc kê đơn; thuốc không kê đơn nhưng được cơ quan nhà nước có thẩm quyền khuyến cáo hạn chế sử dụng hoặc sử dụng có sự giám sát của thầy thuốc.

6. Các loại sản phẩm, hàng hóa có tính chất kích dục.

7. Súng săn và đạn súng săn, vũ khí thể thao và các loại sản phẩm, hàng hóa có tính chất kích động bạo lực.

8. Các sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ cấm quảng cáo khác do Chính phủ quy định khi có phát sinh trên thực tế”.

Quy định quảng cáo thuốc

– Tại Điều 79 Luật dược năm 2016 quy định về quảng cáo thuốc như sau:

“Điều 79. Quảng cáo thuốc

1. Việc quảng cáo thuốc thực hiện theo đúng nội dung quảng cáo đã được Bộ Y tế xác nhận và theo quy định của pháp luật về quảng cáo có liên quan.

Trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ đề nghị xác nhận nội dung quảng cáo thuốc, Bộ Y tế thẩm định và cấp giấy xác nhận nội dung quảng cáo thuốc. Trường hợp không cấp giấy xác nhận nội dung quảng cáo hoặc có yêu cầu sửa đổi, bổ sung nội dung quảng cáo, Bộ Y tế phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.

2. Điều kiện đối với thuốc được quảng cáo được quy định như sau:

a) Thuộc Danh mục thuốc không kê đơn;

b) Không thuộc trường hợp hạn chế sử dụng hoặc sử dụng dưới sự giám sát của thầy thuốc theo khuyến cáo của cơ quan nhà nước có thẩm quyền;

c) Giấy đăng ký lưu hành thuốc còn thời hạn hiệu lực tại Việt Nam.

3. Chính phủ quy định chi Tiết nội dung quảng cáo thuốc, hồ sơ, thủ tục tiếp nhận, thẩm định và xác nhận nội dung quảng cáo thuốc”.

Quy định về cấm quảng cáo thuốc

– Tại Điều 6 Luật dược năm 2016 quy định về cấm quảng cáo thuốc trong các trường hợp sau:

“10. Quảng cáo trong trường hợp sau đây:

a) Quảng cáo thuốc khi chưa được cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền xác nhận nội dung hoặc không đúng với nội dung đã được xác nhận;

b) Sử dụng chứng nhận chưa được Bộ Y tế công nhận, sử dụng lợi ích vật chất, lợi dụng danh nghĩa của tổ chức, cá nhân, các loại biểu tượng, hình ảnh, địa vị, uy tín, thư tín, thư cảm ơn để quảng cáo thuốc;

c) Sử dụng kết quả nghiên cứu lâm sàng, kết quả nghiên cứu tiền lâm sàng, kết quả kiểm nghiệm, kết quả thử tương đương sinh học chưa được Bộ Y tế công nhận để quảng cáo thuốc”.

Như vậy, căn cứ vào quy định của Luật quảng cáo và Luật dược thì chỉ quy định cấm quảng cáo đối với thuốc kê đơn; thuốc không kê đơn nhưng được cơ quan nhà nước có thẩm quyền khuyến cáo hạn chế sử dụng hoặc sử dụng có sự giám sát của thầy thuốc.

Cấm quảng cáo thuốc khi chưa được cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền xác nhận nội dung hoặc không đúng với nội dung đã được xác nhận; sử dụng chứng nhận chưa được Bộ Y tế công nhận, sử dụng lợi ích vật chất, lợi dụng danh nghĩa của tổ chức, cá nhân, các loại biểu tượng, hình ảnh, địa vị, uy tín, thư tín, thư cảm ơn để quảng cáo thuốc; sử dụng kết quả nghiên cứu lâm sàng, kết quả nghiên cứu tiền lâm sàng, kết quả kiểm nghiệm, kết quả thử tương đương sinh học chưa được Bộ Y tế công nhận để quảng cáo thuốc.

Đối với câu hỏi của bạn “những loại dược phẩm nào có quyền quảng cáo trên tivi và radio” , hiện tại pháp luật không quy định rõ ràng cho những loại dược phẩm nào có quyền quảng cáo trên tivi và radio.

Mời bạn xem thêm bài viết:

Trên đây là tư vấn của Luật sư 247 về vấn đề “Quy định của pháp luật về việc quảng cáo thuốc“. Nếu có thắc gì thì xin vui lòng liên hệ: 0833102102 để được tư vấn và hỗ trợ kịp thời.

Câu hỏi thường gặp

Quảng cáo gian dối thuốc 3 đời có bị pháp luật cấm?

Hành vi quảng cáo gian dối bán thuôc 3 đời là hành vi cấm trong hoạt động quảng cáo.Theo điều 8 luật quảng cáo 2012 quy định về hành vi bị cấm trong hoạt động quảng cáo như sau:”…1.Quảng cáo không đúng hoặc gây nhầm lẫn về khả năng kinh doanh, khả năng cung cấp sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ của tổ chức, cá nhân kinh doanh sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ; về số lượng, chất lượng, giá, công dụng, kiểu dáng, bao bì, nhãn hiệu, xuất xứ, chủng loại, phương thức phục vụ, thời hạn bảo hành của sản phẩm, hàng hoá, dịch vụ đã đăng ký hoặc đã được công bố.”

Quảng cáo sai sự thật bị phạt đến 5 năm tù?

1. Người nào quảng cáo gian dối về hàng hóa, dịch vụ, đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này hoặc đã bị kết án về tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm, thì bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng hoặc phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm.
2. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 nămCăn cứ vào quy định trên, với tội danh này, hình thức xử phạt có thể áp dụng phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến  50.000.000 đồng. Hoặc Phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm. Bên cạnh đó, hình thức xử phạt bổ sung cũng có thể được đặt ra với người vi phạm là Cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm.Quảng cáo là quyền, nhưng quảng cáo đúng quy định nó là nghĩa vụ. Đừng để mình bị xử phạt chỉ vì vài lời quảng cáo nhé!

5/5 - (1 bình chọn)
Chuyên mục:
Dân sự

Trả lời