Hoạt động cho vay không còn là điều gì quá mới mẻ; đây đã là một hoạt động nhận được sự quan tâm của xã hội nói chung và pháp luật nói riêng. Có thể thấy hoạt động cho vay luôn tiềm ẩn những rủi ro nhất định. Bởi vậy mà đòi hỏi phải có sự bảo đảm trong hoạt động này. Đặc biệt để đảm bảo cho việc vay tránh khỏ những rủi ro không đang có thì hoạt động vay có thể chấp đang nhận được sự quan tâm. Tuy nhiên không phải ai cũng hiểu hết các quy định của pháp luật về vay thế chấp. Vậy pháp luật quy định như thế nào về hình thức vay có thế chấp. Hãy cùng với chúng tôi tìm hiểu kĩ hơn qua bài viết dưới đây nhé.
Căn cứ pháp lý
Nội dung tư vấn
Vay thế chấp là gì?
Theo quy định của bộ luật dân sự 2015, hợp đồng vay tài sản là sự thỏa thuận giữa các bên.
Theo đó, bên cho vay giao tài sản cho bên vay. Khi đến hạn trả, bên vay phải hoàn trả cho bên cho vay tài sản cùng loại theo đúng số lượng, chất lượng và chỉ phải trả lãi nếu có thỏa thuận hoặc pháp luật có quy định.
Ngoài ra, theo quy định tại Điều 317 của Bộ luật dân sự 2015:
- Thế chấp tài sản là việc một bên dùng tài sản thuộc sở hữu của mình để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ và không giao tài sản cho bên kia.
- Tài sản thế chấp do bên thế chấp giữ. Các bên có thể thỏa thuận giao cho người thứ ba giữ tài sản thế chấp.
Do tài sản thế chấp đều có đăng ký quyền sở hữu nên người nhận thế chấp không thể xác lập quyền sở hữu đối với tài sản này. Như vậy, vay thế chấp là hình thức cho vay có tài sản đảm bảo; tài sản đảm bảo này có thể là: Sổ đỏ; ô tô; hàng hoá; máy móc; thiết bị…
Khi đi vay thế chấp; người đi vay vẫn có quyền sở hữu tài sản; nhưng bên cho vay sẽ giữ các giấy tờ liên quan. Chỉ khi người vay không thể trả được nợ thì lúc đó phải chuyển sở hữu tài sản cho bên cho vay để thanh lý trừ nợ.
Hình thức của vay thế chấp
Pháp luật hiện hành không có quy định về hình thức; do đó mà vay thế chấp có thể được lập thành văn bản hoặc lời nói.
Tuy nhiên, trong một số trường hợp việc vay thế chấp bắt buộc phải lập thành văn bản phải công chứng; chứng thực và phải thực hiện thủ tục đăng ký giao dịch bảo đảm; cụ thể tại Điều 4 Nghị định 102/2017/NĐ-CP như sau :
- Thế chấp quyền sử dụng đất
- Thế chấp tài sản gắn liền với đất trong trường hợp tài sản đó đã được chứng nhận quyền sở hữu trên Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất; quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất
- Thế chấp tàu biển
Ngoài ra, khi có yêu cầu của các bên trong giao dịch, các giao dịch vay thế chấp sau có thể được đăng kí biện pháp bảo đảm:
- Thế chấp tài sản là động sản khác
- Thế chấp tài sản gắn liền với đất hình thành trong tương lai
Các tài sản có thế chấp
Tài sản thế chấp có thể là vật; quyền tài sản; giấy tờ có giá; có thể là tài sản hiện có; tài sản hình thành trong tương lai; tài sản đang cho thuê; tài sản đang cho mượn.
Nhưng tài sản thế chấp phải là tài sản thuộc quyền sở hữu của bên thế chấp.
- Tài sản đảm bảo là vật như phương tiện giao thông; kim khí đá quý; máy móc thiết bị;…
- Tài sản đảm bảo là các giấy tờ có giá trị như trái phiếu, cổ phiếu, chứng chỉ tiền gửi; thương phiếu, tín phiếu, và các giấy tờ khác trị giá được bằng tiền.
- Tài sản đảm bảo là quyền tài sản như quyền tác giả; quyền sở hữu công nghệ; quyền được nhận bảo hiểm; quyền góp vốn kinh doanh; quyền khai thác tài nguyên; các quyền tài sản khác.
Quyền và nghĩa vụ các bên trong hoạt vay
Quyền và nghĩa vụ của bên thế chấp
Bên thế chấp tài sản có các nghĩa vụ sau đây:
- Giao giấy tờ liên quan đến tài sản thế chấp trong trường hợp các bên có thỏa thuận; trừ trường hợp luật có quy định khác.
- Bảo quản; giữ gìn tài sản thế chấp.
- Áp dụng các biện pháp cần thiết để khắc phục; kể cả phải ngừng việc khai thác công dụng tài sản thế chấp nếu do việc khai thác đó mà tài sản thế chấp có nguy cơ mất giá trị; giảm sút giá trị.
- Khi tài sản thế chấp bị hư hỏng thì trong một thời gian hợp lý bên thế chấp phải sửa chữa; thay thế bằng tài sản khác có giá trị tương đương; trừ trường hợp có thỏa thuận khác.
- Cung cấp thông tin về thực trạng tài sản thế chấp cho bên nhận thế chấp.
- Giao tài sản thế chấp cho bên nhận thế chấp để xử lý khi thuộc một trong các trường hợp xử lý tài sản bảo đảm quy định tại Điều 299 của Bộ luật dân sự năm 2015
- Thông báo cho bên nhận thế chấp về các quyền của người thứ ba đối với tài sản thế chấp, nếu có; trường hợp không thông báo thì bên nhận thế chấp có quyền hủy hợp đồng thế chấp tài sản; yêu cầu bồi thường thiệt hại; duy trì hợp đồng và chấp nhận quyền của người thứ ba đối với tài sản thế chấp.
- Không được bán, thay thế, trao đổi, tặng cho tài sản thế chấp
Bên thế chấp có các quyền sau đây:
- Được khai thác công dụng; hưởng hoa lợi; lợi tức từ tài sản; trừ trường hợp hoa lợi, lợi tức cũng thuộc tài sản thế chấp theo thoả thuận.
- Được đầu tư để làm tăng giá trị của tài sản thế chấp.
- Được bán, thay thế tài sản thế chấp; nếu tài sản đó là hàng hoá luân chuyển trong quá trình sản xuất, kinh doanh.
- Được bán, trao đổi; tặng cho tài sản thế chấp không phải là hàng hóa luân chuyển trong quá trình sản xuất; kinh doanh, nếu được bên nhận thế chấp đồng ý.
- Được cho thuê, cho mượn tài sản thế chấp nhưng phải thông báo cho bên thuê; bên mượn biết về việc tài sản cho thuê; cho mượn đang được dùng để thế chấp và phải thông báo cho bên nhận thế chấp biết.
- Nhận lại tài sản thế chấp do người thứ ba giữ; khi nghĩa vụ được bảo đảm bằng thế chấp chấm dứt; được thay thế bằng biện pháp bảo đảm khác.
Quyền và nghĩa vụ của bên nhận thế chấp
Nghĩa vụ của bên nhận thế chấp, bao gồm:
- Trả các giấy tờ cho bên thế chấp sau khi chấm dứt thế chấp đối với trường hợp các bên thỏa thuận bên nhận thế chấp giữ giấy tờ liên quan đến tài sản thế chấp.
- Thực hiện thủ tục xử lý tài sản thế chấp theo đúng quy định của pháp luật.
Quyền của bên nhận thế chấp
- Xem xét, kiểm tra trực tiếp tài sản thế chấp; nhưng không được cản trở; gây khó khăn cho việc hình thành; sử dụng, khai thác tài sản thế chấp.
- Yêu cầu bên thế chấp phải cung cấp thông tin về thực trạng tài sản thế chấp.
- Yêu cầu bên thế chấp áp dụng các biện pháp cần thiết để bảo toàn tài sản; giá trị tài sản trong trường hợp có nguy cơ làm mất giá trị hoặc giảm sút giá trị của tài sản do việc khai thác, sử dụng.
- Thực hiện việc đăng ký thế chấp theo quy định của pháp luật.
- Yêu cầu bên thế chấp hoặc người thứ ba giữ tài sản thế chấp giao tài sản đó cho mình để xử lý khi bên thế chấp không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ.
- Giữ giấy tờ liên quan đến tài sản thế chấp trong trường hợp các bên có thỏa thuận, trừ trường hợp luật có quy định khác.
- Xử lý tài sản thế chấp khi thuộc trường hợp quy định tại Điều 299 của Bộ luật dân sự 2015.
Mời bạn đọc xem thêm
- Có được đòi nợ khi người vay tiền chết hay không?
- Giải quyết tranh chấp về các khoản nợ chung khi ly hôn
Thông tin liên hệ
Luật sư 247 là đơn vị Luật uy tín; chuyên nghiệp, được nhiều cá nhân và tổ chức đặt trọn niềm tin. Để biết thêm thông tin chi tiết và nhận thêm sự tư vấn, giúp đỡ của Luật sư 247 hãy liên hệ 0833102102.
Câu hỏi thường gặp
Thế chấp tài sản là một trong những biện pháp bảo đảm phổ biến khi thực hiện hợp đồng cho vay. Trong đó, khoản 3 Điều 295 Bộ luật Dân sự quy định: Tài sản bảo đảm có thể là tài sản hiện có hoặc tài sản hình thành trong tương lai.
Thông thường khi thế chấp tài sản hình thành trong tương lai, các ngân hàng; tổ chức tín dụng thường yêu cầu khách hàng cung cấp các loại giấy tờ chứng minh nguồn gốc; giá trị và quyền sở hữu tài sản.
Tại khoản 2 Điều 108 Bộ luật Dân sự năm 2015 quy định về tài sản hình thành trong tương lai như sau:
– Tài sản chưa hình thành;
– Tài sản đã hình thành nhưng chủ thể xác lập quyền sở hữu tài sản sau thời điểm xác lập giao dịch.
Theo đó, tài sản hình thành trong tương lai được hiểu là tài sản chưa tồn tại; đang được đầu tư; xây dựng vào thời điểm xem xét nhưng chắc chắn sẽ có và hình thành trong tương lai; là tài sản đã hình thành nhưng mới thuộc sở hữu tại thời điểm giao kết giao dịch và chưa chuyển giao quyền sở hữu.
Căn cứ điều 179 khoản 1 luật đất đai, hộ gia đình – cá nhân được quyền thế chấp quyền sử dụng đất đai tại ngân hàng khi sử dụng đất thuộc một trong những loại đất sau:
Nhà nước giao trong hạn mức đối với đất nông nghiệp.
Đất được thu tiền sử dụng khi Nhà nước giao.
Đất được trả tiền một lần cho cả thời gian thuê đối với đất đi thuê.
Đất đã được Nhà nước công nhận có quyền sử dụng đất.
Đất được nhận tặng cho, nhận thừa kế, đất chuyển đổi, chuyển nhượng.