Quy định của pháp luật về tội buôn lậu

04/01/2022
Quy định của pháp luật về tội buôn lậu
643
Views

Quy định của pháp luật về tội buôn lậu

Buôn lậu được hiểu một cách đơn giản nhất là việc đưa hàng hóa vào tiêu thụ tại thị trường Việt Nam vượt qua biên giới; không thông qua con đường chính ngạch là nhập khẩu qua các cửa khẩu hải quan theo đúng quy định của pháp luật. Hãy cùng Luật sư X tìm hiểu các quy định của pháp luật về tội buôn lậu.

Căn cứ pháp lí

Bộ Luật Hình sự năm 2015, sửa đổi bổ sung năm 2017

Khái niệm buôn lậu

Buôn lậu là (Hành vi) buôn bán hàng hóa trái phép qua biên giới.

Điều 188 Bộ luật Hình sự 2015, sửa đổi bổ sung 2017, buôn lậu là hành vi buôn bán qua biên giới hoặc từ khu phi thuế quan vào nội địa hoặc ngược lại trái pháp luật hàng hóa, tiền Việt Nam, ngoại tệ, kim khí, đá quý,…

Việc buôn bán trái pháp luật trên thể hiện thông qua hoạt động trao đổi hàng hóa mà không khai báo; khai báo gian dối, dùng giấy tờ giả mạo, dấu diếm hàng hóa không có giấy tờ hợp lệ; trốn tránh sự kiểm soát của hải quan, bộ đội biên phòng nhằm mục đích thu lợi bất chính.

Đối tượng của tội buôn lậu

Đối tượng của hành vi phạm tội buôn lậu bao gồm: hàng hóa; tiền Việt Nam; ngoại tệ; kim khí; đá quý; di vật; cổ vật; …. Cụ thể:

  • Hàng hóa là sản phẩm được làm ra trong quá trình sản xuất;, có thể thỏa mãn nhu cầu nào đó của con người và dùng để trao đổi trên thị trường. Ví dụ, các loại hàng hóa tiêu dùng trong đời sống hàng ngày như ti vi, tủ lạnh, xe máy,…

Khái niệm hàng hóa rất rộng và bao gồm tất cả sản phẩm; trừ một số loại hàng hóa đặc biệt được quy định riêng với các tội phạm khác như: các chất ma túy; vũ khí quân dụng và phương tiện kỹ thuật;…

  • Tiền Việt Nam: Đồng tiền ở đây không thực hiện chức năng trao đổi thanh toán mà là hàng hóa; là đối tượng của hành vi mua, bán. Đồng tiền là đối tượng của tội buôn lậu phải là Tiền Việt Nam hiện hành do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam phát hành;
  • Ngoại tệ: Là tiền nước ngoài đang lưu hành; không phải đồng tiền do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam phát hành;
  • Kim khí đá quý: Là các loại kim khí thuộc loại quý hiếm dạng tự nhiên làm từ kim khí quý theo danh mục do Nhà nước Việt Nam ban hành như: vàng, bạc, bạch kim,…
  • Đá quý: Là các loại đá tự nhiên và các loại thành phẩm từ đá quý theo danh mục do Nhà nước Việt Nam ban hành;
  • Di vật là vật được lưu truyền lại có giá trị lịch sử, văn hóa, khoa học (Theo Luật di sản văn hóa 2001);
  • Cổ vật là hiện vật được lưu truyền lại, có giá trị tiêu biểu về lịch sử văn hóa, khoa học, có từ một trăm năm tuổi trở lên (Theo Luật di sản văn hóa).

Yếu tố cấu thành tội buôn lậu

Mặt khách quan

  • Về hành vi. Có hành vi buôn bán trái phép từ nước ngoài vào Việt Nam hoặc từ Việt Nam ra nước ngoài các đối tượng sau đây: Hàng hoá; Tiền đồng Việt Nam, ngoại tệ (như USD, Yên…); Kim khí quý, đá quý (vàng, bạc, kim cương…); Vật phẩm thuộc di tích lịch sử, văn hoá; Hàng cấm (bị Nhà nước cấm lưu thông).

Việc buôn bán trái phép được thể hiện ở chỗ mua hoặc bán không có giấy phép hoặc không đúng với nội dung giấy phép xuất, nhập khẩu và các quy định khác của Nhà nước về hải quan (ví dụ: Giấy phép nhập khẩu là máy móc, thiết bị dùng cho sản xuất nông nghiệp nhưng thực tế lại mua bán máy móc sử dụng cho tiêu dùng như tủ lạnh, xe gắn máy, ti vi…)

Trường hợp kinh doanh xuất nhập khẩu đúng giấy phép nhưng khai không đúng số lượng (khai ít hơn số lượng thực nhập); hoặc nhập vượt quá mức mà giấy phép xuất; nhập khẩu cho phép thì cũng bị coi là buôn lậu nhưng chỉ truy cứu trách nhiệm đối với phần chưa khai; hoặc xuất nhập khẩu vượt mức cho phép.

Thủ đoạn được thể hiện qua việc khai báo gian dối (nhiều hay ít, mặt hàng này lại khai là mặt hàng khác..); giả mạo giấy tờ, giấu giếm hàng, tiền… hoặc đi vòng tránh khỏi khu vực cửa khẩu để trốn tránh sự kiểm soát của cơ quan có thẩm quyền.

Thời điểm hoàn thành tội phạm này tính từ thời điểm đưa hàng; tiền qua biên giới một cách trái phép vào Việt Nam. Tuy nhiên nếu là đưa hàng; tiền từ Việt Nam ra nước ngoài (theo chúng tôi) thì không nhất thiết tính từ thời điểm qua biên giới Việt Nam.

  • Về giá trị hàng phạm pháp làm căn cứ để truy cứu trách nhiệm hình sự.

Đối với hàng hoá, tiền tệ Việt Nam, ngoại tệ; kim khí quý, đá quý phải có giá trị từ một trăm triệu đồng trở lên.

Tội vận chuyển trái phép hàng hoá, tiền tệ qua biên giới; Tội sản xuất, tàng trữ, vận chuyển, buôn bán hàng cấm; Tội sản xuất, buôn bán hàng giả; Tội sản xuất, buôn bán hàng giả là lương thực, thực phẩm, thuốc chữa bệnh, thuốc phòng bệnh …

Đồng thời cho đến thời điểm có hành vi buôn lậu bị phát hiện; thì vẫn chưa được xoá án tích đối với việc phạm các tội nêu trên; mà còn vi phạm về hành vi buôn lậu và không phải thuộc các trường hợp quy định tại các điều sau đây: Tội sản xuất trái phép chất ma túy ; Tội tàng trữ, vận chuyển, mua bán trái phép hoặc chiếm đoạt chất ma tuý; Tội tàng trữ, vận chuyển, mua bán hoặc chiếm đoạt tiền chất dùng vào việc sản xuất trái phép chất ma tuý …

Đối với hàng cấm thì phải có số lượng lớn (theo hướng dẫn của cơ quan có thẩm quyền); hoặc đã bị xử phạt hành chính về hành vi buôn lậu và một trong các hành vi quy định tại các điều trên; hoặc đã bị kết án về một trong các tội quy định tại các điều luật này; chưa được xoá án tích mà còn vi phạm về hành vi buôn lậu nhưng không thuộc các trường hợp quy định tại các điều như nêu cụ thể ở trên.

Đối với vật phẩm thuộc di tích lịch sử, văn hoá thì điều luật không quy định cụ thể mức tối thiểu giá trị vật phạm pháp; vì những vật phẩm loại này chứa đựng những giá trị tinh thần (vô giá) mà không thể tính được bằng tiền.

Khách thể của tội buôn lậu:

Hành vi phạm tội buôn lậu xâm phạm đến hoạt động quản lý kinh tế nhà nước về xuất khẩu, nhập khẩu.

Mặt chủ quan của tội buôn lậu:

Người phạm tội thực hiện tội phạm này với lỗi cố ý.

Chủ thể của tội buôn lậu:

Chủ thể của tội buôn lậu là bất kỳ người, pháp nhân nào có năng lực trách nhiệm hình sự.

Khung hình phạt tội buôn lậu đối với cá nhân

Phạt tiền từ 50 – 300 triệu đồng hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm với các trường hợp

  • Giá trị tài sản buôn lậu trị giá từ 100 đến dưới 300 triệu đồng;
  • Giá trị tài sản buôn lậu trị giá dưới 100 triệu đồng nhưng thuộc một trong các trường hợp sau đây:

Đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi buôn lậu;
Đã bị xử phạt vi phạm hành chính về một trong các hành vi quy định về tội vận chuyển trái phép hàng hóa, tiền tệ qua biên giới (Điều 189); tội sản xuất, buôn bán hàng cấm (Điều 190) …của Bộ luật Hình sự;
Đã bị kết án về một trong các tội trên, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm.

  • Buôn lậu vật phạm pháp là di vật, cổ vật.

Phạt tiền từ 300 triệu-1,5 tỷ đồng; hoặc phạt tù từ 03-07 năm khi phạm tội buôn lậu thuộc một trong các trường hợp:

  • Phạm tội có tổ chức;
  • Có tính chất chuyên nghiệp;
  • Vật phạm pháp trị giá từ 300 đến dưới 500 triệu đồng;
  • Thu lợi bất chính từ 100 đến dưới 500 triệu đồng;
  • Vật phạm pháp là bảo vật quốc gia;
  • Lợi dụng chức vụ, quyền hạn;
  • Lợi dụng danh nghĩa cơ quan, tổ chức;
  • Phạm tội 02 lần trở lên;
  • Tái phạm nguy hiểm.

Phạt tiền từ 1,5-5 tỷ đồng; hoặc phạt tù từ 07-15 năm khi phạm tội buôn lậu thuộc các trường hợp

  • Vật phạm pháp trị giá từ 500 triệu đến dưới 1 tỷ đồng;
  • Thu lợi bất chính từ 500 triệu đến dưới 1 tỷ đồng.

Phạt tù từ 12 năm đến 20 năm nếu thuộc một trong các trường hợp:

  • Vật phạm pháp trị giá 01 tỷ đồng trở lên;
  • Thu lợi bất chính 01 tỷ đồng trở lên;
  • Lợi dụng chiến tranh, thiên tai, dịch bệnh hoặc hoàn cảnh đặc biệt khó khăn khác.

Như vậy, mức phạt nặng nhất với tội buôn lậu quy định với cá nhân là phạt tù từ 12 – 20 năm. Cùng với đó, người phạm tội buôn lậu còn có thể bị áp dụng một trong các hình phạt bổ sung là phạt tiền từ 20 – 100 triệu đồng; cấm đảm nhiệm chức vụ; cấm hành nghề; hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm; hoặc tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản.

Khung hình phạt tội buôn lậu đối với pháp nhân thương mại

Điều 188 quy định khung hình phạt đối với pháp nhân thương mại như sau:

Phạt tiền từ 300 triệu – 01 tỷ đồng khi:

  • Thực hiện hành vi buôn lậu với giá trị vật phẩm phạm pháp trị giá từ 200 triệu đến dưới 300 triệu đồng;
  • Thực hiện hành vi buôn lậu với giá trị vật phẩm phạm pháp trị giá dưới 200 triệu đồng nhưng là di vật, cổ vật;
  • Hàng hóa; tiền Việt Nam; ngoại tệ; kim khí quý, đá quý trị giá từ 100 triệu đến dưới 200 triệu đồng nhưng đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi quy định tại Điều này; hoặc tại một trong các điều 189, 190, 191, 192, 193, 194, 195, 196 và 200 của Bộ luật Hình sự; hoặc đã bị kết án về một trong các tội này, chưa đượcxóa án tích mà còn vi phạm.

Phạt tiền từ 01 – 03 tỷ đồng nếu phạm tội buôn lậu thuộc một trong các trường hợp:

  • Có tổ chức;
  • Có tính chất chuyên nghiệp;
  • Vật phạm pháp trị giá từ 300 triệu đến dưới 500 triệu đồng;
  • Thu lợi bất chính từ 100 triệu đến dưới 500 triệu đồng;
  • Vật phạm pháp là bảo vật quốc gia;
  • Phạm tội 02 lần trở lên;
  • Tái phạm nguy hiểm.

Phạt tiền từ 03 – 07 tỷ đồng nếu phạm tội buôn lậu mà vật phạm pháp trị giá từ 500 triệu đến dưới 1 tỷ đồng hoặc thu lợi bất chính từ 500 triệu đến dưới 1 tỷ đồng.

Phạt tiền từ 07 – 15 tỷ đồng hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn từ 06 tháng đến 03 năm khi phạm tội thuộc một trong các trường hợp:

  • Vật phạm pháp trị giá 01 tỷ đồng trở lên;
  • Thu lợi bất chính 01 tỷ đồng trở lên;
  • Lợi dụng chiến tranh, thiên tai, dịch bệnh hoặc hoàn cảnh đặc biệt khó khăn khác.

Đình chỉ hoạt động vĩnh viễn trong trường hợp lĩnh vực mà pháp nhân thương mại phạm tội gây thiệt hại; hoặc có khả năng thực tế gây thiệt hại đến tính mạng của nhiều người; gây sự cố môi trường; hoặc gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội; và không có khả năng khắc phục hậu quả gây ra; hoặc pháp nhân thương mại được thành lập chỉ để thực hiện tội phạm.

Theo quy định trên; mức phạt tiền cao nhất với pháp nhân thương mại khi phạm tội buôn lậu là từ 07 – 15 tỷ đồng hoặc nặng hơn là có thể bị đình hoạt động vĩnh viễn.

Ngoài ra, pháp nhân thương mại còn có thể bị áp dung một số hình phạt bổ sung là phạt tiền từ 50 – 300 triệu đồng; cấm kinh doanh, cấm hoạt động trong một số lĩnh vực nhất định; hoặc cấm huy động vốn từ 01 – 03 năm.

Xem thêm:

Trên đây là bài viết tư vấn về “Quy định của pháp luật về tội buôn lậu”. Hy vọng bài viết có ích cho độc giả. Mọi thắc mắc xin vui lòng liên hệ: 0833102102

Câu hỏi thường gặp:

Đồng phạm tội buôn lậu có những dạng nào?

Hành vi cố ý cử từ 02 người trở lên nhằm mục đích đưa hàng hóa vượt qua biên giới hoặc từ khi phi thuế quan vào nội địa và ngược lại dùng để tiêu thụ trong thị trường mà không thông qua sự kiểm duyệt của hải quan để trốn thuế hoặc buôn bán các mặt hàng bị cấm được xem là đồng phạm của tội buôn lậu.

Tội buôn lậu có phải là vận chuyển trái phép hàng hóa không?

Người phạm tội buôn lậu thường nhằm mục đích mua bán trái phép để mua đi bán lại vì lợi ích kiếm lời động cơ vụ lợi.
Khác với tội buôn lậu, người có hành vi phạm tội vận chuyển trái phép hàng hóa không nhằm vào mục đích mua bán, vụ lợi.
Vì vậy buôn lậu không phải là vận chuyển trái phép hàng hóa.

5/5 - (1 bình chọn)
Chuyên mục:
Hình sự

Comments are closed.