Quy định chế độ làm việc của giáo viên phổ thông như thế nào?

16/11/2023
Quy định chế độ làm việc của giáo viên phổ thông
227
Views

Giáo viên các cấp đều có chế độ làm việc được pháp luật quy định rõ ràng. Có thể thấy, học sinh trung học phổ thông có khối lượng kiến thức cần tiếp thu khá lớn cho nên các tiết dạy học của giáo viên phổ thông thường sẽ nhiều hơn so với giáo viên trung học cơ sở và giáo viên tiểu học. Vậy quy định chế độ làm việc của giáo viên phổ thông như thế nào? Hãy tham khảo bài viết dưới đây của Luật sư 247 để biết thêm những quy định này nhé!

Căn cứ pháp lý

  • Văn bản hợp nhất số 03/VBHN-BGDĐT

Quy định chế độ làm việc của giáo viên phổ thông

Học sinh trung học phổ thông là đối tượng chuẩn bị thi đại học cho nên việc cung cấp nhiều tiết học để bồi dưỡng kiến thức thì vô cùng quan trọng. Do đó, chế độ làm việc của giáo viên phổ thông khá nặng. Theo quy định tại Điều 5 Văn bản hợp nhất số 03/VBHN-BGDĐT quy định về chế độ làm việc của giáo viên phổ thông như sau:

“1. Thời gian làm việc của giáo viên tiểu học trong năm học là 42 tuần, trong đó:

a) 35 tuần dành cho việc giảng dạy và các hoạt động giáo dục theo quy định về kế hoạch thời gian năm học;

b) 05 tuần dành cho học tập, bồi dưỡng nâng cao trình độ;

c) 01 tuần dành cho việc chuẩn bị năm học mới;

d) 01 tuần dành cho việc tổng kết năm học.

2. Thời gian làm việc của giáo viên trung học cơ sở và trung học phổ thông trong năm học là 42 tuần, trong đó:

a) 37 tuần dành cho việc giảng dạy và hoạt động giáo dục theo quy định về kế hoạch thời gian năm học;

b) 03 tuần dành cho học tập, bồi dưỡng nâng cao trình độ;

c) 01 tuần dành cho việc chuẩn bị năm học mới;

d) 01 tuần dành cho việc tổng kết năm học.

2a. Thời gian làm việc của giáo viên trường dự bị đại học là 42 tuần, trong đó:

a) 28 tuần dành cho việc giảng dạy và hoạt động giáo dục theo quy định về kế hoạch năm học;

b) 12 tuần dành cho học tập, bồi dưỡng nâng cao trình độ, xây dựng tài liệu, nghiên cứu khoa học và một số hoạt động khác theo kế hoạch năm học;

c) 01 tuần dành cho việc chuẩn bị năm học mới;

d) 01 tuần dành cho việc tổng kết năm học.

3. Thời gian nghỉ hàng năm của giáo viên gồm: nghỉ hè, nghỉ tết âm lịch, nghỉ học kỳ và các ngày nghỉ khác, cụ thể như sau:

a) Thời gian nghỉ hè hàng năm của giáo viên là 02 tháng (bao gồm cả nghỉ hàng năm theo quy định của Bộ Luật lao động), được hưởng nguyên lương và các phụ cấp (nếu có);

b) Thời gian nghỉ tết âm lịch, nghỉ học kỳ theo quy định của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo;

c) Các ngày nghỉ khác theo quy định của Bộ Luật lao động.

Căn cứ kế hoạch năm học, quy mô, đặc điểm, điều kiện cụ thể của từng trường, Hiệu trưởng bố trí thời gian nghỉ hàng năm cho giáo viên một cách hợp lý theo đúng quy định.

Định mức tiết dạy của giáo viên các cấp như thế nào?

Biên chế giáo viên mỗi cấp sẽ có định mức tiết dạy. Định mức tiết dạy được pháp luật quy định cụ thể để giáo viên các cấp ở các trường trên khắp Việt Nam có thể áp dụng. Theo quy định tại Điều 6 Văn bản hợp nhất số 03/VBHN-BGDĐT quy định về định mức tiết dạy của giáo viên các cấp như sau:

Định mức tiết dạy là số tiết lý thuyết hoặc thực hành của mỗi giáo viên phải giảng dạy trong một tuần, cụ thể như sau:

  • Định mức tiết dạy của giáo viên tiểu học là 23 tiết, giáo viên trung học cơ sở là 19 tiết, giáo viên trung học phổ thông là 17 tiết.
  • Định mức tiết dạy của giáo viên trường phổ thông dân tộc nội trú là 17 tiết ở cấp trung học cơ sở, 15 tiết ở cấp trung học phổ thông.

Định mức tiết dạy của giáo viên trường phổ thông dân tộc bán trú là 21 tiết ở cấp tiểu học, 17 tiết ở cấp trung học cơ sở.

Định mức tiết dạy của giáo viên trường, lớp dành cho người tàn tật, khuyết tật là 21 tiết đối với giáo viên ở cấp tiểu học, 17 tiết đối với giáo viên ở cấp trung học cơ sở.

  • Định mức tiết dạy của giáo viên trường dự bị đại học là 12 tiết.

Giáo viên làm Tổng phụ trách Đội Thiếu niên tiền phong Hồ Chí Minh trường hạng I dạy 2 tiết một tuần, trường hạng II dạy 1/3 định mức tiết dạy, trường hạng III dạy 1/2 định mức tiết dạy của giáo viên cùng cấp học. Việc phân hạng các trường phổ thông theo quy định hiện hành.

Những công chức làm cho nhà nước, ở vị trí cố định đều phục vụ nhu cầu ở người dân như Bộ công an làm giấy từ hành chính, mẫu giấy ủy quyền thừa kế đất đai, giải quyết vấn đề giấy tờ. Giáo viện làm trong ngành giáo dục đều sẽ có quy định khi làm việc từng lĩnh vực.

Quy định chế độ làm việc của giáo viên phổ thông
Quy định chế độ làm việc của giáo viên phổ thông

Quy đổi các hoạt động chuyên môn khác ra tiết dạy như thế nào?

Như chúng ta đã thấy, ngoài những tiết dạy học trên lớp, giáo viên phải tổ chức cho học sinh của mình tham gia những hoạt động khác theo sự sắp xếp, phân công của Hiệu trưởng. Theo quy định pháp luật, những tiết hoạt động này sẽ được quy đổi ra tiết dạy học. Do đó, giáo viên không cần phải dạy bù. Dưới đây là quy định pháp luật cụ thể.

Giáo viên dạy môn chuyên tại các trường chuyên, lớp chuyên, 1 tiết dạy môn chuyên được tính bằng 3 tiết định mức.

Ngoài nhiệm vụ giảng dạy chính ở trên lớp, giáo viên phải thực hiện những hoạt động chuyên môn và các hoạt động khác theo sự phân công của hiệu trưởng. Việc quy đổi những hoạt động này ra tiết dạy để tính số giờ giảng dạy cho từng giáo viên được thực hiện như sau:

  • Đối với giáo viên được huy động làm cộng tác viên thanh tra, thời gian làm việc quy đổi được tính theo Thông tư số 31/2014/TT-BGDĐT ngày 16 tháng 9 năm 2014 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 54/2012/TT-BGDĐT ngày 21 tháng 12 năm 2012 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định về cộng tác viên thanh tra giáo dục;
  • Đối với giáo viên được huy động tham gia công tác hướng dẫn, bồi dưỡng, tập huấn chuyên môn, nghiệp vụ do Phòng Giáo dục và Đào tạo, Sở Giáo dục và Đào tạo, Bộ Giáo dục và Đào tạo tổ chức thì 1 tiết hướng dẫn, bồi dưỡng, tập huấn thực tế được tính bằng 1,5 tiết định mức;
  • Báo cáo ngoại khóa và hoạt động trải nghiệm sáng tạo cho học sinh do nhà trường tổ chức (có giáo án/kế hoạch dạy học hoặc đề cương báo cáo) thì mỗi tiết báo cáo thực tế được tính bằng 1,5 tiết dạy định mức;
  • Hiệu trưởng nhà trường căn cứ tình hình thực tế quy định việc quy đổi tiết dạy đối với các công việc chuyên môn khác sau khi có ý kiến đồng ý của Trưởng phòng Giáo dục và Đào tạo, Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo, Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo theo phân cấp quản lý đối với các cơ sở giáo dục.

Tiết dạy của hiệu trưởng, phó hiệu trưởng thực hiện theo quy định:

  • Dạy các nội dung trong chương trình giáo dục phổ thông và đặc thù (nếu có) đối với trường phổ thông và khung chương trình đối với trường dự bị đại học do Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành, hướng dẫn;
  • Đảm bảo số tiết theo quy định về định mức tiết dạy đối với hiệu trưởng, phó hiệu trưởng được quy định tại Thông tư này và công khai tại hội nghị công chức, viên chức hàng năm của nhà trường.

Khuyến nghị

Đội ngũ luật sư, luật gia cùng chuyên viên, chuyên gia tư vấn pháp lý với kinh nghiệm nhiều năm trong nghề, chúng tôi có cung cấp dịch vụ tư vấn luật dân sự Luật sư 247 với phương châm “Đưa luật sư đến ngay tầm tay bạn” chúng tôi đảm bảo với quý khách hàng sự UY TÍN – CHẤT LƯỢNG – CHUYÊN NGHIỆP.

Thông tin liên hệ

Trên đây là nội dung liên quan đến vấn đề Quy định chế độ làm việc của giáo viên phổ thông. Nếu quý khách hàng đang có bất kỳ băn khoăn hay thắc mắc đến dịch vụ soạn thảo mẫu giấy ủy quyền thừa kế đất đai cần được giải đáp, các Luật sư, luật gia chuyên môn sẽ tư vấn, giúp đỡ tận tình, hãy gọi cho chúng tôi qua số hotline 0833102102 để được tư vấn nhanh chóng, hiệu quả.

Mời bạn xem thêm

Câu hỏi thường gặp

Nhiệm vụ của giáo viên là gì?

Nhiệm vụ của giáo viên thực hiện theo quy định tại Điều lệ trường tiểu học, Điều lệ trường trung học cơ sở, trường trung học phổ thông và trường phổ thông có nhiều cấp học; Quy chế tổ chức và hoạt động của trường phổ thông dân tộc nội trú, trường phổ thông dân tộc bán trú, trường chuyên, trường dự bị đại học.

Nhiệm vụ của giáo viên làm chủ nhiệm lớp là gì?

Ngoài các nhiệm vụ đối với giáo viên quy định tại Điều 3 của Văn bản hợp nhất số 03/VBHN-BGDĐT, giáo viên làm chủ nhiệm lớp còn có những nhiệm vụ sau:
– Tìm hiểu và nắm vững học sinh trong lớp về mọi mặt để có biện pháp tổ chức giáo dục sát với đối tượng nhằm thúc đẩy sự tiến bộ của từng học sinh và của cả lớp.
– Phối hợp chặt chẽ với gia đình học sinh, chủ động phối hợp với các giáo viên bộ môn, Đoàn Thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh, Đội Thiếu niên tiền phong Hồ Chí Minh, các đoàn thể và các tổ chức xã hội khác có liên quan trong hoạt động giảng dạy và giáo dục học sinh của lớp mình chủ nhiệm.
– Nhận xét, đánh giá xếp loại học sinh cuối kỳ và cuối năm học, đề nghị khen thưởng và kỷ luật học sinh, đề nghị danh sách học sinh được lên lớp, danh sách học sinh phải kiểm tra lại, phải rèn luyện thêm về hạnh kiểm trong kỳ nghỉ hè, phải ở lại lớp, hoàn chỉnh việc ghi vào sổ điểm và học bạ học sinh.
– Tham gia hướng dẫn hoạt động tập thể, hoạt động giáo dục và rèn luyện học sinh do nhà trường tổ chức.
– Báo cáo thường kỳ hoặc đột xuất về tình hình của lớp với Hiệu trưởng.

Định mức tiết dạy đối với Hiệu trưởng, Phó hiệu trưởng được quy định như thế nào?

Hiệu trưởng, Phó hiệu trưởng trường phổ thông có nhiệm vụ giảng dạy một số tiết để nắm được nội dung, chương trình giáo dục và tình hình học tập của học sinh nhằm nâng cao hiệu quả trong công tác quản lý.
Định mức tiết dạy đối với hiệu trưởng, phó hiệu trưởng.
Định mức tiết dạy/năm đối với hiệu trưởng được tính bằng: 2 tiết/tuần x số tuần dành cho giảng dạy và các hoạt động giáo dục theo quy định về kế hoạch thời gian năm học.
Định mức tiết dạy/năm đối với phó hiệu trưởng được tính bằng: 4 tiết/tuần x số tuần dành cho giảng dạy và các hoạt động giáo dục theo quy định về kế hoạch thời gian năm học.
Hiệu trưởng, phó hiệu trưởng trường phổ thông, trường dự bị đại học không được quy đổi chế độ giảm định mức tiết dạy đối với các chức vụ kiêm nhiệm thay thế cho định mức tiết dạy được quy định tại Thông tư này.

5/5 - (1 bình chọn)
Chuyên mục:
Luật khác

Comments are closed.