Chào Luật sư, Luật sư có thể cho tôi biết thông tin về quy chế giao khoán nội bộ được không ạ. Tôi xin chân thành cảm ơn luật sư đã giải đáp giúp cho tôi.
Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi về cho chúng tôi. Hiện nay quy định về các loại hợp đồng giao khoán còn là một định nghĩa khá mơ hồ đối với nhiều người dân Việt Nam; cho nên những quy định về quy chế giao khoán nói chung; và giao khoán nội bộ nói riêng rất ít người biết.
Để giải đáp cho vấn đề quy chế giao khoán nội bộ. Luatsu247 mời bạn tham khảo bài viết dưới đây của chúng tôi.
Cơ sở pháp lý
- Bộ luật Dân sự 2015;
- Bộ luật lao động 2019;
- Nghị định 145/2020/NĐ-CP
- Thông tư 111/2013/TT-BTC
- Luật Bảo hiểm xã hội 2014
Giao khoán nội bộ là gì?
Giao khoán nội bộ là gì? là việc bạn thực hiện việc giao kết hợp đồng về việc cam kết thực hiện một công việc nhất định và việc thực hiện việc giao kết được triển khai nội bộ tại cơ quan làm việc của người ký kết hợp đồng giao khoán đó.
Tính chất của hợp đồng giao khoán là tính chất ông việc thỏa thuận trong hợp đồng mang tính chất thời vụ; ngắn hạn; không có tính chất ổn định; và lâu dài.
Hợp đồng giao khoán là sự thỏa thuận của hai bên; theo đó bên nhận khoán có nghĩa vụ hoàn thành một công việc nhất định theo yêu cầu của bên giao khoán; và sau khi đã hoàn thành phải bàn giao cho bên giao khoán kết quả của công việc đó.
Bên giao khoán nhận kết quả công việc và có trách nhiệm trả cho bên nhận khoán tiền thù lao đã thỏa thuận.
Lưu ý:
- Người lao động có thu nhập từ hợp đồng giao khoán cũng phải chịu thuế thu nhập cá nhân; và được tính vào tiền lương; tiền công theo quy định Luật thuế thu nhập cá nhân.
Mục đích của giao khoán nội bộ
Mục đích chính của nó là một bản ký kết giữa người giao khoán; người nhận khoán để xác nhận một khối lượng công việc nhất định bao gồm: các nhiệm vụ phải làm, thời gian làm việc; trách nhiệm; quyền lợi, nghĩa vụ của đôi bên khi thực hiện công việc.
Đặc biệt, hợp đồng này còn là cơ sở để người lao động cũng như người sử dụng lao động thực hiện thanh toán chi phí khi kết thúc hợp đồng
Các loại hợp đồng giao khoán
Hợp đồng giao khoán toàn bộ:
- Bên giao khoán trao cho bên nhận khoán toàn bộ các chi phí; bao gồm cả chi phí vật chất lẫn chi phí công lao động có liên quan đến các hoạt động để hoàn thành công việc.
- Trong khoản tiền người giao khoán trả cho người nhận khoán bao gồm chi phí vật chất; công lao động; và lợi nhuận từ việc nhận khoán.
Hợp đồng giao khoán từng phần:
- Người nhận khoán phải tự lo công cụ lao động.
- Người giao khoán phải trả tiền khấu hao công cụ lao động; và tiền công lao động.
Quy chế giao khoán nội bộ
Các hình thức ký hợp đồng giao khoán:
Như đã nói ở trên thì việc ký hợp đồng giao khoán sẽ có nhiều cách ký khác nhau và với mỗi cách sẽ có đặc điểm và người lao động sẽ đóng vai trò khác nhau. Cụ thể như:
Hợp đồng giao khoán được doanh nghiệp ký với từng người lao động
Đối với trường hợp này thì người lao động làm việc sẽ được chấm công, tính lương cũng như tính thuế TNCN theo quy định của luật lao động ban hành. Các quyền lợi và trách nhiệm mà người lao động có được và cần thực hiện cũng phải thực hiện theo các điều khoản đã ký trong hợp đồng.
Trả lương trong hợp đồng giao khoán nội bộ:
Theo quy định tại Khoản 1 Điều 96 Bộ luật Lao động năm 2019 thì người sử dụng lao động và người lao động thỏa thuận về hình thức trả lương theo sản phẩm, theo thời gian hoặc là khoán.
Bên cạnh đó, theo điểm c Khoản 1 Điều 54 Nghị định 145/2020/NĐ-CP quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của bộ luật Lao động về điều kiện lao động và quan hệ lao động ban hành ngày 14 tháng 12 năm 2020 có hiệu lực thi hành ngày 01 tháng 02 năm 2021; thì tiền lương khoán được trả cho người lao động hưởng lương khoán căn cứ vào khối lượng công việc; chất lượng công việc; và thời gian phải hoàn thành công việc
Quy định về đóng bảo hiểm xã hội:
Căn cứ theo quy định tại Điều 2 Luật Bảo hiểm xã hội 2014; thì người nhận khoán việc không thuộc đối tượng tham gia BHXH bắt buộc. Vì vậy, trong trường hợp này thì các bên sẽ không phải tham gia BHXH bắt buộc theo quy định. Hiện nay, nhiều doanh nghiệp lựa chọn cách ký kết hợp đồng khoán việc với người lao động để tránh không phải đóng BHXH, BHYT. Tuy nhiên, cần phải xem xét đến bản chất công việc để ký kết hợp đồng phù hợp; tránh xảy ra tình trạng ký kết hợp đồng sai quy định pháp luật.
Căn cứ theo quy định tại Điều 2 Thông tư 111/2013/TT-BTC thì người lao động có giao kết hợp đồng khoán sẽ có trách nhiệm phải nộp thuế thu nhập cá nhân đối với tiền lương; tiền công từ khoán việc đó.
Các trách nhiệm về thuế khi ký hợp đồng:
Hiện nay, căn cứ theo Điều 2 Thông tư 111/2013/TT-BTC thì các doanh nghiệp; công ty giao khoán việc làm có nhiệm vụ khấu trừ các khoản thu nhập của cá nhân; cùng với đó là cung cấp các giấy tờ, chứng từ về thuế cho các cá nhân có hợp đồng. Tuy nhiên, nếu như người nhận khoán công việc ủy quyền cho doanh nghiệp quyết toán; và nộp thuế thu nhập hộ thì doanh nghiệp không cần phải cấp chứng từ về thuế cho người lao động.
Những bất cập về quy định của quy chế giao khoán nội bộ
Trên thực tế; có một số ít doanh nghiệp giả cách giao kết hợp đồng giao khoán nội bộ như hợp đồng khoán việc thay; vì phải giao kết hợp đồng lao động; nhằm trốn tránh nghĩa vụ đóng nộp BHXH, BHYT, BHTN đối với người lao động. Nếu hành vi gian dối bị phát hiện; có thể bị xử phạt vi phạm hành chính do vi phạm quy định về giao kết hợp đồng lao động theo quy định pháp luật.
Mời bạn xem thêm
- Các cách kiểm tra đất đai có đang bị tranh chấp hay không
- Các cách kiểm tra đất có nằm trong quy hoạch không?
- Viết di chúc để lại đất cho công ty của con có được không?
- Hợp tác xã có được cho thuê đất không?
Thông tin liên hệ
Trên đây là toàn bộ nội dung tư vấn của chúng tôi về “Quy chế giao khoán nội bộ″. Nếu quý khách có nhu cầu soạn thảo mẫu đơn xin tạm ngừng kinh doanh; thủ tục giải thể công ty cổ phần; cách tra số mã số thuế cá nhân; trích lục khai sinh bản sao; hoặc muốn sử dụng dịch vụ tạm ngừng kinh doanh, thủ tục xin hợp pháp hóa lãnh sự của chúng tôi; mời quý khách hàng liên hệ đến hotline để được tiếp nhận.
Liên hệ hotline: 0833.102.102.
Facebook: www.facebook.com/luatsux
Tiktok: https://www.tiktok.com/@luatsux
Youtube: https://www.youtube.com/Luatsux
Câu hỏi thường gặp
– Hợp đồng giao khoán nội bộ;
– Hồ sơ lao động;
– Bảng chấm công;
– Bảng thanh toán tiền lương;
– Thực hiện đăng ký MST cho từng người lao động;
– Tính thuế TNCN: Theo biểu thuế toàn phần 10% trên thu nhập và không được giảm trừ.
– Hợp đồng giao khoán nội bộ với nhân công;
– Biên bản thanh lý hợp đồng;
– Bản sao chứng minh thư hoặc thẻ căn cước công dân của người lao động;
– Biên bản xác nhận công việc hoàn thành;
– Bảng chấm công;
– Bảng kê thu mua hàng hóa dịch vụ mua vào không có hóa đơn;
– Chứng từ chi tiền;
– Chứng từ khấu trừ thuế TNCN hoặc chứng từ nộp thuế TNCN.
Trường hợp công việc giao khoán là công việc chỉ mang tính chất thời vụ, chỉ diễn ra trong một thời điểm nhất định, là công việc không có tính chất ổn định và lâu dài.
Những loại công việc mang tính chất ổn định lâu dài sẽ không được phép ký hợp đồng khoán việc mà phải ký hợp đồng lao động theo một trong ba loại sau:
– Hợp đồng lao động không xác định thời hạn là hợp đồng mà trong đó hai bên không xác định thời hạn, thời điểm chấm dứt hiệu lực của hợp đồng.
– Hợp đồng lao động xác định thời hạn là hợp đồng mà trong đó hai bên xác định thời hạn, thời điểm chấm dứt hiệu lực của hợp đồng trong khoảng thời gian từ đủ 12 tháng đến 36 tháng.
– Hợp đồng lao động theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định có thời hạn dưới 12 tháng.