Quy chế cho vay của tổ chức tín dụng đối với khách hàng mới nhất

26/09/2022
Quy chế cho vay của tổ chức tín dụng đối với khách hàng mới nhất
884
Views

Hoạt động tín dụng là hoạt động mang tính nghề nghiệp của tổ chức tín dụng. Về bản chất, tổ chức tín dụng là doanh nghiệp kinh doanh trực tiếp là tiền tệ. Đồng thời đây là doanh nghiệp có hoạt động kinh doanh chính, thường xuyên và mang tính nghề nghiệp là hoạt động ngân hàng. Tổ chức tín dụng là loại hình doanh nghiệp chịu sự quản lí nhà nước của Ngân hàng nhà nước và thuộc phạm vi áp dụng pháp luật ngân hàng. Pháp luật ngân hàng quy định về việc cho vay và điều kiện cho vay rất nghiêm ngặt. Chính vì lẽ đó các tổ chức tín dùng thường đặt ra quy chế cho vay của tổ chức tín dụng đối với khách hàng của mình. Vậy quy chế cho vay của tổ chức tín dụng áp dụng cho đối tượng nào? Hồ sơ vay vốn cần giấy tờ gì?

Để giải đáp thắc mắc về vấn đề này. Mời bạn đọc cùng Luật sư 247 tìm hiểu kĩ hơn về vấn đề “Quy chế cho vay của tổ chức tín dụng đối với khách hàng mới nhất” thông qua bài viết dưới đây.

Căn cứ pháp lý

Nguyên tắc cho vay và vay vốn

Pháp luật quy định nguyên tắc cho vay và vay vốn, là hoạt động từ hai phía là tổ chức tín dụng và khách hàng như sau:

Đầu tiên, hoạt động cho vay của tổ chức tín dụng đối với khách hàng được thực hiện theo thỏa thuận giữa hai bên, phù hợp với quy định của pháp luật có liên quan, bao gồm cả pháp luật về bảo vệ môi trường.
Pháp luật gần như không hạn chế mọi cá nhân, doanh nghiệp, pháp nhân giao dịch, đặc biệt là vay vốn ngân hàng. Vì vậy, ngân hàng dù không muốn vẫn phải nắm bắt, thẩm định và kiểm soát việc thực thi đúng các quy định pháp luật trong mọi lĩnh vực, ngành nghề liên quan để bảo đảm an toàn cao nhất tiền cho vay của mình và tiền gửi của công chúng;
Thứ hai, khách hàng vay vốn tổ chức tín dụng phải bảo đảm sử dụng vốn vay đúng mục đích, hoàn trả nợ gốc và lãi tiền vay đúng thời hạn đã thỏa thuận với tổ chức tín dụng.

Điều kiện cho vay vốn

Pháp luật ngân hàng quy định, tổ chức tín dụng xem xét, quyết định cho vay khi khách hàng có đủ các điều kiện sau đây: (Điều 7, khoản 2 Điều 13 Thông tư 39/2016/TT-NHNN)

Thứ nhất, khách hàng là pháp nhân có năng lực pháp luật dân sự theo quy định của pháp luật. Khách hàng là cá nhân từ đủ 18 tuổi trở lên có năng lực hành vi dân sự đầy đủ theo quy định của pháp luật hoặc từ đủ 15 tuổi đến chưa đủ 18 tuổi không bị mất hoặc hạn chế năng lực hành vi dân sự theo quy định của pháp luật;

Thứ hai, nhu cầu vay vốn để sử dụng vào mục đích hợp pháp (được hiểu là không phải là bất hợp pháp);

Thứ ba, có phương án sử dụng vốn khả thi;

Thứ tư, có khả năng tài chính để trả nợ;

Thứ năm, có tình hình tài chính minh bạch, lành mạnh theo đánh giá của tổ chức tín dụng, trong trường hợp khách hàng vay vốn ngắn hạn bằng đồng Việt Nam được hưởng mức ưu đãi về lãi suất không vượt quá mức lãi suất cho vay tối đa do Thống đốc Ngân hàng Nhà nước quyết định trong từng thời kỳ nhằm đáp ứng một số nhu cầu vốn sau đây:

  • Phục vụ lĩnh vực phát triển nông nghiệp, nông thôn theo quy định của Chính phủ về chính sách tín dụng phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn;
  • Thực hiện phương án kinh doanh hàng xuất khẩu theo quy định tại Luật Thương mại và các văn bản hướng dẫn Luật Thương mại;
  • Phục vụ kinh doanh của doanh nghiệp nhỏ và vừa theo quy định của Chính phủ về trợ giúp phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa;
  • Phát triển ngành công nghiệp hỗ trợ theo quy định của Chính phủ về phát triển công nghiệp hỗ trợ;
  • Phục vụ kinh doanh của doanh nghiệp ứng dụng công nghệ cao theo quy định tại Luật Công nghệ cao và các văn bản hướng dẫn Luật Công nghệ cao.
    Khách hàng vay vốn phải đáp ứng đầy đủ các điều kiện vay vốn, đồng thời phải cung cấp cho tổ chức tín dụng các tài liệu chứng minh đủ điều kiện vay vốn và các tài liệu khác do tổ chức tín dụng hướng dẫn, kể cả cho vay vốh cầm cố bằng tiền gửi tiết kiệm, vì cầm cố tiền gửi tiết kiệm để vay vôn là một biện pháp bảo đảm tiền vay theo quy định của pháp luật.
    Như vậy, khi có nhu cầu vay vốn khách hàng không còn phải gửi cho các tổ chức tín dụng “Giấy đề nghị vay vốn” như quy định trong nhiều năm trước kia.
    Tổ chức tín dụng căn cứ vào phương án sử dụng vốn, khả năng tài chính của khách hàng, các giới hạn cấp tín dụng và khả năng nguồn vốn để thỏa thuận với khách hàng về mức cho vay (Điều 12 Thông tư 39/2016/TT-NHNN)
    Các tổ chức tín dụng phải tuân thủ quy định về việc giải ngân không dùng tiền mặt (Thông tư số 21/2017/TT-NHNN)
    Việc áp dụng biện pháp bảo đảm tiền vay hoặc không áp dụng biện pháp bảo đảm tiền vay do tổ chức tín dụng và khách hàng thỏa thuận phù hợp với quy định của pháp luật về biện pháp bảo đảm và pháp luật có liên quan. Tổ chức tín dụng quyết định và chịu trách nhiệm về việc cho vay không áp dụng biện pháp bảo đảm tiền vay.
Quy chế cho vay của tổ chức tín dụng đối với khách hàng mới nhất
Quy chế cho vay của tổ chức tín dụng đối với khách hàng mới nhất

Đối tượng áp dụng

  • Các tổ chức tín dụng được thành lập và thực hiện nghiệp vụ cho vay theo quy định của Luật Các tổ chức tín dụng. Trường hợp cho vay bằng ngoại tệ, các tổ chức tín dụng phải được phép hoạt động ngoại hối.
  • Khách hàng vay tại tổ chức tín dụng là các tổ chức, cá nhân Việt Nam và nước ngoài có nhu cầu vay vốn, có khả năng trả nợ để thực hiện các dự án đầu tư, phương án sản xuất, kinh doanh, dịch vụ hoặc dự án đầu tư, phương án phục vụ đời sống ở trong nước và nước ngoài. Trường hợp khách hàng vay vốn để thực hiện các dự án đầu tư, phương án sản xuất, kinh doanh, dịch vụ ở nước ngoài,
    Ngân hàng Nhà nước Việt Nam có quy định riêng.

Những nhu cầu vốn không được cho vay theo luật định

Tổ chức tín dụng không được cho vay đối với các nhu cầu vốn:

  1. Để thực hiện các hoạt động đầu tư kinh doanh thuộc ngành, nghề mà pháp luật cấm đầu tư kinh doanh.
  2. Để thanh toán các chi phí, đáp ứng các nhu cầu tài chính của các giao dịch, hành vi mà pháp luật cấm.
  3. Để mua, sử dụng các hàng hóa, dịch vụ thuộc ngành, nghề mà pháp luật cấm đầu tư kinh doanh.
  4. Để mua vàng miếng.
  5. Để trả nợ khoản nợ vay tại chính tổ chức tín dụng cho vay trừ trường hợp cho vay để thanh toán lãi tiền vay phát sinh trong quá trình thi công xây dựng công trình, mà chi phí lãi tiền vay được tính trong dự toán xây dựng công trình được cấp có thẩm quyền phê duyệt theo quy định của pháp luật.
  6. Để trả nợ khoản nợ vay tại tổ chức tín dụng khác và trả nợ khoản vay nước ngoài, trừ trường hợp cho vay để trả nợ trước hạn khoản vay đáp ứng đầy đủ các điều kiện sau đây:
    a) Là khoản vay phục vụ hoạt động kinh doanh;
    b) Thời hạn cho vay không vượt quá thời hạn cho vay còn lại của khoản vay cũ;
    c) Là khoản vay chưa thực hiện cơ cấu lại thời hạn trả nợ.

Hồ sơ đề nghị vay vốn gồm có các giấy tờ nào?

 Khi Khách hàng có nhu cầu vay vốn, Khách hàng cần gửi cho Tổ chức tín dụng các tài liệu chứng minh đủ điều kiện vay vốn theo quy định tại.

Hồ sơ đề nghị vay vốn bao gồm:

  1. Bản sao chứng minh nhân dân hoặc thẻ căn cước công dân, hộ chiếu; hộ khẩu (đối chiếu khớp đúng với bản chính).
  2. Phương án sử dụng vốn (các khoảng vay kinh doanh, trong phương án sử dụng vốn có phương án thực hiện hoạt động kinh doanh).
  3. Báo cáo tình hình tài chính, thu nhập của KH/hoặc bản kê khai tình hình tài chính, thu nhập.
  4. Các tài liệu chứng minh tính hợp pháp và giá trị các tài sản làm bảo đảm nợ vay (đối với những khoảng vay có bảo đảm bằng tài sản).
  5. Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh; Điều lệ hoạt động; Quyết định bổ nhiệm Giám đốc hoặc người đại diện; Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của 02 năm trước liền kề (đối với KH là pháp nhân).
  6. Các tài liệu khác có liên quan.

Phân loại thời gian cho vay

Tổ chức tín dụng xem xét quyết định cho KH vay theo các loại cho vay như sau:

  1. Cho vay ngắn hạn là các khoản vay có thời hạn cho vay tối đa 01 (một) năm.
  2. Cho vay trung hạn là các khoản vay có thời hạn cho vay trên 01 (một) năm và tối đa 05 (năm) năm.
  3. Cho vay dài hạn là các khoản vay có thời hạn cho vay trên 05 (năm) năm.

Thời hạn cho vay

Tổ chức tín dụng và khách hàng căn cứ vào chu kỳ sản xuất, kinh doanh, thời hạn thu hồi vốn của dự án đầu tư, khả năng trả nợ của khách hàng và nguồn vốn cho vay của tổ chức tín dụng để thỏa thuận về thời hạn cho vay. Đối với các tổ chức19 Việt Nam và nước ngoài, thời hạn cho vay không quá thời hạn hoạt động còn lại theo quyết định thành lập hoặc giấy phép hoạt động tại Việt Nam; đối với cá nhân nước ngoài, thời hạn cho vay không vượt quá thời hạn được phép sinh sống, hoạt động tại Việt Nam.

Lãi suất cho vay

  • Mức lãi suất cho vay do tổ chức tín dụng và khách hàng thỏa thuận phù hợp
    với quy định của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.
  • Mức lãi suất áp dụng đối với khoản nợ gốc quá hạn do tổ chức tín dụng ấn
    định và thỏa thuận với khách hàng trong hợp đồng tín dụng nhưng không vượt quá
    150% lãi suất cho vay áp dụng trong thời hạn cho vay đã được ký kết hoặc điều
    chỉnh trong hợp đồng tín dụng.

Tổ chức thực hiện

  1. Tổ chức tín dụng và khách hàng vay có trách nhiệm thi hành Quy chế này. Căn cứ Quy chế này và các quy định của văn bản pháp luật có liên quan, tổ chức tín dụng ban hành các văn bản hướng dẫn nghiệp vụ cụ thể phù hợp với điều kiện, đặc điểm và điều lệ của mình.
  2. Việc sửa đổi, bổ sung Quy chế này do Thống đốc Ngân hàng Nhà nước quyết định./.

Có thể bạn quan tâm:

Thông tin liên hệ

Trên đây là toàn bộ nội dung tư vấn của chúng tôi về vấn đề “Quy chế cho vay của tổ chức tín dụng đối với khách hàng mới nhất ”. Mọi thắc mắc về thủ tục pháp lý có liên quan như soạn thảo hồ sơ quyết định giải thể công ty tnhh 1 thành viên, làm giấy phép vệ sinh an toàn thực phẩm, xin giấy phép vệ sinh an toàn thực phẩm, mẫu đơn đăng ký bảo hộ nhãn hiệu, hợp pháp hóa lãnh sự ở hà nội hay tìm hiểu về thủ tục … Quý khách vui lòng liên hệ  Luật sư 247 để được hỗ trợ, giải đáp. Gọi ngay cho chúng tôi qua hotline: 0833.102.102

Hoặc qua các kênh sau:

Câu hỏi thường gặp

Có bao nhiêu hình thức tổ chức của tổ chức tín dụng?

+ Ngân hàng thương mại trong nước được thành lập, tổ chức dưới hình thức công ty cổ phần, trừ trường hợp quy định về ngân hàng Nhà nước.
+ Ngân hàng thương mại nhà nước được thành lập, tổ chức dưới hình thức công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do Nhà nước sở hữu 100% vốn điều lệ.
+ Tổ chức tín dụng phi ngân hàng trong nước được thành lập, tổ chức dưới hình thức công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn.
+ Tổ chức tín dụng liên doanh, tổ chức tín dụng 100% vốn nước ngoài được thành lập, tổ chức dưới hình thức công ty trách nhiệm hữu hạn.
+ Ngân hàng hợp tác xã, quỹ tín dụng nhân dân được thành lập, tổ chức dưới hình thức hợp tác xã.
Tổ chức tài chính vi mô được thành lập, tổ chức dưới hình thức công ty trách nhiệm hữu hạn.

Tổ chức tín dụng cho vay có quyền, nghĩa vụ như thế nào?

 -Yêu cầu bên bảo đảm bằng tín chấp phối hợp trong việc kiểm tra sử dụng vốn vay và đôn đốc trả nợ;
– Phối hợp với bên bảo đảm bằng tín chấp trong việc cho vay và thu hồi nợ;
– Quyền, nghĩa vụ khác theo thỏa thuận hoặc do Bộ luật Dân sự, luật khác liên quan quy định.

Tổ chức tín dụng có quyền gì?

 – Tổ chức tín dụng có quyền tự chủ trong hoạt động cho vay và tự chịu trách nhiệm về quyết định cho vay của mình. Không tổ chức, cá nhân nào được can thiệp trái pháp luật vào hoạt động cho vay của tổ chức tín dụng.
– Tổ chức tín dụng có quyền từ chối các yêu cầu của khách hàng không đúng với quy định và thỏa thuận cho vay.

5/5 - (1 bình chọn)
Chuyên mục:
Luật khác

Comments are closed.