Phương thức, điều kiện bồi thường trong hợp đồng

08/09/2021
Phương thức, điều kiện bồi thường trong hợp đồng
994
Views

Nhằm duy trì trật tự xã hội, đảm bảo cho lẽ công bằng được áp dụng trong mọi lĩnh vực của đời sống, không chỉ đòi hỏi các quy định về bồii thường thiệt hại trong hợp đồng phải được ban hành kịp thời, đầy đủ và đúng đắn, mà còn đòi hỏi việc áp dụng các quy định này cũng phải tuân theo những phương thức, điều kiện nhất định.

Bồi thường thiệt hại trong hợp đồng là gì? Phương thức và điều kiện bồi thường trong hợp đồng được quy định như thế nào? Cùng Luật sư 247 tìm hiểu chi tiết qua bài viết sau đây.

Căn cứ pháp lý

Bộ luật lao động năm 2019

Nội dung tư vấn

Hợp đồng là gì?

Hợp đồng là một cam kết giữa hai hay nhiều bên (pháp nhân) để làm hoặc không làm một việc nào đó trong khuôn khổ pháp luật. Hợp đồng thường gắn liền với dự án, trong đó một bên thỏa thuận với các bên khác thực hiện dự án hay một phần dự án cho mình. Và cũng giống như dự án, có dự án chính trị xã hội và dự án sản xuất kinh doanh, hợp đồng có thể là các thỏa ước dân sự về kinh tế (hợp đồng kinh tế) hay xã hội.

Hình thức của hợp đồng

Hợp đồng có thể được thể hiện bằng văn bản hay bằng lời nói có thể có người làm chứng, nếu vi phạm hợp đồng hay không theo cam kết thì 2 bên sẽ cùng nhau ra tòa và bên thua sẽ chịu mọi phí tổn.

Bồi thường thiệt hại

Bồi thường thiệt hại là hình thức trách nhiệm dân sự nhằm buộc bên có hành vi gây thiệt hại phải khắc phục hậu quả bằng cách đền bù các tổn thất về vật chất và tổn thất về tinh thần cho bên bị thiệt hại. Trách nhiệm bồi thường thiệt hại về vật chất là trách nhiệm bù đắp tổn thất về vật chất thực tế, được tính thành tiền do bên vi phạm nghĩa vụ gây ra, bao gồm tổn thất về tài sản, chi phí để ngăn chặn, hạn chế thiệt hại, thu nhập thực tế bị mất, bị giảm sút.

Bồi thường thiệt hại trong hợp đồng là hình thức trách nhiệm dân sự đặt ra khi hành vi vi phạm nghĩa vụ theo hợp đồng đã gây ra thiệt hại, theo đó, bên có hành vi vi phạm phải bù đắp những tổn thất vật chất, tinh thần do mình gây ra.

Điều kiện bồi thường

Việc xác định trách nhiệm bồi thường thiệt hại trong hợp đồng dựa trên các điều kiện sau đây:

1) Có hành vi không thực hiện; thực hiện không đúng, không đầy đủ nghĩa vụ đã cam kết trong hợp đồng như giao vật, hàng hoá không đúng số lượng; không đúng chủng loại; không đồng bộ…. như theo nội dung của hợp đồng đã kí kết;

2) Có thiệt hại thực tế, bao gồm thiệt hại trực tiếp (chi phí thực tế xác định được như tài sản bị mất mát; huỷ hoại,…); và thiệt hại gián tiếp (đó là những thiệt hại dựa trên suy đoán khoa học như thương hiệu sản phẩm; hàng hoá; uy tín kinh doanh; lợi ích từ việc thực hiện hợp đồng nếu không có hành vi vi phạm hợp đồng…);

3) Có mối quan hệ nhân quả giữa hành vi và thiệt hại xảy ra;

4) Có lỗi của người vi phạm nghĩa vụ theo hợp đồng; có thể là lỗi cố ý hay vô ý.

Phương thức bồi thường

– Bồi thường thiệt hại trong hợp đồng:

+ Các bên có thể thỏa thuận mức bồi thường; hay phạt vi phạm kể từ khi giao kết hợp đồng (thể hiện bản chất thỏa thuận của hợp đồng).

+ Việc bồi thường thiệt hại không giải phóng người có nghĩa vụ khỏi trách nhiệm thực hiện nghĩa vụ một cách thực tế

Mức bồi thường thiệt hại 

Theo quy định của pháp luật, thì mức bồi thường thiệt hại trong hợp đồng có thể thấp hơn; hoặc cao hơn mức thiệt hại thực tế đã xảy ra.

Bồi thường thiệt hại trong hợp đồng phải được tính toán và xác định các khoản thiệt hại về tài sản phải bồi thường.

Bồi thường thiệt hại chỉ tính đối với những tổn thất thực tế  và bên vi phạm chỉ phải bồi thường đối với những tổn thất thực tế, tính được thành tiền.

Đối với những thiệt hại khác về tinh thần, danh dự, uy tín do việc vi phạm hợp đồng gây ra sẽ không được bồi thường thiệt hại do các thiệt hại này không phải là tổn thất thực tế, thiệt hại được bồi thường là toàn bộ những tổn thất thực tế phát sinh.

Thông tin liên hệ

Trên đây là tư vấn của Luật sư 247 về nội dung “Phương thức, điều kiện bồi thường trong hợp đồng“.

Chúng tôi hi vọng rằng bạn có thể vận dụng các kiến thức trên để sử dụng trong công việc và cuộc sống. Nếu có thắc mắc và cần nhận thêm sự tư vấn, giúp đỡ của luật sư ; hãy liên hệ qua hotline 0833.102.102

Mời bạn đọc tham khảo:

Trích lục khai tử và giấy chứng tử khác nhau thế nào?

Xác nhận tình trạng hôn nhân, xác nhận tình trạng độc thân

Câu hỏi liên quan

Bồi thường toàn bộ là gì?

Bồi thường toàn bộ được hiểu là thiệt hại xảy ra bao nhiêu thì phải được bồi thường bấy nhiêu. Đây là nguyên tắc được áp dụng trong hầu hết các vụ việc liên quan đến bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng. 

Các nội dung cần thiết được thể hiện trong hợp đồng bao gồm?

– Tên và thông tin địa chỉ các bên
– Thông điệp nêu rõ sự đồng ý trên thỏa thuận
– Nội dung và phạm vi công việc thực hiện/hàng hóa được mua bán
– Giá cả và số lượng hàng hóa
– Quy cách hàng hóa
– Thời điểm và phương thức giao hàng
– Phương thức giải quyết tranh chấp, luật áp dụng và tòa thụ lý nếu có tranh tụng
– Bảo mật thông tin
– Các điều khoản chung và thời hiệu hợp đồng

Trách nhiệm bồi thường của đối tượng gây ra thiệt hại?

Người gây ra thiệt hại có thể là bất cứ chủ thể nào: cá nhân, pháp nhân, cơ quan nhà nước… Nhưng việc bồi thường thiệt hại phải do người cố “khả năng” bồi thường và chính họ phải tham gia vào quan hệ nghĩa vụ, mặc dù hành vi gây ra thiệt hại có thể không do chính họ thực hiện.

Thiệt hại về vật chất được quy định như thế nào?

Theo đó thiệt hại về vật chất là tổn thất vật chất thực tế xác định được, bao gồm tổn thất về tài sản, chi phí hợp lý để ngăn chặn, hạn chế, khắc phục thiệt hại, thu nhập thực tế bị mất hoặc bị giảm sút. Thiệt hại vật chất này phải được xác định chính xác những tổn thất và các chi phí liên quan.

5/5 - (1 bình chọn)
Chuyên mục:
Lao động

Để lại một bình luận