Phụ nữ bị bạo hành gia đình nên làm gì?

31/10/2022
Phụ nữ bị bạo hành gia đình
376
Views

Bạo hành gia đình là vấn nạn phổ biến diễn ra trong xã hội hiện nay. Khi bị bạo hành, người phụ nữ cần phải nắm rõ các quy định của pháp luật để bảo vệ cho bản thân và gia đình. Vậy Phụ nữ bị bạo hành gia đình nên làm gì? Phụ nữ bị bạo hành gia đình khởi kiện như thế nào? Hướng dẫn Thủ tục khởi kiện khi phụ nữ bị bạo hành gia đình? Mức xử phạt đối với hành vi bạo hành gia đình được quy định như thế nào? Bài viết sau đây của Luật sư 247 sẽ giúp quý bạn đọc giải đáp thắc mắc về những vấn đề này, mời bạn cùng theo dõi nhé. Hi vọng bài viết sẽ đem lại nhiều thông tin hữu ích cho quý bạn đọc.

Căn cứ pháp lý

Bạo hành gia đình là gì?

Bạo hành gia đình là một dạng thức của bạo lực xã hội, là hành vi cố ý của thành viên gia đình gây tổn hại hoặc có khả năng gây tổn hại về thể chất, tinh thần, kinh tế đối với thành viên khác trong gia đình. (Điều 1, Luật Phòng, chống bạo lực gia đình 2007).

Nói một cách dễ hiểu hơn, đó là việc “các thành viên gia đình vận dụng sức mạnh để giải quyết các vấn đề gia đình” Gia đình là tế bào của xã hội, là hình thức thu nhỏ của xã hội nên bạo lực gia đình có thể coi như là hình thức thu nhỏ của bạo lực xã hội với rất nhiều dạng thức khác nhau.

Phụ nữ bị bạo hành gia đình nên làm gì?

Yêu cầu sự bảo vệ từ cơ quan có thẩm quyền

Theo quy định tại khoản 1 Điều 5 Luật Phòng, chống bạo lực gia đình 2007 thì người bị bạo lực gia đình có quyền:

  • Yêu cầu cơ quan, tổ chức, người có thẩm quyền bảo vệ sức khỏe, tính mạng, nhân phẩm, quyền và lợi ích hợp pháp khác của mình;
  • Yêu cầu cơ quan, người có thẩm quyền áp dụng biện pháp ngăn chặn, bảo vệ, cấm tiếp xúc theo quy định của Luật này;
  • Được cung cấp dịch vụ y tế, tư vấn tâm lý, pháp luật;
  • Được bố trí nơi tạm lánh, được giữ bí mật về nơi tạm lánh và thông tin khác theo quy định của Luật này;

Tố cáo hành vi bạo lực gia đình

Tại khoản 1 điều 18 Luật Phòng, chống bạo lực gia đình 2007 quy định: “Người phát hiện bạo lực gia đình phải kịp thời báo tin cho cơ quan công an nơi gần nhất hoặc Uỷ ban nhân dân cấp xã hoặc người đứng đầu cộng đồng dân cư nơi xảy ra bạo lực”.

Như vậy, khi bị bạo hành người bị bạo hành có thể nhờ sự giúp đỡ của người khác tố cáo hành vi bạo lực gia đình hoặc trực tiếp tố cáo hành vi bạo lực gia đình cho cơ quan có thẩm quyền.

Phụ nữ bị bạo hành gia đình khởi kiện như thế nào?

Căn cứ Điều 143 Bộ Luật tố tụng hình sự 2015 quy định như sau:

Điều 143. Căn cứ khởi tố vụ án hình sự

“Chỉ được khởi tố vụ án khi đã xác định có dấu hiệu tội phạm. Việc xác định dấu hiệu tội phạm dựa trên những căn cứ:

Tố giác của cá nhân;

Tin báo của cơ quan, tổ chức, cá nhân;

Tin báo trên phương tiện thông tin đại chúng;

Kiến nghị khởi tố của cơ quan nhà nước;

Cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng trực tiếp phát hiện dấu hiệu tội phạm;

Người phạm tội tự thú.”

Phụ nữ bị bạo hành gia đình
Phụ nữ bị bạo hành gia đình

Thủ tục khởi kiện khi phụ nữ bị bạo hành gia đình

Bước 1: Nộp đơn tố cáo kèm theo đơn tố cáo là những bằng chứng, chứng cứ chứng minh cho hành vi vi phạm này cho cơ quan có thẩm quyền:

Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát tiếp nhận tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố;

Cơ quan, tổ chức khác tiếp nhận tố giác, tin báo về tội phạm.

Sau khi tiếp nhận, cơ quan có thẩm quyền sẽ tiến hành xác định có hay không có dấu hiệu tội phạm để ra quyết định khởi tố hay không khởi tố vụ án hình sự

Bước 2: Điều tra vụ án hình sự

Thẩm quyền điều tra

Cơ quan điều tra của Công an nhân dân

Cơ quan điều tra trong Quân đội nhân dân

Cơ quan điều tra Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Cơ quan điều tra Viện kiểm sát quân sự trung ương.

Bước 3: Viện kiểm sát sẽ căn cứ vào hồ sơ vụ án và bản kết luận điều tra và ra một trong ba quyết định sau:

Truy tố bị can trước Tòa án

Trả hồ sơ để yêu cầu điều tra bổ sung

Đình chỉ hoặc tạm đình chỉ vụ án; đình chỉ hoặc tạm đình chỉ vụ án đối với bị can

Bước 4: Xét xử sơ thẩm, phúc thẩm bởi Tòa án có thẩm quyền căn cứ vào Điều 268 đối thẩm quyền xét xử sơ thẩm của Tòa án, Điều 344 Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015 đối với thẩm quyền xét xử phúc thẩm của Tòa án.

Bước 5: sau giai đoạn xét xử, người phạm tội thi hành bản án và quyết định của tòa án.

Mức xử phạt đối với hành vi bạo hành gia đình

Phạt vi phạm hành chính

Theo quy định tại Điều 49 Nghị định số 167/2013/NĐ-CP thì người có hành vi bạo lực gia đình bị phạt vi phạm hành chính như sau:

  • Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 1.500.000 đồng đối với hành vi đánh đập gây thương tích cho thành viên gia đình.
  • Phạt tiền từ 1.500.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:
  • Sử dụng các công cụ, phương tiện hoặc các vật dụng khác gây thương tích cho thành viên gia đình;
  • Không kịp thời đưa nạn nhân đi cấp cứu điều trị trong trường hợp nạn nhân cần được cấp cứu kịp thời hoặc không chăm sóc nạn nhân trong thời gian nạn nhân điều trị chấn thương do hành vi bạo lực gia đình, trừ trường hợp nạn nhân từ chối.
  • Biện pháp khắc phục hậu quả: Buộc xin lỗi công khai khi nạn nhân có yêu cầu.

Chịu trách nhiệm hình sự

Tùy vào hành vi cũng như mức độ của hành vi bạo lực gia đình mà người có hành vi bạo lực gia đình có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự khi đủ yếu tố cấu thành các tội sau:

  • Về Tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác theo Điều 134 Bộ luật hình sự 2015 sửa đổi, bổ sung năm 2017 nếu có hành vi cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ thương tật từ 11% đến 30% hoặc dưới 11% nhưng thuộc một trong các trường hợp luật định, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm.
  • Về Tội hành hạ người khác theo Điều 140 Bộ luật Hình sự 2015 sửa đổi, bổ sung năm 2017 nếu người có hành vi bạo lực gia đình đối xử tàn ác hoặc làm nhục người lệ thuộc mình mà không thuộc các trường hợp quy định tại Điều 185 của Bộ luật này, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm.
  • Hay là Tội ngược đãi hoặc hành hạ ông bà, cha mẹ, vợ chồng, con, cháu, người có công nuôi dưỡng mình theo Điều 185 Bộ luật Hình sự 2015 sửa đổi, bổ sung năm 2017: Người nào đối xử tồi tệ hoặc có hành vi bạo lực xâm phạm thân thể ông bà, cha mẹ, vợ chồng, con, cháu hoặc người có công nuôi dưỡng mình thuộc một trong những trường hợp sau đây, thì bị phạt cảnh cáo, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm:
  • Thường xuyên làm cho nạn nhân bị đau đớn về thể xác, tinh thần;
  • Đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này mà còn vi phạm.

Mời bạn xem thêm:

Thông tin liên hệ

Trên đây là bài viết tư vấn về Phụ nữ bị bạo hành gia đình. Nếu cần giải quyết nhanh gọn các vấn đề liên quan tới dịch vụ làm thủ tục đổi tên căn cước công dân, dịch vụ xin trích lục ghi chú kết hôn, dịch vụ xin giấy xác nhận độc thân, giá thuê dịch vụ thám tử… thì hãy liên hệ ngay tới Luật sư 247 để chúng tôi nhanh chóng tư vấn hỗ trợ và giải quyết vụ việc. Với các luật sư có chuyên môn cao cùng kinh nghiệm dày dặn, chúng tôi sẽ hỗ trợ 24/7, giúp bạn tiết kiệm chi phí và ít đi lại.

Mời quý khách liên hệ đến hotline của Luật sư:  0833.102.102 hoặc liên hệ qua các kênh sau:

Câu hỏi thường gặp

Chồng đánh vợ có vi phạm pháp luật không?

Căn cứ điểm h khoản 2 Điều 5 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 về bảo vệ chế độ hôn nhân và gia đình, hành vi chồng đánh đập vợ gây ra thương tích là hành vi bạo lực gia đình và thuộc trường hợp bị cấm và tùy theo mức độ vi phạm mà người chồng thực hiện hành vi đánh vợ gây thương tích có thể bị xử phạt vi phạm hành chính hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự.

Không đăng ký kết hôn nhưng sống như vợ chồng mà bị bạo hành thì có bị xử lý không?

Không đăng ký kết hôn mà sống với nhau như vợ chồng hoặc vợ, chồng đã ly hôn mà bị bạo hành thì cũng sẽ bị xử lý tương tự như hành vi bạo lực trong gia đình.

Cơ quan có thẩm quyền giải quyết tố cáo bạo hành gia đình?

Về cơ quan có thẩm quyền giải quyết, xử lý hành vi bạo lực gia đình hiện nay pháp luật quy định khá nhiều cơ quan, tổ chức có trách nhiệm giải quyết, hỗ trợ, tư vấn giúp đỡ những nạn nhân của hành vi bạo lực gia đình. Vì vậy, có thể khiếu nạihoặc tố cáo đến cơ quan nhà nước có thẩm quyền: Uỷ ban nhân dân hoặc Công an để yêu cầu các cơ quan này xử lý đối với hành vi vi phạm bảo vệ sức khỏe, tính mạng, nhân phẩm, quyền và lợi ích hợp pháp khác của mình. Bên cạnh đó, cũng có thể liên hệ với các tổ chức xã hội như cơ sở bảo trợ xã hội, cơ sở hỗ trợ nạn nhân bị bạo lực gia đình và cơ sở tư vấn về phòng, chống bạo lực gia đình, các địa chỉ tin cậy trên địa bàn do Ủy ban nhân dân cấp xã công bố để được tư vấn, hỗ trợ khi bị xâm phạm quyền lợi.

5/5 - (1 bình chọn)

Comments are closed.