Nghị quyết 68 về hỗ trợ người lao động và người sử dụng lao động gặp khó khăn do Covid-19 của Chính phủ đã đề ra nhiều đối tượng được nhận hỗ trợ; trong đó có người lao động tự do. Vậy, Phụ hồ có được coi là lao động tự do không? Phòng tư vấn pháp lý của Luật sư X xin thông tin tới bạn đọc.
Căn cứ pháp lý
Bộ luật Lao động;
Nghị quyết 68/2021/NQ-CP;
Nội dung tư vấn
Lao động tự do là gì?
Lao động tự do là những người lao động có thu nhập thấp; thuộc về khu vực kinh tế phi chính thức; và điều kiện làm việc không đảm bảo tính ổn định; dễ bị tổn thương trước những tác động bên ngoài.
Người lao động tự do làm việc thường không có hợp đồng; hoặc hợp đồng dưới 3 tháng nên không được tham gia các loại hình bảo hiểm; và luôn đối diện với những nguy cơ về tai nạn, bệnh nghề nghiệp,…
Hiện nay, lực lượng lao động tự do là một bộ phận đóng vai trò quan trọng đối với kinh tế, quan hệ lao động ở Việt Nam. Tuy nhiên, do lao động tự do có những đặc thù riêng; nên có dễ gặp rủi ro hơn những lao động thông thường khác; bởi vậy, cần có những chính sách để giúp đỡ và cải thiện đời sống của họ.
Phụ hồ có được coi là lao động tự do không?
Các công trình xây dựng thường thuê các nhà thầu để thực hiện công trình. Các nhà thầu lại thuê lại nhóm phụ hồ để làm việc cho mình. Tuy đặc điểm xây dựng linh hoạt ngắn dài; có thể từ vài tháng tới nhiều năm; tuy nhiên, nhà thầu vẫn phải giao kết hợp đồng với phụ hồ. Người lao động là phụ hồ không được coi là người làm việc không có quan hệ lao động. Do đó, phụ hồ làm cho các chủ thầu; dù không có giao kết hợp đồng; cũng không phải là lao động tự do.
Trên thực tế, để tránh các nghĩa vụ liên quan phát sinh sau khi giao kết hợp đồng, nhà thầu có thể vẫn không giao kết hợp đồng với phụ hồ. Trường hợp chủ sử dụng lao động không ký hợp đồng lao động với người lao động là vi phạm quy định; nhưng người lao động vẫn chấp thuận và làm việc; do đó, chủ sở hữu lao động phải có trách nhiệm với lao động của mình.
Người lao động là phụ hồ; không giao kết hợp đồng với người sử dụng lao động; có thể liên hệ trực tiếp tới người sử dụng lao động của mình để tìm hiểu về việc hỗ trợ của chủ thầu với người lao động.
Người lao động là phụ hồ; đã giao kết hợp đồng với người sử dụng lao động; có thể tham khảo gói hỗ trợ “Chính sách hỗ trợ người lao động tạm hoãn hợp đồng lao động, nghỉ việc không hưởng lương“; hoặc “Chính sách hỗ trợ người lao động ngừng việc” tùy trường hợp.
Hy vọng bài viết sẽ có ích cho bạn đọc!
Hãy liên hệ khi có nhu cầu sử dụng dịch vụ tư vấn của Luật sư X 0833.102.102
Câu hỏi thường gặp
Quan hệ lao động là quan hệ xã hội phát sinh trong việc thuê mướn, sử dụng lao động, trả lương giữa người lao động, người sử dụng lao động, các tổ chức đại diện của các bên, cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Quan hệ lao động bao gồm quan hệ lao động cá nhân và quan hệ lao động tập thể.
Người làm việc không có quan hệ lao động là người làm việc không trên cơ sở thuê mướn bằng hợp đồng lao động.
– 1.855.000 đồng/người đối với người lao động tạm hoãn thực hiện hợp đồng lao động, nghỉ việc không hưởng lương từ 15 ngày liên tục trở lên đến dưới 01 tháng (30 ngày).
– 3.710.000 đồng/người đối với người lao động tạm hoãn thực hiện hợp đồng lao động, nghỉ việc không hưởng lương từ 01 tháng (30 ngày) trở lên.