Phụ cấp trách nhiệm theo nghề là gì?

12/12/2023
229
Views

Phụ cấp trách nhiệm nghề là một hình thức chi trả lương khá phổ biến trong khối người lao động làm việc tại cơ quan nhà nước, tuy nhiên đối với khối người dân lao động ngoài xã hội thì không phải ai cũng biết về phụ cấp trách nhiệm theo nghề này. Chính vì thế có rất nhiều câu hỏi đặt ra xung quanh câu hỏi phụ cấp trách nhiệm theo nghề là gì?

Để có thêm nhiều thông tin về phụ cấp trách nhiệm theo nghề, Luật sư 247 mời bạn tham khảo bài viết sau.

Phụ cấp trách nhiệm theo nghề là gì?

Phụ cấp trách nhiệm nghề là một trong những khoản tiền được nhà nước chi trả cho các cán bộ, công chức, người lao động làm cùng lúc nhiều công việc bên cạnh cộng việc chính của mình tại cơ quan nhà nước. Tùy vào công việc được phụ trách thêm là gì mà phía cơ quan có thẩm quyền sẽ đưa ra những mức phụ cấp phù hợp cho người làm việc.

Theo Thông tư 05/2005/TT-BNV định nghĩa về phụ cấp trách nhiệm như sau:

“Phụ cấp trách nhiệm công việc áp dụng đối với cán bộ, công chức (kể cả công chức dự bị), viên chức, những người đang trong thời gian tập sự, thử việc thuộc biên chế trả lương của các cơ quan nhà nước và các đơn vị sự nghiệp của Nhà nước, do tính chất, đặc điểm của nghề hoặc công việc đòi hỏi trách nhiệm cao hoặc đảm nhiệm công tác quản lý nhưng không thuộc chức danh lãnh đạo do bầu cử và do bổ nhiệm (không thuộc đối tượng hưởng phụ cấp chức vụ lãnh đạo).”

Nguyên tắc trả phụ cấp trách nhiệm theo nghề tại Việt Nam

Để đảm bảo việc chi trả phụ cấp được thực hiện một cách nghiêm chỉnh trên phạm vi cả nước và tạo niềm tin cho người lao động yên tâm kiêm nhiệm thêm nhiệm vụ, pháp luật Việt Nam đã quy định rõ các nguyên tắc trả phụ cấp trách nhiệm theo nghề tại Việt Nam. Dựa theo nguyên tắc này, người lao động sẽ biết được cách thức chi trả và mức được chi trả phụ cấp sẽ được thực hiện như thế nào và ra sao.

Điều 3. Nguyên tắc xếp lương và phụ cấp chức vụ lãnh đạo, nguyên tắc trả lương và thực hiện chế độ tiền lương

“1. Nguyên tắc xếp lương và phụ cấp chức vụ lãnh đạo

a) Cán bộ, công chức, viên chức được bổ nhiệm vào ngạch công chức, viên chức nào (sau đây viết tắt là ngạch) hoặc chức danh chuyên môn, nghiệp vụ nào thuộc ngành Tòa án, ngành Kiểm sát (sau đây viết tắt là chức danh) thì xếp lương theo ngạch hoặc chức danh đó.

b) Cán bộ giữ chức danh do bầu cử thuộc diện xếp lương chuyên môn, nghiệp vụ và hưởng phụ cấp chức vụ lãnh đạo thì xếp lương theo ngạch, bậc công chức hành chính và hưởng phụ cấp chức vụ lãnh đạo của chức danh bầu cử hiện đang đảm nhiệm.

c) Cán bộ, công chức, viên chức giữ chức danh lãnh đạo (bầu cử, bổ nhiệm) nào thì xếp lương chức vụ hoặc hưởng phụ cấp chức vụ theo chức danh lãnh đạo đó. Nếu một người giữ nhiều chức danh lãnh đạo khác nhau thì xếp lương chức vụ hoặc hưởng phụ cấp chức vụ của chức danh lãnh đạo cao nhất. Nếu kiêm nhiệm chức danh lãnh đạo đứng đầu cơ quan, đơn vị khác mà cơ quan, đơn vị này được bố trí biên chế chuyên trách người đứng đầu thì được hưởng thêm phụ cấp kiêm nhiệm.

d) Các đối tượng thuộc lực lượng vũ trang và cơ yếu quy định hưởng lương theo bảng lương nào thì xếp lương theo bảng lương đó.

đ) Chuyển xếp lương cũ sang lương mới phải gắn với việc rà soát, sắp xếp biên chế của các cơ quan, đơn vị; rà soát, hoàn thiện tiêu chuẩn chức danh cán bộ, công chức, viên chức; rà soát lại việc xếp lương cũ, những trường hợp đã xếp lương hoặc phụ cấp chức vụ chưa đúng quy định của cơ quan có thẩm quyền thì chuyển xếp lại lương và phụ cấp chức vụ (nếu có) theo đúng quy định.”

Phụ cấp trách nhiệm theo nghề là gì

Nguồn kinh phí chi trả phụ cấp trách nhiệm theo nghề

Để đảm bảo duy trì sự chi trả đầy đủ và đúng hạn đối với phụ cấp trách nhiệm theo nghề tại Việt Nam thì buộc Nhà nước phải xây dựng được nguồn kinh phí chi trả cố định cho loại ngân sách này. Theo quy định hiện nay phụ cấp trách nhiệm theo nghề được lấy từ nguồn kinh phí 03 loại nguồn, một là nguồn ngân sách dự toán hàng năm, hai là từ kinh phí khoán và nguồn tài chính tự chủ được phê duyệt tại cơ quan.

Theo Thông tư 05/2005/TT-BNV quy định về nguồn kinh phí chi trả phụ cấp trách nhiệm theo nghề như sau:

“1. Nguồn kinh phí chi trả phụ cấp trách nhiệm công việc:

Các đối tượng thuộc cơ quan, đơn vị được ngân sách nhà nước bảo đảm toàn bộ, phụ cấp trách nhiệm công việc do ngân sách nhà nước chi trả theo phân cấp ngân sách hiện hành trong dự toán ngân sách được giao hàng năm cho cơ quan, đơn vị;

Các đối tượng thuộc cơ quan thực hiện khoán biên chế và kinh phí quản lý hành chính và các đối tượng thuộc các đơn vị sự nghiệp thực hiện tự chủ tài chính, phụ cấp trách nhiệm công việc do cơ quan, đơn vị chi trả từ nguồn kinh phí khoán và nguồn tài chính được giao tự chủ.”

Cách chi trả phụ cấp trách nhiệm theo nghề

Cách chi trả phụ cấp trách nhiệm theo nghề hiện nay được thực hiện song song với việc trả lương hàng tháng của người lao động. Tùy vào thời gian chi trả lương được thống nhất tại đơn vị mà người lao động tại mỗi nơi sẽ nhận được phụ cấp khác nhau. Tuy nhiên có một lưu ý mà người lãnh phụ cấp nên biết, đó chính là khoản phụ cấp này sẽ không được tính vào tiền đóng bảo hiểm xã hội.

Theo Thông tư 05/2005/TT-BNV quy định về cách chi trả phụ cấp trách nhiệm theo nghề như sau:

“2. Cách chi trả phụ cấp:

Phụ cấp trách nhiệm công việc được chi trả cùng kỳ lương hàng tháng và không dùng để tính đóng, hưởng chế độ bảo hiểm xã hội;

Khi không làm công việc có quy định hưởng phụ cấp trách nhiệm công việc từ một tháng trở lên thì không được hưởng phụ cấp trách nhiệm công việc.”

Mời bạn xem thêm

Khuyến nghị

Với phương châm “Đưa luật sư đến ngay tầm tay bạn”, Luật sư 247 sẽ cung cấp dịch vụ tư vấn luật dân sự tới quý khách hàng. Với kinh nghiệm nhiều năm trong ngành và đội ngũ chuyên gia pháp lý chuyên nghiệp, chúng tôi sẽ hỗ trợ khách hàng tháo gỡ vướng mắc, không gặp bất kỳ trở ngại nào.

Thông tin liên hệ Luật sư 247

Trên đây là nội dung liên quan đến vấn đề Phụ cấp trách nhiệm theo nghề là gì?. Nếu quý khách hàng đang có bất kỳ băn khoăn hay thắc mắc cần được giải đáp về Xác nhận tình trạng hôn nhân Bình Dương, các Luật sư, luật gia chuyên môn sẽ tư vấn, giúp đỡ tận tình, hãy gọi cho chúng tôi qua số hotline 0833.102.102 để được tư vấn nhanh chóng, hiệu quả.

Câu hỏi thường gặp

Quy định về phụ cấp thâm niên vượt khung tại Việt Nam?

Cán bộ, công chức, viên chức, người lao động quy định tại tiết a điểm 1.1 Mục II Thông tư này, sau 3 năm (đủ 36 tháng) đã xếp bậc l­ương cuối cùng trong ngạch hoặc trong chức danh, được hưởng phụ cấp thâm niên vượt khung bằng 5% mức l­ương của bậc l­ương cuối cùng trong ngạch hoặc trong chức danh đó; từ năm thứ tư­ trở đi, mỗi năm có đủ hai tiêu chuẩn hưởng phụ cấp thâm niên vượt khung được tính hưởng thêm 1%

Tiêu chuẩn phụ cấp thâm niên vượt khung tại Việt Nam?

Tiêu chuẩn hưởng phụ cấp thâm niên vượt khung thực hiện như hai tiêu chuẩn nâng bậc l­ương thường xuyên quy định tại điểm 2.1 và điểm 2.2 Mục II Thông tư số 03/2005/TT-BNV trong suốt thời gian giữ bậc l­ương cuối cùng trong ngạch hoặc trong chức danh hiện giữ hoặc trong thời gian của năm xét hưởng thêm phụ cấp thâm niên vượt khung

Quy định về phụ cấp kiêm nhiệm?

Áp dụng đối với các đối tượng đang giữ chức danh lãnh đạo (bầu cử, bổ nhiệm) ở một cơ quan, đơn vị, đồng thời được bầu cử hoặc được bổ nhiệm kiêm nhiệm chức danh lãnh đạo đứng đầu cơ quan, đơn vị khác mà cơ quan, đơn vị này được bố trí biên chế chuyên trách người đứng đầu nhưng hoạt động kiêm nhiệm.

Mức phụ cấp bằng 10% mức lương hiện hưởng cộng phụ cấp chức vụ lãnh đạo và phụ cấp thâm niên vượt khung (nếu có). Trường hợp kiêm nhiệm nhiều chức danh lãnh đạo cũng chỉ hưởng một mức phụ cấp.

5/5 - (1 bình chọn)
Chuyên mục:
Luật khác

Comments are closed.