Phụ cấp nhà ở được hiểu là khoản tiền mà người sử dụng lao động hỗ trợ cho người lao động bên cạnh tiền lương để thuê nhà ở nhằm chăm lo đời sống để người lao động làm việc gắn bó tại doanh nghiệp. Theo quy định hiện nay, phụ cấp nhà ở có tính thuế TNCN không? Tham khảo bài viết dưới đây của Luatsu247.
Phụ cấp nhà ở có tính thuế TNCN không?
Thuế thu nhập cá nhân là khoản tiền cá nhân phải trích nộp từ tiền lương và thu nhập khác khi đáp ứng điều kiện phải nộp thuế cho cơ quan Thuế sau khi đã được giảm trừ. Pháp luật hiện hành quy định thuế TNCN không áp dụng đối với các cá nhân có thu nhập thấp dưới mức quy định.
Theo quy định tại Điều 2 Luật Thuế thu nhập cá nhân sửa đổi năm 2012, đối tượng nộp thuế gồm 2 nhóm sau đây:
- Cá nhân cư trú là cá nhân có nơi ở/ nhà thuê thường xuyên tại Việt Nam theo quy định của pháp luật với thời hạn của các hợp đồng thuê nhà từ 183 ngày trở lên trong năm tính thuế hoặc cá nhân có nơi ở thường xuyên, có mặt tại Việt Nam từ 183 ngày trở lên trong 1 năm dương lịch hoặc trong 12 tháng liên tục kể từ ngày đầu tiên có mặt tại Việt Nam. Trong đó, ngày đến và ngày đi sẽ được tính là 1 ngày.
02 trường hợp áp dụng tính thuế TNCN của cá nhân cư trú là:
- Cá nhân ký hợp đồng lao động từ 03 tháng trở lên,
- Cá nhân ký hợp đồng lao động dưới 03 tháng hoặc không ký hợp đồng lao động.
- Cá nhân không cư trú là người không đáp ứng đủ điều kiện của cá nhân cư trú thì được xác định là cá nhân không cư trú thường là người nước ngoài làm việc tại Việt Nam.
Căn cứ tiết đ.1 điểm đ khoản 2 Điều 2 Thông tư 111/2013/TT-BTC (sửa đổi bởi khoản 2 Điều 11 Thông tư 92/2015/TT-BTC) quy định về các khỏa thu nhập chịu thuế như sau:
“Điều 2. Các khoản thu nhập chịu thuế
…
2. Thu nhập từ tiền lương, tiền công
….
đ) Các khoản lợi ích bằng tiền hoặc không bằng tiền ngoài tiền lương, tiền công do người sử dụng lao động trả mà người nộp thuế được hưởng dưới mọi hình thức:
…
đ.1) Tiền nhà ở, điện, nước và các dịch vụ kèm theo (nếu có), không bao gồm: khoản lợi ích về nhà ở, điện nước và các dịch vụ kèm theo (nếu có) đối với nhà ở do người sử dụng lao động xây dựng để cung cấp miễn phí cho người lao động làm việc tại khu công nghiệp; nhà ở do người sử dụng lao động xây dựng tại khu kinh tế, địa bàn có điều kiện kinh tế xã hội khó khăn, địa bàn có điều kiện kinh tế xã hội đặc biệt khó khăn cung cấp miễn phí cho người lao động làm việc tại đó.
Trường hợp cá nhân ở tại trụ sở làm việc thì thu nhập chịu thuế căn cứ vào tiền thuê nhà hoặc chi phí khấu hao, tiền điện, nước và các dịch vụ khác tính theo tỷ lệ giữa diện tích cá nhân sử dụng với diện tích trụ sở làm việc.
Khoản tiền thuê nhà, điện nước và các dịch vụ kèm theo (nếu có) đối với nhà ở do đơn vị sử dụng lao động trả thay tính vào thu nhập chịu thuế theo số thực tế trả thay nhưng không vượt quá 15% tổng thu nhập chịu thuế phát sinh (chưa bao gồm tiền thuê nhà, điện nước và dịch vụ kèm theo (nếu có)) tại đơn vị không phân biệt nơi trả thu nhập.”
Do đó, trường hợp khoản phụ cấp tiền thuê nhà là khoản tiền thuê nhà do doanh nghiệp trả thay người lao động thì vẫn tính vào thu nhập chịu thuế, tuy nhiên không vượt quá 15% tổng thu nhập chịu thuế phát sinh (chưa bao gồm tiền thuê nhà).
Căn cứ quy định tại điểm a khoản 8 Điều 11 Nghị định 126/2020/NĐ-CP hồ sơ khai thuế phải được gửi đến cơ quan khai thuế quản lý trực tiếp quản lý của tổ chức, cá nhân.
Phụ cấp nhà ở có tính vào tiền lương đóng Bảo hiểm xã hội không?
Căn cứ khoản 2 Điều 6 Quyết định 595/QĐ-BHXH năm 2017 quy định về tiền lương tháng đóng BHXH bắt buộc theo quy định tại Điều 89 Luật BHXH và các văn bản hướng dẫn thi hành như sau:
2.3. Tiền lương tháng đóng BHXH bắt buộc không bao gồm các khoản chế độ và phúc lợi khác, như tiền thưởng theo quy định tại Điều 103 của Bộ luật lao động, tiền thưởng sáng kiến; tiền ăn giữa ca; các khoản hỗ trợ xăng xe, điện thoại, đi lại, tiền nhà ở, tiền giữ trẻ, nuôi con nhỏ; hỗ trợ khi người lao động có thân nhân bị chết, người lao động có người thân kết hôn, sinh nhật của người lao động, trợ cấp cho người lao động gặp hoàn cảnh khó khăn khi bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp và các khoản hỗ trợ, trợ cấp khác ghi thành mục riêng trong HĐLĐ theo Khoản 11 Điều 4 của Nghị định số 05/2015/NĐ-CP.”
Theo quy định nêu trên thì tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc không bao gồm các khoản chế độ và phúc lợi khác. Như vậy, đối với khoản phụ cấp tiền thuê nhà mà người lao động nhận được sẽ không được tính vào bảo hiểm xã hội.
Mức giảm trừ gia cảnh năm 2022
Mức giảm trừ gia cảnh năm 2022 được thực hiện căn cứ theo Nghị quyết 954/2020/UBTVQH14. Cụ thể:
- Mức giảm trừ gia cảnh đối với đối tượng nộp thuế là 11 triệu đồng/tháng (132 triệu đồng/năm);
- Mức giảm trừ đối với mỗi người phụ thuộc là 4,4 triệu đồng/tháng.
Như vậy, đối với người có mức lương trên 11 triệu đồng/tháng (132 triệu đồng/ năm) đã trừ đi các khoản đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc, các khoản đóng quỹ hưu trí tự nguyện, đóng góp từ thiện theo quy định mà có người phụ thuộc thì chưa phải nộp thuế thu nhập cá nhân.
Trong trường hợp người lao động có một người phụ thuộc tương đương mức lương trên 15,4 triệu đồng/tháng mới phải nộp thuế, có hai người phụ thuộc tương đương mức lương trên 19,8 triệu đồng/tháng mới phải nộp thuế. Cứ như vậy nếu có càng nhiều người phụ thuộc tương đương với mức lương phải nộp thuế theo quy định càng cao.
Căn cứ theo hướng dẫn tại mục 2.2 thông tư 111/2013/TT-BTC quy định về người phụ thuộc của người nộp thuế là cá nhân cư trú và phải đáp ứng các điều kiện sau:
(1) Đối với người trong độ tuổi lao động phải đáp ứng đồng thời các điều kiện sau:
- Người bị khuyết tật (thuộc đối tượng điều chỉnh của pháp luật) và không có khả năng lao động, mắc các bệnh như bệnh AIDS, ung thư, suy thận mãn,…
- Người không tạo ra thu nhập hoặc có tổng thu nhập bình quân tháng trong năm không quá 1 triệu đồng.
(2) Đối với người ngoài độ tuổi lao động phải không có thu nhập hoặc có tổng thu nhập trung bình không quá 1 triệu đồng/ tháng (trong 1 năm).
Mời bạn xem thêm
- Cách tính thuế TNCN tiền thuê nhà cho người nước ngoài 2022
- Đối tượng nộp thuế và thu nhập chịu thuế trong thuế TNCN được quy định thế nào?
Thông tin liên hệ
Trên đây là toàn bộ nội dung tư vấn của Luật sư 247 về “Phụ cấp nhà ở có tính thuế TNCN không?″. Nếu Quý khách muốn có thêm thông tin về các lĩnh vực khác như: dịch vụ thám tử mạng; thành lập công ty; ly hôn nhanh; xin phép bay flycam; …mời Quý Khách hàng liên hệ đến hotline: 0833.102.102 để được tư vấn.
Thông tin liên hệ khác:
- Facebook: www.facebook.com/luatsux
- Tiktok: https://www.tiktok.com/@luatsux
- Youtube: https://www.youtube.com/Luatsux
Câu hỏi thường gặp
Điều 11, Khoản 2 Thông tư 92/2015/TT-BTC sửa đổi, bổ sung tiết đ.1 điểm đ khoản 2 Điều 2, Thông tư 111/2013/TT-BTC quy định như sau:
“Khoản tiền thuê nhà, điện nước và các dịch vụ kèm theo (nếu có) đối với nhà ở do đơn vị sử dụng lao động trả hộ tính vào thu nhập chịu thuế theo số thực tế trả hộ nhưng không vượt quá 15% tổng thu nhập chịu thuế phát sinh(chưa bao gồm tiền thuê nhà) tại đơn vị không phân biệt nơi trả thu nhập.”
Như vậy tiền thuê nhà thấp hơn hoặc bằng 15% tổng thu nhập chịu thuế (chưa bao gồm tiền thuê nhà) sẽ phải tính vào thu nhập chịu thuế. Phần còn lại của khoản tiền thuê nhà do người sử dụng lao động trả hộ sẽ không phải tính vào thu nhập chịu thuế.
Các công thức áp dụng tính thuế thu nhập cá nhân
(1): Thuế thu nhập cá nhân cần nộp = Thu nhập tính thuế x Thuế suất.
(2): Thu nhập tính thuế = Thu nhập phải chịu thuế – các khoản giảm trừ.
(3): Thu nhập phải chịu thuế = Tổng tiền lương nhận được – Các khoản được miễn thuế.
Căn cứ điểm i khoản 1 Điều 25 Thông tư 111/2013/TT-BTC quy định như sau:
“Cá nhân cư trú ký hợp đồng lao động dưới 03 tháng hoặc không ký hợp đồng lao động mà có tổng mức trả thu nhập từ 02 triệu đồng/lần trở lên thì phải khấu trừ thuế theo mức 10% trên thu nhập (khấu trừ luôn trước khi trả tiền)”.
Lưu ý: Trừ các trường hợp làm cam kết theo Mẫu 08/CK-TNCN nếu đủ điều kiện trên.
Công thức tính thuế TNCN phải nộp áp dụng như sau:
Thuế thu nhập cá nhân phải nộp = 10% x Tổng thu nhập trước khi trả