Phụ cấp làm tổ trưởng tổ dân phố. Tuy trên thực tế nước ta phân làm 04 cấp hành chính để quản lý; (cấp xã, cấp huyện, cấp tỉnh và cấp trung ương). Nhưng để dễ dành quản lý; giúp đỡ từng hộ gia đình từng người dân thì mỗi xã chia nhỏ thành các thôn; xóm; sóc; buôn; tổ dân phố… (tuy tên gọi của từng vùng).
Mỗi tổ dân phố có 1 tổ trưởng làm người đại diện là cầu nối giữa chính quyền và nhân dân. Vậy Phụ cấp làm tổ trưởng tổ dân phố quy định như thế nào?
Căn cứ pháp lý
Thông tư 04/2012/TT-BNV.
Nội dung tư vấn
Tiên chuẩn chức danh tổ trưởng tổ dân phố
Thôn; tổ dân phố không phải là một cấp hành chính mà là tổ chức tự quản của cộng đồng dân cư có chung địa bàn cư trú trong một khu vực ở một xã;, phường; thị trấn (xã, phường, thị trấn sau đây gọi chung là cấp xã);
Nơi thực hiện dân chủ trực tiếp; và rộng rãi để phát huy các hình thức hoạt động tự quản; tổ chức nhân dân thực hiện chủ trương; đường lối của Đảng; chính sách; pháp luật của Nhà nước và nhiệm vụ cấp trên giao.
– Thôn, làng, ấp, bản, buôn, bon, phum, sóc,… (gọi chung là thôn); thôn được tổ chức ở xã; dưới xã là thôn.
– Tổ dân phố, khu phố, khối phố, khóm, tiểu khu,… (gọi chung là tổ dân phố); tổ dân phố được tổ chức ở phường, thị trấn; dưới phường, thị trấn là tổ dân phố.
Tổ trưởng tổ dân phố có tiên chuẩn chức danh như sau:
– Trưởng thôn; Tổ trưởng tổ dân phố và Phó trưởng thôn; Tổ phó tổ dân phố phải là người có hộ khẩu thường trú; và cư trú thường xuyên ở thôn, tổ dân phố;
– Đủ 21 tuổi trở lên, có sức khỏe, nhiệt tình và có tinh thần trách nhiệm trong công tác; có phẩm chất chính trị và phẩm chất đạo đức tốt, được nhân dân tín nhiệm;
– Bản thân và gia đình gương mẫu thực hiện đường lối; chủ trương của Đảng; chính sách; pháp luật của Nhà nước và các quy định của địa phương;
– Có kiến thức văn hóa; năng lực; kinh nghiệm và phương pháp vận động; tổ chức nhân dân thực hiện tốt các công việc tự quản của cộng đồng dân cư và công việc cấp trên giao.
Nhiệm vụ, quyền hạn Tổ trưởng tổ dân phố
Nhiệm vụ của tổ trưởng tổ dân phố
– Triệu tập và chủ trì hội nghị thôn, tổ dân phố; tổ chức thực hiện những công việc thuộc phạm vi thôn; tổ dân phố đã được nhân dân bàn và quyết định; bảo đảm các nội dung hoạt động của thôn; tổ dân phố theo quy định tại Điều 5 Thông tư này;
– Vận động, tổ chức nhân dân thực hiện tốt dân chủ ở cơ sở và hương ước; quy ước của thôn, tổ dân phố đã được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt;
– Tập hợp; phản ánh;, đề nghị chính quyền cấp xã giải quyết những kiến nghị; nguyện vọng chính đáng của nhân dân trong thôn; tổ dân phố. Báo cáo kịp thời với Ủy ban nhân dân cấp xã về những hành vi vi phạm pháp luật trong thôn; tổ dân phố;
– Thực hiện việc lập biên bản về kết quả đã được nhân dân thôn, tổ dân phố bàn và quyết định trực tiếp những công việc của thôn, tổ dân phố; lập biên bản về kết quả đã được nhân dân thôn, tổ dân phố bàn và biểu quyết những công việc thuộc phạm vi cấp xã; báo cáo kết quả cho Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã;
– Phối hợp với Ban công tác Mặt trận và các tổ chức chính trị-xã hội ở thôn, tổ dân phố để vận động nhân dân tham gia thực hiện các phong trào và cuộc vận động do các tổ chức này phát động;
– Sáu tháng đầu năm và cuối năm phải báo cáo kết quả công tác trước hội nghị thôn, tổ dân phố.
Quyền hạn của Tổ trưởng tổ dân phố
– Được ký hợp đồng về xây dựng công trình do nhân dân trong thôn, tổ dân phố đóng góp kinh phí đầu tư đã được hội nghị thôn, tổ dân phố thông qua và bảo đảm các quy định liên quan của chính quyền các cấp;
– Được phân công nhiệm vụ giải quyết công việc cho Phó Trưởng thôn, Phó Tổ trưởng tổ dân phố; được chính quyền cấp xã mời họp và cung cấp thông tin, tài liệu liên quan đến quản lý, hoạt động của thôn, tổ dân phố; được bồi dưỡng, tập huấn về công tác tổ chức và hoạt động của thôn, tổ dân phố”.
Phụ cấp làm tổ trưởng tổ dân phố
Như ở trên, thì những ai có đầy đủ tiêu chuẩn trên sẽ được bầu là tổ trưởng tổ dân phố. Sau đây là Phụ cấp làm tổ trưởng tổ dân phố, cụ thể như sau:
Ngân sách nhà nước thực hiện khoán quỹ phụ cấp bằng 3,0 lần mức lương cơ sở để chi trả hàng tháng đối với người hoạt động không chuyên trách ở mỗi thôn, tổ dân phố. Riêng đối với thôn có từ 350 hộ gia đình trở lên, thôn thuộc xã trọng điểm, phức tạp về an ninh, trật tự theo quyết định của cơ quan có thẩm quyền; thôn thuộc xã biên giới hoặc hải đảo được khoán quỹ phụ cấp bằng 5,0 lần mức lương cơ sở.
Căn cứ vào quỹ phụ cấp quy định tại khoản này và căn cứ vào đặc thù của từng cấp xã, yêu cầu quản lý, tỷ lệ chi thường xuyên của cấp xã và nguồn thu ngân sách của địa phương, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh trình Hội đồng nhân dân cùng cấp quy định mức phụ cấp của từng chức danh, mức phụ cấp kiêm nhiệm chức danh đối với người hoạt động không chuyên trách và mức bồi dưỡng người trực tiếp tham gia công việc của thôn, tổ dân phố.
Hy vọng những thông tin Luật sư 247 cung cấp hữu ích với bạn đọc!
Để biết thêm thông tin chi tiết, tham khảo thêm dịch vụ tư vấn của Luật sư 247 hãy liên hệ 0833102102
Bài viết liên quan
Phụ cấp độc hại là gì? Mức phụ cấp độc hại của ngành nghề hiện nay
Các khoản phụ cấp của người lao động có bị tính đóng bảo hiểm không?
Mức phụ cấp đối với giao viên làm tổ trưởng văn
Câu hỏi thường gặp
Căn cứ Thông tư 14/2018/TT-BNV quy định Tổ chức của thôn, tổ dân phố như sau:
– Mỗi thôn có Trưởng thôn; mỗi tổ dân phố có Tổ trưởng tổ dân phố. Trường hợp cần thiết thì có 01 Phó Trưởng thôn, 01 Phó Tổ trưởng tổ dân phố.
– Phó Trưởng thôn, Phó Tổ trưởng tổ dân phố do Trưởng thôn, Tổ trưởng tổ dân phố lựa chọn sau khi thống nhất với Trưởng Ban công tác mặt trận thôn, tổ dân phố; Ủy ban nhân dân cấp xã quyết định công nhận Phó Trưởng thôn, Phó Tổ trưởng tổ dân phố.
Căn cứ Thông tư 04/2012/TT-BNV quy định Hội nghị thôn, tổ dân phố được tổ chức mỗi năm 2 lần (thời gian vào giữa năm và cuối năm); khi cần có thể họp bất thường. Thành phần hội nghị là toàn thể cử tri hoặc cử tri đại diện hộ gia đình trong thôn, tổ dân phố. Hội nghị do Trưởng thôn, Tổ trưởng tổ dân phố triệu tập và chủ trì. Hội nghị được tiến hành khi có trên 50% số cử tri hoặc cử tri đại diện hộ gia đình trong thôn, tổ dân phố tham dự.
Theo Nghị định 34/2019/NĐ-CP quy định Người hoạt động không chuyên trách ở thôn, tổ dân phố có không quá 03 người được hưởng phụ cấp hàng tháng từ ngân sách nhà nước và chỉ áp dụng đối với các chức danh: Bí thư Chi bộ; Trưởng thôn hoặc Tổ trưởng tổ dân phố; Trưởng Ban công tác mặt trận. Người tham gia công việc ở thôn, tổ dân phố ngoài 03 chức danh nêu trên không hưởng phụ cấp hàng tháng mà được hưởng bồi dưỡng khi trực tiếp tham gia vào công việc của thôn, tổ dân phố từ đoàn phí, hội phí khoán cho các đoàn thể và từ các nguồn quỹ khác (nếu có).