Gần đây, các bê bối đời tư của một số nghệ sĩ nước ngoài tràn lan trên các kênh thông tin mạng ở Việt Nam. Từ đây, một khái niệm mới trở lên vô cùng phổ biến đấy là “phong sát”. Vậy “phong sát” là gì? Và “phong sát” có tồn tại ở luật Việt Nam hiện hành? Phòng tư vấn pháp lý của Luật sư X xin thông tin tới bạn đọc.
Căn cứ pháp lý
Luật điện ảnh 2006 sửa đổi năm 2009;
Nghị định 144/2020/NĐ-CP
Nội dung tư vấn
“Phong sát” là gì?
Phong sát được hiểu là việc một cơ quan tổ chức hay một cá nhân nào đó dùng quyền lực của mình để phong bế nghệ sĩ, không cho nghệ sĩ xuất hiện trước công chúng, ngăn chặn tài nguyên đến với nghệ sĩ.
Nói cách khác, phong sát được hiểu là một lệnh cấm dành cho những nhân vật có ảnh hưởng đến công chúng; như diễn viên, ca sĩ, nghệ sĩ,…; không được tham gia các hoạt động nghệ thuật do vướng phải scandal; hoặc mắc một lỗi lầm cực lớn, không thể tha thứ được. Lệnh cấm này cũng yêu cầu toàn bộ các phương tiện truyền thông không được phép phát sóng chương trình hoặc phim, ảnh có mặt họ.
Thuật ngữ này được sử dụng phổ biến trong giới giải trí Hoa Ngữ. Lệnh phong sát thường có hiệu lực vĩnh viễn; và không có bất kì một sự nhân nhượng cho bất kỳ cá nhân nào.
“Phong sát” có tồn tại ở luật Việt Nam hiện hành?
Tại Việt Nam, chúng ta không có khái niệm phong sát; mà chỉ có lệnh cấm diễn trong thời gian ngắn.
Khi nào bị cấm diễn ở Việt Nam
Pháp luật hiện hành của Việt Nam có quy định về các hành vi bị cấm khi tham gia hoạt động biểu diễn ở Việt Nam trong Nghị định 144/2020/NĐ-CP như sau:
- Chống Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
- Xuyên tạc lịch sử, độc lập, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam; xâm phạm an ninh quốc gia; phủ nhận thành tựu cách mạng; xúc phạm lãnh tụ, anh hùng dân tộc, danh nhân; phá hoại khối đại đoàn kết toàn dân tộc; xúc phạm tín ngưỡng, tôn giáo; phân biệt chủng tộc; xâm phạm quyền và lợi ích hợp pháp của các tổ chức, cá nhân.
- Kích động bạo lực; tuyên truyền chiến tranh xâm lược, gây hận thù giữa các dân tộc và nhân dân các nước; ảnh hưởng xấu đến quan hệ đối ngoại.
- Sử dụng trang phục, từ ngữ, âm thanh, hình ảnh, động tác; phương tiện biểu đạt, hình thức biểu diễn hành vi trái với thuần phong, mỹ tục của dân tộc; tác động tiêu cực đến đạo đức, sức khỏe cộng đồng và tâm lý xã hội.
Các hình thức cấm chiếu ở Việt Nam
Cơ quan nhà nước có thẩm quyền yêu cầu dừng hoạt động biểu diễn nghệ thuật bằng văn bản đối với một trong các trường hợp sau:
- Vi phạm quy định về hành vi cấm chiếu nêu trên;
- Không thông báo hoặc chưa được cơ quan nhà nước có thẩm quyền chấp thuận theo quy định;
- Vì lý do quốc phòng, an ninh, thiên tai, dịch bệnh hoặc tình trạng khẩn cấp.
Tổ chức, cá nhân phải dừng hoạt động biểu diễn nghệ thuật theo yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền; kịp thời khắc phục hậu quả.
Lý do, thời điểm dừng chiếu phải được nêu rõ trong văn bản yêu cầu dừng hoạt động biểu diễn nghệ thuật.
Trường hợp tiếp tục thực hiện hoạt động biểu diễn nghệ thuật; không thuộc các trường hợp vi phạm nêu bên trên; tổ chức, cá nhân có văn bản đề xuất phương án tiếp tục tổ chức; gửi cơ quan nhà nước có thẩm quyền xem xét, quyết định.
Tổ chức, cá nhân bị dừng hoạt động biểu diễn nghệ thuật; phải công bố công khai trên các phương tiện thông tin đại chúng về việc dừng hoạt động biểu diễn nghệ thuật; và chịu trách nhiệm bảo đảm quyền lợi của tổ chức, cá nhân liên quan theo quy định của pháp luật.
Hy vọng bài viết sẽ có ích cho bạn đọc!
Hãy liên hệ khi có nhu cầu sử dụng dịch vụ tư vấn của Luật sư X: 0833.102.102 .
Câu hỏi thường gặp
Trong thời hạn 02 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được văn bản đề xuất, cơ quan nhà nước có thẩm quyền xem xét, quyết định và thông báo kết quả bằng văn bản tới tổ chức, cá nhân liên quan biết, thực hiện.
Văn bản yêu cầu dừng hoạt động biểu diễn nghệ thuật phải nêu rõ lý do, thời điểm dừng.
Cơ quan nhà nước có thẩm quyền dừng hoạt động biểu diễn nghệ thuật là cơ quan tiếp nhận thông báo hoặc cơ quan có thẩm quyền chấp thuận quy định.