Những nhà hàng, quán ăn hẳn là không xa lạ với việc PCCC. Khi mở quán ăn không chỉ chọn chỗ đẹp, chọn nhân viên giỏi mà khi thi công hay sắp xếp quán ăn, chủ quán ăn cũng cần chú ý đến vấn đề PCCC. Việc xây dựng một hệ thống PCCC tiêu chuẩn là việc cần thiết, giúp quán ăn đạt chuẩn quán ăn được yêu cầu và giảm thiểu tối đa những rủi ro nguy cơ hỏa hoạn hay những sự cố liên quan.
Bài viết sau, Luật sư 247 sẽ cung cấp cho vấn đề này. Hi vọng sẽ mang lại cho bạn những thông tin hữu ích.
Căn cứ pháp lý
Quy định về phòng cháy chữa cháy đối với quán ăn
Vấn đề PCCC là một vấn đề xã hội đặc biệt được coi trọng bởi thiệt hại từ hỏa hoạn gây ra không chỉ về kinh tế mà còn ảnh hưởng đến tính mạng, làm mất trật tự xã hội và gây nên nỗi lo lắng trong cộng đồng. Hiểu được hậu quả nghiêm trọng đó, để hạn chế tình trạng xảy ra hỏa hoạn không đáng có thì Nhà nước, Pháp luật Việt Nam đã có những quy định phòng cháy chữa cháy cụ thể.
Hiện nay, văn bản pháp luật quy định về phòng cháy chữa cháy được ban hành bởi luật phòng cháy chữa cháy 2001 và luật sửa đổi bổ sung luật phòng cháy 2013 đi kèm đó là các văn bản hướng dẫn. Trong đó tại mục III Danh mục cơ sở thuộc diện phải thông báo cho cơ quan cảnh sát PCCC về việc đảm bảo quy định về PCCC được quy định tại nghị định 79/2014/QĐ-CP.
Vậy theo danh mục quy định đó thì quy định phòng cháy chữa cháy đối với quán ăn như thế nào? Xét theo các quy định tại danh mục III của nghị định thì quán ăn, quán ăn không thuộc đơn vị phải làm thủ tục thông báo PCCC. Tuy nhiên, để đảm bảo an toàn PCCC thì các hộ, đơn vị kinh doanh quán ăn bắt buộc phải trang bị thiết bị PCCC bắt buộc.
Quy định về điều kiện cấp pccc đối với quán ăn
Để được nhận giấy chứng nhận phòng cháy chữa cháy, cơ sở sản xuất kinh doanh có nguy hiểm về cháy nổ được pháp luật chỉ rõ phải bảo đảm các điều kiện an toàn về phòng cháy và chữa cháy.
Cụ thể như sau:
Có nội quy, biển cấm, biển báo, sơ đồ hoặc biển chỉ dẫn về phòng cháy và chữa cháy, thoát nạn phù hợp với quy chuẩn, tiêu chuẩn về phòng cháy và chữa cháy hoặc theo quy định của Bộ Công an;
Có lực lượng phòng cháy và chữa cháy cơ sở, chuyên ngành tương ứng với loại hình cơ sở, được huấn luyện nghiệp vụ phòng cháy và chữa cháy và tổ chức sẵn sàng chữa cháy đáp ứng yêu cầu chữa cháy tại chỗ theo quy định, trừ trường hợp trạm biến áp được vận hành tự động;
Có phương án chữa cháy được cấp có thẩm quyền phê duyệt;
Hệ thống điện, chống sét, chống tĩnh điện, thiết bị sử dụng điện, sinh lửa, sinh nhiệt, việc sử dụng nguồn lửa, nguồn nhiệt phải bảo đảm an toàn về phòng cháy và chữa cháy phù hợp với quy chuẩn, tiêu chuẩn về phòng cháy và chữa cháy hoặc theo quy định của Bộ Công an;
Có hệ thống giao thông, cấp nước, thông tin liên lạc phục vụ chữa cháy, hệ thống quản lý cơ sở dữ liệu về phòng cháy, chữa cháy và truyền tin báo sự cố, hệ thống báo cháy, chữa cháy, ngăn cháy, ngăn khói, thoát nạn, phương tiện phòng cháy và chữa cháy khác, phương tiện cứu người bảo đảm về số lượng, chất lượng phù hợp với quy chuẩn, tiêu chuẩn về phòng cháy và chữa cháy hoặc theo quy định của Bộ Công an;
Có Giấy chứng nhận thẩm duyệt thiết kế và văn bản thẩm duyệt thiết kế (nếu có) và văn bản chấp thuận kết quả nghiệm thu về phòng cháy và chữa cháy của cơ quan Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy đối với dự án, công trình thuộc danh mục quy định tại Phụ lục V ban hành kèm theo Nghị định 136/2020/NĐ-CP, trừ các cơ sở quốc phòng hoạt động phục vụ mục đích quân sự và phương tiện giao thông cơ giới có yêu cầu đặc biệt về bảo đảm an toàn phòng cháy và chữa cháy được các cơ sở quốc phòng chế tạo hoặc hoán cải chuyên dùng cho hoạt động quân sự.
Hồ sơ cấp PCCC đối với quán ăn
Để được cơ quan có thẩm quyền cấp giấy chứng nhận phòng cháy chữa cháy, chủ quán ăn có trách nhiệm cần chuẩn bị hồ sơ bao gồm những tài liệu sau:
- Đơn đề nghị cơ quan có thẩm quyền cấp giấy chứng nhận đã đủ điều kiện về phòng cháy, chữa cháy.
- Giấy chứng nhận thẩm quyền về phòng cháy và chữa cháy (bản sao có công chứng chứng thực)
- Văn bản nghiệm thi về việc phòng cháy, chữa cháy đối với những cơ sở mới cải tạo hay mới xây dựng, các phương tiện giao thông cơ giới cần phải bảo đảm an toàn về phòng cháy và chữa cháy khi hoán cải hay đóng mới.
- Biên bản kiểm tra an toàn về phòng cháy và chữa cháy đối với các cơ sở và phương tiện giao thông cơ giới khác ( bản sao có công chứng chứng thực).
- Bản thống kê toàn bộ những phương tiện phòng cháy, chữa cháy và các phương tiện cứu người đã trang bị
- Các phương án chữa cháy của doanh nghiệp
- Quyết định của doanh nghiệp về việc thành lập đội phòng cháy, chữa cháy cơ sở.
- Danh sách cá nhân đã qua đợt huấn luyện về việc phòng cháy, chữa cháy.
Cơ quan tiếp nhận:
- Cục Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ;
- Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy cấp tỉnh;
- Phòng Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ Công an cấp tỉnh.
Thiết bị PCCC trong quán ăn
Cũng tương tự như các ngành nghề kinh doanh khác.
Quán ăn, quán ăn luôn ẩn chứa những rủi ro trong nguy cơ cháy, nổ.
Nhà bếp, thiết bị nấu ăn là những vị trí có nguy cơ cháy nổ gây nguy hiểm.
Do đó, quán ăn cần chuẩn bị sẵn sàng thiết bị PCCC để dập tắt đám cháy khi chúng vừ phát tác, tránh lây lan.
Bình chữa cháy phải được kiểm tra và bố trí khắp các quán ăn.
Tất cả các nhân viên phải được đào tạo để nhanh chóng sử dụng khi gặp trường hợp khẩn cấp.
Theo quy định của Bộ Công an thì quán ăn thuộc danh mục quy định lắp đặt hệ thống báo cháy.
Vì vậy, phải thiết lập hệ thống báo cháy và chữa cháy.
Phải có ít nhất một hệ thống cảm biến khói, báo cháy ở tất cả các phòng kín.
Hệ thống báo cháy nên có cả hướng dẫn và khả năng kích hoạt tự động.
Hệ thống có khả năng phát hiện sự cố khi có khói gia tăng hoặc nhiệt gia tăng đột ngột một cách linh hoạt
Hệ thống rỏ rỉ nên được gắn vào hệ thống báo cháy có tại tòa nhà.
Tất cả các thiết bị nấu phải có hệ thống chữa cháy tự động có khả năng dập tắt đám cháy tự động gây ra bởi các thiết bị.
Thiết lập hệ thống phun nước phải bao gồm tất cả các khu vực chỗ ngồi, khu vực làm mát và tủ động.
Thiết kế xây dựng hệ thống PCCC cho quán ăn
Để đảm bảo an toàn PCCC thì phòng cháy luôn tốt hơn chữa cháy.
Các không gian phải tuân thủ các tiêu chuẩn xây dựng tiến hành về phòng cháy chữa cháy.
Cần xây dựng một rào chắn lửa giữa các khu vực nấu ăn và phần còn lại của quán ăn
Khu vực bảo quản cách khu vực nấu ăn và các nguồn nhiệt ít nhất 36 inch (1 inch = 2,54 cm).
Các dụng cụ, thiết bị vật tư phải được lưu trữ ở khu vực ổn định, không chặn bất kỳ cửa thoát hiểm nào.
Các hệ thống điện phải có khả năng xử lý công suất quá tải của quán ăn
Thiết bị bảo vệ chống rò điện qua đất phải được cài đặt trên thiết bị điện trong khu vực ẩm ướt.
Trang bị cửa thoát hiểm cho pccc cho quán ăn
Nguyên nhân gây tử vong trong khi cháy quán ăn chính là không có lốt thoát khi xảy ra cháy.
Quán ăn nên thiết kế ít nhất 2 lối ra cho lối ngăn khói.
Cần trang bị hệ thống chiếu sáng khẩn cấp (đèn exit, đèn sự cố).
Hệ thống đèn phải được lắp đặt gần lối ra, để có thể dễ dàng ra một cách an toàn.
Lối thoát hiểm cần đánh dâu lối ra một cách rõ ràng.
Lối thoát hiểm thì nên sử dụng cửa thoát hiểm chuyên dụng.
Không có ổ khóa để cho trường hợp có sự cố xảy ra dễ dàng thoát hiểm một cách nhanh chóng, an toàn ra ngoài.
Hướng dẫn cách phòng cháy chữa cháy cho khu nhà bếp
Luôn trông chừng món ăn đang nấu trong bếp
Nguyên nhân gây cháy phổ biến nhất là do mọi người không chú ý trông chừng thức ăn đang đun trên bếp. Đừng rời phòng bếp khi bạn đang nấu món ăn. Nếu cần thiết phải ra ngoài, hãy tắt bếp và nhắc nồi, chảo xuống.
Xem lại quần áo
Tay áo quá dài, rũ lòng thòng, một cái áo sơ mi rộng thùng thình hay cái tạp dề… đều có thể vô tình bắt lửa. Vì vậy, bạn nên ăn mặc thật gọn gàng, chọn những chiếc áo vừa vặn, ngắn tay và cột tạp dề thật chặt khi vào bếp.
Chú ý đến những đồ vật quanh bếp lò
Khăn lau, găng tay hở ngón dùng khi nấu bếp, những dụng cụ làm từ chất liệu dễ cháy và ngay cả màn cửa đều có thể bắt lửa dễ dàng nếu chúng được đặt gần bếp lò đang cháy. Phải để những thứ dễ cháy cách xa bếp và phải cẩn thận khi dùng khăn nhấc nồi ra khỏi bếp đang cháy. Sử dụng găng tay hở ngón là phù hợp nhất. Nếu phải dùng khăn, chú ý đừng để phần khăn còn dư rơi xuống phía dưới và chạm vào bếp đang nóng.
Đặt bình cứu hoả trong hoặc gần phòng bếp
Trong trường hợp xảy ra cháy, bình cứu hoả sẽ là dụng cụ cần thiết nhất giúp bạn dập tắt lửa kịp thời. Tuy nhiên, phải chắc chắn là bạn thật sự biết cách sử dụng chúng.
Thường xuyên thay pin cho máy dò khói
Sẽ rất có ích nếu bạn đặt máy dò khói trong phòng bếp hoặc ở phòng bên cạnh. Nhưng, mua một chiếc máy dò khói chưa đủ, bạn phải đảm bảo máy luôn hoạt động tốt bằng cách thường xuyên kiểm tra và thay pin cho máy khoảng 6 tháng 1 lần.
Không được đổ dầu nóng vào thùng rác
Tuyệt đối không đun dầu ở nhiệt độ quá cao vì có thể gây cháy. Bạn cũng không được đổ dầu nóng vào thùng rác. Ngay cả khi dầu không còn cháy, nó vẫn có thể làm cháy những thứ khác có trong thùng rác. Bạn nên chờ dầu nguội đi, rót chúng vào một cái lọ cũ, rồi mới vứt vào thùng rác.
Tắt nến
Một bữa tối lung linh trong ánh nến sẽ rất lãng mạn, nhưng nến cũng là một trong những nguyên nhân phổ biến gây cháy nhà. Bên cạnh việc sử dụng những loại nến to, ngắn (loại nến này ít bị nghiêng, đổ khi đang cháy), bạn nên tắt nến ngay khi sử dụng xong hay khi rời khỏi phòng.
Chuẩn bị đối phó với đám cháy
Dù không hề muốn có cháy xảy ra nhưng bạn cũng cần lập kế hoạch đối phó để đề phòng tình huống xảy ra cháy. Cách tốt nhất khi xảy ra cháy trên bếp là đậy ngay nắp nồi hoặc chảo đang nấu để dập lửa trong nồi, chảo.
Tuyệt đối không đổ nước vào xoong, nồi đang cháy hay nhấc chúng cho vào bồn rửa chén. Điều này không chỉ làm đám cháy lan sang khu vực bồn rửa mà còn khiến bạn có nguy cơ bị bỏng.
Có kế hoạch thoát khỏi đám cháy
Cài sẵn số điện thoại cứu hoả (114) vào điện thoại và thảo luận với các thành viên trong gia đình về kế hoạch thoát khỏi đám cháy bao gồm việc thoát ra khỏi nhà và tập trung tại một địa điểm nào đó.
Ghi nhớ nguyên tắc: “Dừng lại, nằm xuống và lăn”
Trong trường hợp bị lửa bắt vào người, bạn hãy làm theo nguyên tắc: “Dừng lại, nằm xuống và lăn”. Đừng cố gắng chạy khi quần áo đang bắt lửa và cháy, hãy ngừng lại, nằm xuống đất và lăn người để dập lửa. Sau đó, đến ngay bệnh viện để điều trị vết bỏng.
Mời bạn xem thêm bài viết
- Quy định về PCCC đối với hộ kinh doanh cá thể?
- Cơ sở nào bắt buộc lắp đặt hệ thống PCCC?
- Biên bản kiểm tra, bảo dưỡng hệ thống PCCC mới năm 2022
Khuyến nghị
Luật sư X tự hào là hệ thống công ty Luật cung cấp các dịch vụ pháp lý trên toàn quốc. Với vấn đề trên, công ty chúng tôi cung cấp dịch vụ tư vấn luật dân sự đảm bảo hiệu quả với chi phí hợp lý nhằm hỗ trợ tối đa mọi nhu cầu pháp lý của quý khách hàng, tránh các rủi ro phát sinh trong quá trình thực hiện.
Thông tin liên hệ
Vấn đề “Phòng cháy chữa cháy quán ăn” đã được Luật sư X giải đáp thắc mắc ở bên trên. Với hệ thống công ty Luật sư X chuyên cung cấp dịch vụ pháp lý trên toàn quốc. Chúng tôi sẽ giải đáp mọi thắc mắc của quý khách hàng liên quan tới dịch vụ tạm dừng công ty… Với đội ngũ luật sư, chuyên viên, chuyên gia dày dặn kinh nghiệm, chúng tôi sẽ giúp quý khách giải quyết vấn đề một cách nhanh chóng, thuận tiện, tiết kiệm chi phí và ít đi lại. Chi tiết vui lòng liên hệ tới hotline: 0833102102
Câu hỏi thường gặp
Một số cơ sở bắt buộc lắp đặt hệ thống PCCC, vậy hệ thống PCCC gồm có những phương tiên gì? Hệ thống PCCC được hiểu là tổng hợp các biện pháp nhằm hạn chế tối đa nguy cơ bùng phát cháy nổ.
Hệ thống phòng cháy và chữa cháy, gồm có:
– Hệ thống chữa cháy ban đầu;
– Hệ thống chữa cháy di động;
– Hệ thống chữa cháy bằng nước và bọt;
– Hệ thống chữa cháy bằng bột;
– Hệ thống chữa cháy bằng khí;
– Hệ thống báo cháy tự động;
– Hệ thống báo nồng độ khí cháy;
– Hệ thống báo động cháy và báo động chung.
Căn cứ Luật phòng cháy và chữa cháy 2001 quy định Biện pháp cơ bản trong phòng cháy
– Quản lý chặt chẽ và sử dụng an toàn các chất cháy, chất nổ, nguồn lửa, nguồn nhiệt, thiết bị và dụng cụ sinh lửa, sinh nhiệt, chất sinh lửa, sinh nhiệt; bảo đảm các điều kiện an toàn về phòng cháy.
– Thường xuyên, định kỳ kiểm tra phát hiện các sơ hở, thiếu sót về phòng cháy và có biện pháp khắc phục kịp thời.