Quy định PCCC nhà 5 tầng như thế nào?

30/12/2022
Quy định PCCC nhà 5 tầng
425
Views

Luật Phòng cháy chữa cháy (PCCC) quy định chi tiết thi hành một số điều của luật phòng cháy và chữa cháy và quy định về danh mục cơ sở thuộc diện phải thông báo với cơ quan cảnh sát phòng cháy và chữa cháy về việc bảo đảm các điều kiện an toàn phòng cháy và chữa cháy trước khi đưa vào sử dụng. Trong đó nhiều người thắc mắc là với nhà cao tầng thì có thuộc danh mục quản lý phòng cháy chữa cháy hay không. Vậy quy định PCCC nhà 5 tầng như thế nào?

Bài viết sau sẽ giải đáp thắc mắc về vấn đề này. Luật sư 247 hi vọng sẽ mang lại thông tin hữu ích cho bạn.

Căn cứ pháp lý

  • Nghị định 79/2014/NĐ-CP
  • Thông tư 66/ 2014 TT- BCA

PCCC là gì?

PCCC là một cụm từ cấu tạo bởi 2 vế là phòng cháy(PC) và chữa cháy(CC). Nó cũng đã thể hiện được ý nghĩ chủ yếu của nó.

Phòng cháy ở đây là sự phòng ngừa và ngăn chặn những tình huống cháy nổ xảy ra.
Còn chữa cháy là chỉ công tác xử lý khi đã xuất hiện tín hiệu cháy nổ.
PCCC là việc làm vô cùng quan trọng mà mọi người điều cần biết. Trong công tác PCCC cần sự phối hợp của cả người dẫn lẫn người có nghiệp vụ nhằm hạn chế tối đa những thiệt hại khi tình trạng cháy nổ xảy ra.

PCCC là nhiệm vụ của toàn xã hội từ cá nhân đến tổ chức, doanh nghiệp. Vậy nên để có thể nắm rõ được các biện pháp phòng chống hiệu quả bạn cần tham khảo từ nhiều nguồn thông tin khác nhau để trang bị cho mình những kiến thức về PCCC chính xác nhất.

Cơ sở thuộc diện quản lý về phòng cháy và chữa cháy

Cơ sở thuộc đối tượng điều chỉnh của Luật phòng cháy và chữa cháy gồm; Cơ sở là nơi sản xuất, kinh doanh, công trình công cộng, trụ sở làm việc, khu chung cư và công trình độc lập khác theo danh mục do Chính phủ quy định.

Gồm các cơ sở sau:

  1. Trụ sở cơ quan nhà nước các cấp.
  2. Nhà chung cư; nhà tập thể, nhà ở ký túc xá; nhà hỗn hợp.
  3. Nhà trẻ, trường mẫu giáo, mầm non; trường tiểu học, trung học cơ sở; trung học phổ thông, trường phổ thông có nhiều cấp học;

Trường cao đẳng, đại học, học viện; trường trung cấp chuyên nghiệp; trường dạy nghề; cơ sở giáo dục thường xuyên; cơ sở giáo dục khác được thành lập theo Luật Giáo dục.

  1. Bệnh viện; phòng khám đa khoa, khám chuyên khoa, nhà điều dưỡng, phục hồi chức năng, chỉnh hình, nhà dưỡng lão, cơ sở phòng chống dịch bệnh, trung tâm y tế, cơ sở y tế khác được thành lập theo Luật Khám bệnh, chữa bệnh.
  2. Nhà hát, rạp chiếu phim, rạp xiếc; trung tâm hội nghị, tổ chức sự kiện; nhà văn hóa, cơ sở kinh doanh dịch vụ karaoke, vũ trường; quán bar, câu lạc bộ, thẩm mỹ viện, kinh doanh dịch vụ xoa bóp, công viên giải trí, vườn thú, thủy cung.
  3. Chợ; trung tâm thương mại, điện máy; siêu thị; cửa hàng bách hóa; cửa hàng tiện ích; nhà hàng, cửa hàng ăn uống.
  4. Khách sạn, nhà khách, nhà nghỉ; nhà trọ, cơ sở lưu trú khác được thành lập theo Luật Du lịch.
  5. Nhà làm việc của các doanh nghiệp, tổ chức chính trị, xã hội.
  6. Bảo tàng, thư viện; nhà triển lãm; nhà trưng bày, nhà lưu trữ, nhà sách, nhà hội chợ; cơ sở tôn giáo.
  7. Bưu điện, cơ sở truyền thanh, truyền hình, viễn thông; nhà lắp đặt thiết bị thông tin; trung tâm lưu trữ, quản lý dữ liệu.
  8. Sân vận động; nhà thi đấu thể thao; cung thể thao trong nhà; trung tâm thể dục, thể thao; trường đua, trường bắn; cơ sở thể thao khác được thành lập theo Luật Thể dục, thể thao.
  9. Cảng hàng không; đài kiểm soát không lưu; bến cảng biển; cảng cạn; cảng thủy nội địa; bến xe khách; trạm dừng nghỉ; nhà ga đường sắt; nhà chờ cáp treo vận chuyển người; công trình tàu điện ngầm;

Cơ sở đăng kiểm phương tiện giao thông cơ giới; cửa hàng kinh doanh, sửa chữa, bảo dưỡng ô tô, mô tô, xe gắn máy.

  1. Gara để xe ô tô, bãi trông giữ xe được thành lập theo quy định của pháp luật.
  1. Hầm đường bộ, hầm đường sắt có chiều dài từ 500 m trở lên.
  2. Cơ sở hạt nhân; cơ sở sản xuất, kinh doanh, bảo quản, sử dụng vật liệu nổ công nghiệp và tiền chất thuốc nổ; kho vật liệu nổ công nghiệp, tiền chất thuốc nổ; cảng xuất, nhập vật liệu nổ công nghiệp, tiền chất thuốc nổ; kho vũ khí, công cụ hỗ trợ.
  3. Cơ sở khai thác, chế biến, sản xuất, vận chuyển, kinh doanh, bảo quản dầu mỏ và sản phẩm dầu mỏ, khí đốt trên đất liền; kho dầu mỏ và sản phẩm dầu mỏ, kho khí đốt; cảng xuất, nhập dầu mỏ và sản phẩm dầu mỏ, khí đốt;

Câu xăng dầu, cửa hàng kinh doanh chất lỏng dễ cháy; cửa hàng kinh doanh khí đốt.

  1. Cơ sở công nghiệp có hạng nguy hiểm cháy, nổ A, B, C, D, E.
  2. Nhà máy điện; trạm biến áp có điện áp từ 110 kV trở lên.
  3. Hầm có hoạt động sản xuất, bảo quản, sử dụng chất cháy, nổ; kho hàng hóa, vật tư cháy được hoặc hàng hóa, vật tư không cháy đựng trong các bao bì cháy được; bãi chứa hàng hóa, vật tư, phế liệu cháy được có diện tích từ 500 m2 trở lên.
  4. Cơ sở khác không thuộc danh mục từ mục 1 đến mục 19 có trạm cấp xăng dầu nội bộ hoặc có sử dụng hệ thống cấp khí đốt trung tâm có tổng lượng khí sử dụng từ 70kg trở lên.
  5. Nhà để ở kết hợp sản xuất, kinh doanh hàng hóa, chất dễ cháy, hàng hóa đựng trong bao bì cháy được của hộ gia đình.

Các biện pháp cơ bản trong PCCC

Phòng cháy

Để có thể ngăn chặn và đề phòng cháy nổ xảy ra cần triệt tiêu những nguy cơ tiềm ẩn. Một số nguy cơ tiềm ẩn có thể kế đến như điện, gas, xăng, dầu hỏa,… Nên hạn lựa chọn những giải pháp sử dụng an toàn nhất có thể, đảm bảo thay thế các vật liệu khó bắt lửa ở nhà ở lẫn cơ quan, doanh nghiệp.

Thứ hai, bạn cần ngăn cách các nguồn cháy với chất cháy, không để chúng ở gần nhau. Tốt nhất nên xây tường hoặc cửa ngăn cháy để đảm bảo an toàn cho bản thân và mọi người. Cần đảm bảo thực hiện đúng theo các kiến thức về PCCC.

Cuối cùng, mỗi gia đình hoặc doanh nghiệp cần phải trang bị đủ thiết bị PCCC cần thiết. Lắp đặt đầy đủ các hệ thống báo cháy để kịp thời xử lý.

Chữa cháy

Nếu không mai xảy ra cháy nổ bạn cần thực hiện một số biện pháp PCCC sau:

Cần phải ngăn chặn chất cháy tiếp xúc với môi trường để hạn chế cháy lan. Hạn chế bằng cách dùng các thiết bị chứa chất chữa cháy để phủ lên chất cháy. Lúc này cần đưa vật cháy ra xa vùng cháy để đám cháy không cháy lớn hơn. Có thể lấy bất kỳ loại vật dụng nào gần nhất để xử lý một cách nhanh chóng nhất.
Đảm bảo sử dụng đúng chất chữa cháy để xịt vào đám cháy. Mục đích là để làm loãng đi khí oxi có trong đó, vì oxi là khí duy trì sự cháy. Bạn có thể chữa cháy bằng các chất như nitơ, CO2,… Đây là một trong những giải pháp PCCC hiệu quả nhất.

Sử dụng nước là cách hầu hết mọi người thường dùng nhất. Nhưng nước chỉ được sử dụng với đám cháy thường. Còn đối với đám cháy có điện tuyệt đối không được dùng nước để dập lửa, bởi nước là một chất lỏng dẫn điện, rất nguy hiểm khi sử dụng. Nên thận trọng khi sử dụng để đảm bảo an toàn về PCCC.

Quy định PCCC nhà 5 tầng
Quy định PCCC nhà 5 tầng

Nhà 5 tầng có phải xin giấy phép phòng cháy chữa cháy không?

Theo Điều 4 Thông tư 33/2010/TT-BCA quy định như sau:

“Điều 4. Điều kiện về an ninh, trật tự

  1. Người đứng đầu doanh nghiệp, chi nhánh, văn phòng đại diện và người đại diện theo pháp luật của cơ sở kinh doanh có điều kiện về an ninh, trật tự phải có lý lịch rõ ràng và không thuộc một trong các trường hợp quy định tại Điều 3 Nghị định số 72/2009/NĐ-CP
  2. Phải duy trì và đảm bảo thực hiện đúng các điều kiện về an ninh, trật tự trong suốt quá trình hoạt động kinh doanh; chấp hành quy định về trật tự, an toàn công cộng, vệ sinh môi trường và không nằm trong khu vực, địa điểm mà pháp luật cấm hoạt động kinh doanh.
  3. Ngoài quy định tại khoản 1, khoản 2 Điều này, các cơ sở kinh doanh sau đây còn phải bảo đảm các điều kiện về phòng cháy, chữa cháy như sau:

a) Các cơ sở sản xuất, kinh doanh, bảo quản, sử dụng vật liệu nổ công nghiệp và Nitrat Amon hàm lượng cao (từ 98,5% trở lên); sản xuất, kinh doanh gas; sản xuất pháo hoa; kinh doanh vũ trường; kinh doanh lưu trú và cho tổ chức, cá nhân người nước ngoài thuê nhà để ở hoặc làm văn phòng từ 7 tầng trở lên phải có Giấy chứng nhận đủ điều kiện về phòng cháy và chữa cháy.

b) Các cơ sở kinh doanh lưu trú và cho tổ chức, cá nhân người nước ngoài thuê nhà để ở hoặc làm văn phòng từ 6 tầng trở xuống; sản xuất, kinh doanh, sửa chữa công cụ hỗ trợ; trò chơi điện tử có thưởng dành cho người nước ngoài, casino; hoạt động in (trừ photocopy màu); kinh doanh dịch vụ cầm đồ; kinh doanh karaoke; xoa bóp (massage) phải có biên bản kiểm tra an toàn về phòng cháy và chữa cháy.

  1. Đối với các cơ sở kinh doanh có sử dụng vật liệu nổ công nghiệp thì Giấy chứng nhận đủ điều kiện về phòng cháy và chữa cháy trong thành phần hồ sơ đề nghị cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện về an ninh, trật tự là Giấy chứng nhận đủ điều kiện về phòng cháy và chữa cháy tại khu vực kho bảo quản vật liệu nổ công nghiệp. Trường hợp cơ sở kinh doanh thuê kho bảo quản vật liệu nổ công nghiệp thì phải có giấy tờ để chứng minh việc thuê kho.
  2. Các cơ sở kinh doanh có điều kiện về an ninh, trật tự thuộc một trong các trường hợp sau đây không phải nộp Giấy chứng nhận đủ điều kiện về phòng cháy và chữa cháy hoặc biên bản kiểm tra an toàn về phòng cháy và chữa cháy:

a) Cơ sở nằm trong các tòa nhà đã được thiết kế, thẩm duyệt về phòng cháy và chữa cháy.

b) Các cơ sở sản xuất con dấu; dịch vụ đòi nợ; dịch vụ tẩm quất; photocopy màu; sản xuất, kinh doanh thiết bị phát tín hiệu của xe được quyền ưu tiên.”

Như vậy theo quy định của pháp luật cụ thể tại điểm b, Khoản 3 Điều 4 Thông tư 33/2010/TT-BCA quy định cụ thể điều kiện về an ninh, trật tự đối với một số ngành, nghề kinh doanh có điều kiện. Nếu trong trường hợp bạn cho tổ chức, cá nhân để làm cơ sở kinh doanh lưu trú và cho tổ chức, cá nhân người nước ngoài thuê nhà để ở.

Quy định PCCC nhà 5 tầng

Điểm 6.1.3 TCVN 3890:2009 quy định như sau:

“6.1.3. Các loại nhà và công trình phải trang bị hệ thống báo cháy tự động.

a) Nhà hành chính, trụ sở làm việc của cơ quan chính quyền, tổ chức chính trị, xã hội cấp huyện trở lên; nhà hành chính, trụ sở, nhà văn phòng làm việc khác từ 5 tầng trở lên hoặc có khối tích từ 5.000m3 trở lên;

b) Khách sạn; nhà khách, nhà nghỉ, nhà trọ từ 5 tầng trở lên hoặc có khối tích từ 5.000m3 trở lên, nhà ở khác cao từ bảy tầng trở lên;

c) Nhà, công trình thuộc cơ sở nghiên cứu khoa học, công nghệ từ năm tầng trở lên hoặc có khối tích 5.000m3 trở lên;

d) Trường học, cơ sở giáo dục, bệnh viện, nhà điều dưỡng từ năm tầng trở lên hoặc có khối tích tổng cộng từ 5.000m3 trở lên; nhà trẻ, mẫu giáo có 100 cháu trở lên hoặc có khối tích tổng cộng từ 1.000m3 trở lên; cơ sở y tế khám, chữa bệnh khác có từ 50 giường trở lên;

đ) Rạp hát, rạp chiếu phim, hội trường, nhà văn hóa, nhà thi đấu thể thao, những nơi tập trung đông người khác có thiết kế từ 200 chỗ ngồi trở lên; vũ trường; câu lạc bộ, cơ sở dịch vụ vui chơi giải trí và những công trình công cộng khác có diện tích từ 200 m2 trở lên hoặc có khối tích từ 1000 m3 trở lên;

e) Chợ, trung tâm thương mại thuộc loại kiên cố và bán kiên cố

g) Nhà lưu trữ, thư viện, bảo tàng, triển lãm;

h) Đài phát thanh, truyền hình, cơ sở bưu chính viễn thông từ cấp huyện trở lên;

i) Cảng hàng không; nhà ga đường sắt loại một (ga hàng hóa và ga hành khách); Nhà để xe ôtô, xe máy có khối tích từ 5000m3 trở lên;

k) Nhà sản xuất, công trình sản xuất có chất, hàng hóa cháy được với khối tích từ 5000m3 trở lên;

l) Nhà máy điện; trạm biến áp đặt trong nhà;

m) Kho, cảng xuất nhập xăng dầu, khí đốt hóa lỏng;

n) Kho hàng hóa, vật tư có nguy hiểm cháy khác với khối tích từ 1000m3 trở lên;

o) Trung tâm chỉ huy, điều độ, điều hành, điều khiển quy mô khu vực và quốc gia thuộc các lĩnh vực;

p) Công trình an ninh, quốc phòng có nguy hiểm về cháy, nổ hoặc có yêu cầu bảo vệ đặc biệt;

q) Các công trình ngầm có nguy hiểm cháy nổ, tầng hầm.”

Kết luận:
Như vậy: Căn cứ quy định được trích dẫn trên đây thì các loại nhà và công trình là nhà khách, nhà nghỉ, nhà trọ từ 5 tầng trở lên hoặc có khối tích từ 5.000m3 trở lên, nhà ở khác cao từ bảy tầng trở lên thuộc trường hợp bắt buộc phải trang bị hệ thống báo cháy tự động.

Đồng nghĩa, các công trình là nhà khách, nhà nghỉ, nhà trọ, nhà ở sau đây không bắt buộc phải trang bị hệ thống báo cháy tự động:

  • Nhà khách, nhà nghỉ, nhà trọ dưới 5 tầng;
  • Nhà khách, nhà nghỉ, nhà trọ có khối tích dưới 5.000m3;
  • Nhà ở dưới 7 tầng.
  • Nhà ở 5 tầng (Chỉ dùng với mục đích để ở, không kinh doanh) không phải trang bị hệ thống báo cháy tự động.

Hồ sơ và thời gian thẩm duyệt PCCC

Các bản vẽ nêu trên được làm 3 bộ có đóng dấu của chủ đầu tư và cơ quan thiết kế. Sau khi thẩm duyệt xong, Sở PCCC trả lại 2 bộ, giữ lại 1 bộ để kiểm tra thi công và nghiệm thu sau khi công trình hoàn tất. Hồ sơ được nộp tại Phòng tiếp dân của Sở PCCC. Thời gian thẩm duyệt được tính từ khi nhận đủ hồ sơ hợp lệ không quá 20 ngày. Các bản vẽ thuyết minh bằng tiếng nước ngoài phải được dịch ra tiếng Việt. Nếu công trình cao từ 7 tầng trở lên sau khi được nghiệm thu sẽ được cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện PCCC trước khi hoạt động.

Mời bạn xem thêm bài viết

Khuyến nghị

Đội ngũ công ty Luật sư X luôn sẵn sàng lắng nghe, giải đáp, cung cấp dịch vụ liên quan đến luật dân sự. Với các luật sư có chuyên môn cao cùng kinh nghiệm dày dặn, chúng tôi sẽ hỗ trợ 24/7 giúp bạn tiết kiệm chi phí và ít đi lại.

Thông tin liên hệ

Trên đây là nội dung bài viết liên quan đến vấn đề “Quy định PCCC nhà 5 tầng” Hy vọng bài viết có ích cho độc giả, Luật sư X với đội ngũ luật sư, luật gia và chuyên viên pháp lý dày dặn kinh nghiệm, chúng tôi sẽ cung cấp dịch vụ pháp lý như soạn thảo mẫu đơn ly hôn với người nước ngoài…. Chúng tôi luôn sẵn sàng lắng nghe mọi thắc mắc của quý khách hàng. Thông tin chi tiết quý khách hàng vui lòng liên hệ qua số hotline: 0833102102

Câu hỏi thường gặp

Lực lượng phòng cháy và chữa cháy?

Lực lượng phòng cháy và chữa cháy là lực lượng nòng cốt trong hoạt động phòng cháy và chữa cháy của toàn dân bao gồm:
– Lực lượng dân phòng;
– Lực lượng phòng cháy và chữa cháy cơ sở;
– Lực lượng phòng cháy và chữa cháy chuyên ngành;
– Lực lượng Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy.

Hộ kinh doanh để xảy ra cháy nổ bị phạt như thế nào?

Theo Điều 50 Nghị định 144/2021/NĐ-CP:
Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 100.000 đồng đến 300.000 đồng đối với hành vi vi phạm quy định an toàn phòng cháy và chữa cháy để xảy ra cháy, nổ mà gây thiệt hại về tài sản từ 50.000.000 đồng đến dưới 100.000.000 đồng.
Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:
a) Vi phạm quy định về phòng cháy và chữa cháy để xảy ra cháy, nổ mà gây thiệt hại về tài sản trên 100.000.000 đồng;
b) Vi phạm quy định về phòng cháy và chữa cháy gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 01 người mà tỷ lệ tổn thương cơ thể dưới 61%;
c) Vi phạm quy định về phòng cháy và chữa cháy gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này dưới 61%.
Người vi phạm còn bị buộc chi trả toàn bộ chi phí khám bệnh, chữa bệnh đối với nạn nhân.

5/5 - (1 bình chọn)
Chuyên mục:
Luật khác

Comments are closed.