Việc kinh doanh dịch vụ viễn thông vào thời điểm dịch bệnh có thể thu được nguồn lợi nhuận lớn. Bởi vào thời điểm này, việc sử dụng dịch vụ internet tăng cao. Nhiều doanh nghiệp có xu hướng kinh doanh dịch vụ viễn thông. Tuy nhiên, để hoạt động một cách bình thường, hàng năm doanh nghiệp viễn thông phải đóng một loại phí. Đó là phí quyền hoạt động viễn thông. Vậy phí quyền hoạt động viễn thông là gì? Luật Sư 247 có nhận được câu hỏi như sau.
Chào Luật sư 247, tôi có thắc mắc như sau. Tôi có mở một công ty tư nhân kinh doanh dịch vụ viễn thông gần đây. Cơ quan chức năng có thông báo cho tôi phải đóng phí quyền hoạt động viễn thông. Vậy cho tôi hỏi đây là loại phí gì, có tốn nhiều tiền không? Mong Luật Sư có thể giải đáp nhanh chóng giúp tôi. Xin cảm ơn Luật Sư.
Luật sư 247 xin tư vấn như sau:
Phí quyền hoạt động viễn thông là gì?
Theo quy định, phí quyền hoạt động viễn thông là khoản tiền tổ chức trả cho Nhà nước; để được quyền thiết lập mạng, cung cấp dịch vụ viễn thông. Phí quyền hoạt động viễn thông được xác định trên cơ sở phạm vi, quy mô mạng viễn thông, doanh thu dịch vụ viễn thông; số lượng và giá trị tài nguyên viễn thông được phân bổ; mức sử dụng không gian, mặt đất, lòng đất, đáy sông, đáy biển để thiết lập mạng viễn thông, xây dựng công trình viễn thông, điểm cung cấp dịch vụ viễn thông công cộng.
Như vậy, phí quyền hoạt động viễn thông là khoản tiền mà doanh nghiệp viễn thông trả cho Nhà nước; để có quyền tham gia kinh doanh, hoạt động trên thị trường viễn thông. Có thể hiểu như đây là một loại “thuế” để cơ quan quản lý Nhà nước duy trì cho doanh nghiệp một môi trường cạnh tranh trong lĩnh vực viễn thông.
Phí quyền hoạt động viễn thông được xác định nhằm thi hành chính sách của Nhà nước về viễn thông trong từng thời kỳ; và bảo đảm bù đắp chi phí cho công tác quản lý viễn thông. Khoản nộp phí quyền hoạt động viễn thông được hạch toán vào chi phí kinh doanh của tổ chức, doanh nghiệp.
Mời bạn đọc tham khảo:
- Luật viễn thông 2009 ban hành ngày 23/11/2009
- Thủ tục gia hạn giấy phép kinh doanh dịch vụ viễn thông
Về việc nộp phí quyền hoạt động viễn thông
Về nguyên tắc nộp phí
Tổ chức được cấp giấy phép viễn thông có trách nhiệm nộp phí quyền hoạt động viễn thông theo nguyên tắc sau:
- Doanh nghiệp được cấp giấy phép thiết lập mạng viễn thông công cộng: Nộp hàng năm theo mức cố định; mức nộp tùy thuộc vào loại mạng viễn thông; phạm vi, quy mô mạng viễn thông, số lượng, giá trị tài nguyên viễn thông cần phân bổ để thiết lập mạng; và mức độ sử dụng không gian, mặt đất, lòng đất, đáy sông, đáy biển để xây dựng hạ tầng kỹ thuật viễn thông thụ động.
- Doanh nghiệp được cấp giấy phép cung cấp dịch vụ viễn thông: Nộp hằng năm theo tỷ lệ phần trăm doanh thu các dịch vụ viễn thông quy định tại giấy phép; mức nộp tối đa không quá 1% doanh thu các dịch vụ viễn thông nhưng không thấp hơn một mức cố định; tùy theo dịch vụ được phép cung cấp và số lượng, giá trị tài nguyên viễn thông cần phân bổ.
- Tổ chức được cấp giấy phép thiết lập mạng viễn thông dùng riêng; giấy phép thử nghiệm mạng và dịch vụ viễn thông: Nộp một lần theo mức cố định cho toàn bộ thời hạn của giấy phép.
- Tổ chức được cấp giấy phép lắp đặt cáp viễn thông trên biển: Nộp một lần theo mức cố định cho toàn bộ thời hạn của giấy phép; và cho mỗi lần tàu vào khảo sát, lắp đặt, sửa chữa, bảo dưỡng tuyến cáp.
Về hình thức nộp phí
Tổ chức có trách nhiệm nộp phí quyền hoạt động viễn thông theo một trong ba hình thức sau đây:
- Nộp hằng năm theo tỷ lệ phần trăm doanh thu;
- Nộp hằng năm theo mức cố định;
- Nộp một lần theo mức cố định cho toàn bộ thời hạn của giấy phép.
Mức đóng phí quyền hoạt động viễn thông
Doanh thu dịch vụ viễn thông được dùng làm căn cứ tính phí. Trong trường hợp doanh nghiệp không hạch toán doanh thu dịch vụ viễn thông; doanh thu dịch vụ viễn thông được xác định là doanh thu bán hàng cung cấp dịch vụ viễn thông tại báo cáo tài chính (gồm cả doanh thu bán thẻ)
- Hàng quý, căn cứ số liệu báo cáo doanh thu dịch vụ viễn thông quý; doanh nghiệp tính số phí phải nộp theo công thức sau:
Số phí phải nộp = Doanh thu dịch vụ viễn thông quý x 0,5%.
Thời điểm nộp phí cùng thời điểm nộp báo cáo doanh thu dịch vụ viễn thông quý;
- Hàng năm, căn cứ số liệu báo cáo doanh thu dịch vụ viễn thông năm; doanh nghiệp tính số phí phải nộp theo công thức sau:
Số phí phải nộp năm = Doanh thu dịch vụ viễn thông năm x 0,5%.
Trường hợp số phí phải nộp theo năm cao hơn số phí phải nộp của 04 quý; doanh nghiệp nộp bổ sung phần chênh lệch cho tổ chức thu; thời điểm nộp phí cùng thời điểm nộp báo cáo năm. Trường hợp số phí phải nộp theo năm thấp hơn số phí phải nộp của 04 quý; doanh nghiệp được bù trừ phần chênh lệch cho số phí phải nộp của quý I của năm tiếp theo.
Trường hợp số phí phải nộp theo năm tính theo doanh thu dịch vụ viễn thông (doanh thu x 0,5%) thấp hơn mức phí tối thiểu; doanh nghiệp phải nộp bổ sung phần chênh lệch cho tổ chức thu.
Trường hợp doanh nghiệp được cấp giấy phép hoạt động sau ngày 01/01 hàng năm:
Số phí phải nộp = Mức phí tối thiểu x Số tháng còn lại của năm (kể từ tháng sau của tháng cấp giấy phép)/12.
Câu hỏi thường gặp
Miễn thu phí quyền hoạt động viễn thông đối với các trường hợp sau:
• Mạng viễn thông dùng riêng của Bộ Công an, Bộ Quốc phòng.
• Mạng viễn thông dùng riêng phục vụ công tác chỉ đạo điều hành cứu nạn, cứu hộ, phòng chống thiên tai.
• Mạng viễn thông dùng riêng của các cơ quan và tổ chức quốc tế tại Việt Nam được hưởng quyền ưu đãi, miễn trừ ngoại giao, miễn trừ lãnh sự.
Chậm nhất là ngày 05 hàng tháng, tổ chức thu phí phải gửi số tiền phí đã thu của tháng trước vào tài khoản phí chờ nộp ngân sách mở tại Kho bạc nhà nước.
Doanh nghiệp viễn thông cung cấp dịch vụ viễn thông di động vệ tinh phải đóng phí quyền hoạt động với mức tối thiểu là 100 triệu đồng/năm.
Thông tin liên hệ Luật Sư
Trên đây là tư vấn của Luật sư 247 về Phí quyền hoạt động viễn thông. Chúng tôi hi vọng bạn có thể vận dụng trong công việc và cuộc sống.
Để biết thêm thông tin chi tiết; và nhận thêm sự tư vấn, giúp đỡ của luật sư 247 hãy liên hệ 0833.102.102