Phí công chứng mua bán nhà bên nào chịu?

18/10/2022
Phí công chứng mua bán nhà bên nào chịu
297
Views

Xin chào mọi người và Luật Sư. Tôi có một số thắc mắc mong muốn được giải đáp như sau. Tôi muốn hỏi là giao dịch mua bán nhà thì bên nào phải chịu phí công chứng. Rất mong nhận được sự giúp đỡ từ mọi người và Luật Sư. Xin chân thành cảm ơn. Xin chào bạn! Để giải đáp những thắc mắc trên mời quý bạn đọc cùng Luật Sư 247 tìm hiểu vấn đề trên qua bài viết “ Phí công chứng mua bán nhà bên nào chịu?” sau đây.

Căn cứ pháp lý

Đối tượng bắt buộc công chứng nhà đất

Dưới đây sẽ là một số đối tượng bắt buộc phải có công chứng nhà đất:

+ Các hợp đồng chuyển nhượng, hợp đồng tặng, cho, thế chấp, góp vốn bằng quyền sử dụng đất, quyền sử dụng đất hay những tài sản gắn liền với đất.

+ Văn bản thừa kế quyền sử dụng đất, quyền sử dụng đất và tài sản có gắn liền với mảnh đất đó.

+ Những hợp đồng, các giao dịch có liên quan tới việc thực hiện quyền của người sử dụng đất.

Đối tượng không bắt buộc công chứng

Phí công chứng mua bán nhà bên nào chịu
Phí công chứng mua bán nhà bên nào chịu

Việc công chứng nhà đất sẽ không bắt buộc trong mọi trường hợp. Do đó sẽ có những đối tượng không bắt buộc công chứng. Chẳng hạn như:

+ Các hợp đồng liên quan đến việc cho thuê, cho thuê lại quyền sử dụng đất và các tài sản gắn liền với đất, hợp đồng chuyển đổi quyền sử dụng đất nông nghiệp.

+ Các hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất và tài sản gắn với đất mà một hoặc những bên tham gia giao dịch được xác định là các tổ chức họat động kinh doanh bất động sản.

Phí công chứng mua bán nhà bên nào chịu?

Khoản 1 Điều 66 Luật Công chứng 2014 quy định:

“Người yêu cầu công chứng hợp đồng, giao dịch, bản dịch, lưu giữ di chúc, cấp bản sao văn bản công chứng phải nộp phí công chứng”

Theo đó, người yêu cầu công chứng hợp đồng phải nộp phí công chứng chuyển nhượng nhà đất. Người yêu cầu công chứng là người viết phiếu yêu cầu công chứng.

Mặc dù pháp luật quy định người yêu cầu phải nộp phí công chứng nhưng không cấm các bên thỏa thuận về người nộp. Hay nói cách khác, các bên chuyển nhượng được phép thỏa thuận về người nộp.

Theo quy định thì người yêu cầu công chứng phải nộp phí công chứng, nhưng các bên có quyền thỏa thuận về người nộp. Để hoàn tất thủ tục mua bán hãy xem tại các bước sang tên Giấy chứng nhận.

Phí công chứng phải nộp là bao nhiêu?

* Căn cứ tính phí công chứng

Căn cứ khoản 2 Điều 4 Thông tư 257/2016/TT-BTC, mức thu phí công chứng hợp đồng, giao dịch nhà đất được xác định theo giá trị hợp đồng, giao dịch hoặc giá trị tài sản, cụ thể:

– Công chứng hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất: Tính trên giá trị quyền sử dụng đất.

– Công chứng hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất có tài sản gắn liền với đất bao gồm nhà ở, công trình xây dựng trên đất: Tính trên tổng giá trị quyền sử dụng đất và giá trị tài sản gắn liền với đất, giá trị nhà ở, công trình xây dựng trên đất.

* Mức thu phí công chứng hợp đồng

Căn cứ Điều 4 Thông tư 257/2016/TT-BTC, phí công chứng hợp đồng chuyển nhượng nhà đất được tính như sau:

TTGiá trị tài sản hoặc giá trị hợp đồng, giao dịchMức thu
1Dưới 50 triệu đồng50.000 đồng
2Từ 50 – 100 triệu đồng100.000 đồng
3Từ trên 100 triệu đồng đến 01 tỷ đồng0.1% giá trị tài sản hoặc giá trị hợp đồng, giao dịch.
4Từ trên 01 – 03 tỷ đồng01 triệu đồng + 0.06% của phần giá trị tài sản hoặc giá trị hợp đồng, giao dịch vượt quá 01 tỷ đồng.
5Từ trên 03 – 05 tỷ đồng2.2 triệu đồng + 0.05% của phần giá trị tài sản hoặc giá trị hợp đồng, giao dịch vượt quá 03 tỷ đồng.
6Từ trên 05 – 10 tỷ đồng3.2 triệu đồng + 0.04% của phần giá trị tài sản hoặc giá trị hợp đồng, giao dịch vượt quá 05 tỷ đồng.
7Từ trên 10 – 100 tỷ đồng5.2 triệu đồng + 0.03% của phần giá trị tài sản hoặc giá trị hợp đồng, giao dịch vượt quá 10 tỷ đồng.
8Trên 100 tỷ đồng32.2 triệu đồng + 0.02% của phần giá trị tài sản hoặc giá trị hợp đồng, giao dịch vượt quá 100 tỷ đồng (mức thu tối đa là 70 triệu đồng/trường hợp).

Nộp phí công chứng mua bán nhà đất tại đâu?

Căn cứ Điều 3 Thông tư 257/2016/TT-BTC quy định về tổ chức thu phí, lệ phí như sau:

“Điều 3. Tổ chức thu phí, lệ phí

1. Phòng Công chứng là tổ chức thu phí công chứng, phí chứng thực.

2. Văn phòng công chứng là tổ chức thu phí công chứng, phí chứng thực.

3. Cục Bổ trợ tư pháp (Bộ Tư pháp) là tổ chức thu phí thẩm định tiêu chuẩn, điều kiện hành nghề công chứng.

4. Sở Tư pháp các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (sau đây gọi là Sở Tư pháp) là tổ chức thu phí thẩm định điều kiện hoạt động Văn phòng công chứng và lệ phí cấp thẻ công chứng viên.”

Như vậy, phòng công chứng/văn phòng công chứng nơi bạn thực hiện công chứng hợp đồng mua bán nhà đất sẽ là nơi thu phí công chứng mua bán nhà đất.

Nơi chứng thực hợp đồng chuyển nhượng nhà đất

Khoản 2 Điều 5 Nghị định 23/2015/NĐ-CP quy định thẩm quyền và trách nhiệm của Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn như sau:

“…

d) Chứng thực hợp đồng, giao dịch liên quan đến thực hiện các quyền của người sử dụng đất theo quy định của Luật Đất đai;

đ) Chứng thực hợp đồng, giao dịch về nhà ở theo quy định của Luật Nhà ở;”.

Bên cạnh đó, Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn có thẩm quyền quản lý trong phạm vi địa giới hành chính xã, phường, thị trấn địa phương mình (theo Luật Tổ chức chính quyền địa phương 2015).

Như vậy, nơi chứng thực hợp đồng chuyển nhượng nhà đất là Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn nơi có nhà đất được chuyển nhượng.

Hợp đồng công chứng hoặc chứng thực có giá trị như nhau khi sang tên

Căn cứ điểm a khoản 3 Điều 167 Luật Đất đai 2013 và khoản 1 Điều 2 Thông tư 09/2021/TT-BTNMT, hợp đồng chuyển nhượng trong hồ sơ khi sang tên nhà đất không phân biệt hợp đồng được công chứng hay hợp đồng được chứng thực.

Nghĩa là, hợp đồng được công chứng theo quy định pháp luật công chứng và hợp đồng được chứng thực có giá trị như nhau khi sang tên Giấy chứng nhận.

Lưu ý: Có giá trị pháp lý như nhau khi sang tên Giấy chứng nhận không đồng nghĩa với việc có giá trị pháp lý như nhau khi tranh chấp, khởi kiện.

Thông tin liên hệ

Trên đây là tư vấn của Luật Sư X về vấn đề. “ Phí công chứng mua bán nhà bên nào chịu “. Chúng tôi hi vọng rằng bạn có thể vận dụng các kiến thức trên. Nhằm để sử dụng trong công việc và cuộc sống. Để biết thêm thông tin chi tiết và nhận thêm sự tư vấn; giúp đỡ khi có nhu cầu về các vấn đề liên quan đến thành lập công ty; tạm dừng công ty, mẫu đơn xin giải thể công ty; giấy phép bay flycam, thủ tục chuyển mục đích sử dụng đất, giải quyết ly hôn thuận tình nhanh…. của luật sư X. Hãy liên hệ: 0833 102 102.

Hoặc qua các kênh sau:

Có thể bạn quan tâm:

  • Có giấy báo nhập học có phải đi bộ đội không
  • Công chức bị kỷ luật có được chuyển công tác không
  • Nhiệm vụ của Chi hội trưởng Cựu chiến binh
  • Phụ cấp Chi hội trưởng Cựu chiến binh

Câu hỏi thường gặp

Có được quyền lựa chọn công chứng hoặc chứng thực hợp đồng mua bán nhà đất không?

Theo điểm a khoản 3 Điều 167 Luật Đất đai 2013 quy định:
Hợp đồng chuyển nhượng, tặng cho, thế chấp, góp vốn bằng quyền sử dụng đất, quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất phải được công chứng hoặc chứng thực, trừ trường hợp kinh doanh bất động sản quy định tại điểm b khoản 1 Điều 167 Luật Đất đai 2013.

Công chứng hợp đồng mua bán nhà đất ở đâu?

Tại Điều 42 Luật Công chứng 2014 về phạm vi công chứng hợp đồng, giao dịch về bất động sản có quy định. Hợp đồng mua bán nhà, đất được công chứng ở các cơ quan có thẩm quyền trong phạm vi tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương của nhà, đất đó.

Thành viên gia đình phải có mặt khi công chứng/chứng thực?

Theo quy định của pháp luật, thành viên gia đình sử dụng đất không bắt buộc phải có mặt khi công chứng hoặc chứng thực hợp đồng chuyển nhượng. Thay vào đó, thành viên trong hộ gia đình sử dụng đất chỉ cần đồng ý chuyển nhượng bằng văn bản được công chứng hoặc chứng thực.

5/5 - (1 bình chọn)
Chuyên mục:
Luật khác

Comments are closed.