Xin chào luật sư. Công ty tôi đang muốn làm thủ tục thảm định thiết kế đối với ô tô. Vậy xin hỏi thủ tục thẩm định thiết kế ô tô được thực hiện như thế nào? Hồ sơ thẩm định thiết kế gồm những giấy tờ gì? Và phí cấp Giấy chứng nhận thẩm định thiết kế ô tô hiện nay là bao nhiêu? Mong luật sư giải đáp giúp tôi.
Thẩm định thiết kế phương tiện là một trong những công việc bắt buộc mà các cơ sở sản xuất lắp ráp phương tiện phải thực hiện trước khi tiến hành sản xuất với các phương tiện và đưa ra vận hành ngoài thị trường. Tuy nhiên không phải ai cũng nắm được thủ tục thực hiện thẩm định thiết kế phương tiện cũng như các giấy tờ cần chuẩn bị để hồ sơ thẩm định được chấp nhận. Vậy với ô tô thì thủ tục thẩm định thiết kế được thực hiện như thế nào? Hồ sơ thẩm định thiết kế ô tô ra sao? Mức phí để được cấp giấy chứng nhận thẩm định thiết kế ô tô? Để làm rõ vấn đề này, Luật sư 247 xin giới thiệu bài viết “Phí cấp Giấy chứng nhận thẩm định thiết kế ô tô hiện nay là bao nhiêu?”. Mời bạn đọc cùng tham khảo.
Căn cứ pháp lý
- Thông tư số 36/2022/TT-BTC
- Thông tư số 199/2016/TT-BTC
- Thông tư 25/2019/TT-BGTVT
Giấy chứng nhận thẩm định thiết kế ô tô là gì?
Giấy chứng nhận thẩm định thiết kế là giấy tờ do cơ quan quản lý chất lượng (Cục Đăng kiểm Việt Nam trực thuộc Bộ Giao thông vận tải) cấp cho cơ sở sản xuất, lắp ráp ô tô nhămg xác định một phương tiện có đảm bảo về chất lượng an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường ô tô sản xuất, lắp ráp. Theo đó trước khi được sản xuất lắp ráp, hồ sơ thiết kế ô tô phải được thẩm định để được cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện được đưa ra sản xuất, lắp ráp và đưa vào vận hành.
Theo quy định thì các cơ sở sản xuất, lắp ráp ô tô, cơ sở sản xuất hoặc nhập khẩu linh kiện ô tô phải làm thủ tục đề nghị thẩm định thiết kế ô tô.
Trình tự và cách thức thực hiện thẩm định thiết kế ô tô
Cơ sở sản xuất, lắp ráp ô tô thực hiện việc thẩm định thiết kế ô tô theo quy định tại Thông tư 25/2019/TT-BGTVT. Cụ thể:
Hồ sơ thẩm định thiết kế ô tô
Hồ sơ thẩm định phải tuân thủ Điều 4 Thông tư 25/2019/TT-BGTVT, gồm có:
a) Đơn đề nghị thẩm định thiết kế ô tô theo quy định tại Phụ lục XI ban hành kèm theo Thông tư
b) Bản thuyết minh thiết kế kỹ thuật và các bản vẽ kỹ thuật theo quy định tại Phụ lục II ban hành kèm theo Thông tư
c) Bản sao bản thông số, tính năng kỹ thuật của các tổng thành, hệ thống liên quan tới nội dung tính toán thiết kế.
– Đối với ô tô sản xuất, lắp ráp theo thiết kế và mang nhãn hiệu hàng hóa của nước ngoài, cơ sở sản xuất được miễn lập hồ sơ thiết kế nếu cung cấp được các tài liệu thay thế sau đây:
a) Bản sao có xác nhận của bên chuyển giao công nghệ các bản vẽ kỹ thuật của ô tô và phải thể hiện được: bố trí chung của ô tô; các kích thước cơ bản của ô tô; bố trí và kích thước lắp đặt ghế ngồi, giường nằm; vị trí và kích thước lắp đặt đèn, gương chiếu hậu; chiều rộng toàn bộ ca bin và kích thước thùng chở hàng của ô tô (đối với ô tô chở hàng); kích thước và vị trí của cửa lên xuống, cửa thoát hiểm, bậc lên xuống, lối đi; kích thước và vị trí khoang chở hành lý (đối với ô tô khách);
b) Bản sao có xác nhận của bên chuyển giao công nghệ bản thông số kỹ thuật và tính năng cơ bản của ô tô sản xuất, lắp ráp do bên chuyển giao công nghệ cấp;
c) Bản sao có xác nhận của bên chuyển giao công nghệ Giấy chứng nhận kiểu loại sản phẩm do cơ quan có thẩm quyền nước ngoài cấp.
Thủ tục thẩm định thiết kế ô tô
Căn cứ Khoản 2 Điều 5 Thông tư 25/2019/TT-BGTVT trình tự thẩm định thiết kế ô tô được quy định như sau:
Nộp hồ sơ
– Cơ sở thiết kế lập hồ sơ thiết kế ô tô, nộp trực tiếp hoặc qua hệ thống bưu chính hoặc qua Cổng thông tin điện tử hoặc bằng hình thức khác đến Cơ quan quản lý chất lượng (QLCL) – Cục Đăng kiểm Việt Nam. Trường hợp nộp hồ sơ bản giấy, cơ sở thiết kế nộp 02 bộ hồ sơ (03 bộ nếu cơ sở thiết kế khác cơ sở sản xuất);
Tiếp nhận và giải quyết hồ sơ
– Cơ quan QLCL tiếp nhận và kiểm tra thành phần hồ sơ. Trường hợp hồ sơ không đầy đủ theo quy định, Cơ quan QLCL trả lại hồ sơ trong ngày làm việc đối với trường hợp nộp hồ sơ trực tiếp hoặc trả lại hồ sơ trong vòng 02 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ đối với các hành thức nộp khác và hướng dẫn để cơ sở thiết kế hoàn thiện. Trường hợp hồ sơ đầy đủ, Cơ quan QLCL tiếp nhận và tiến hành thẩm định hồ sơ;
– Cơ quan QLCL kiểm tra đối chiếu các nội dung của hồ sơ thiết kế ô tô với các tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật, quy định hiện hành của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải về an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường đối với ô tô trong 10 ngày. Trường hợp hồ sơ thiết kế đạt yêu cầu Cơ quan QLCL cấp Giấy chứng nhận thẩm định thiết kế.
Nếu hồ sơ thiết kế ô tô có các nội dung chưa đạt yêu cầu thì Cơ quan QLCL tiến hành thông báo bằng văn bản các nội dung chưa đạt để cơ sở thiết kế thực hiện bổ sung, sửa đổi theo quy định. Cơ sở thiết kế có trách nhiệm bổ sung hoàn thiện hồ sơ thiết kế trong vòng 30 ngày kể từ ngày ra thông báo. Quá thời hạn nêu trên, Cơ quan QLCL sẽ dừng việc thẩm định hồ sơ thiết kế. Để tiếp tục thực hiện việc thẩm định hồ sơ thiết kế ô tô, cơ sở thiết kế phải tiến hành đăng ký lại từ đầu;
Trả kết quả
– Cơ sở thiết kế nhận kết quả thẩm định thiết kế gồm: Giấy chứng nhận thẩm định thiết kế, 01 bản thuyết minh thiết kế kỹ thuật và các bản vẽ kỹ thuật của hồ sơ thiết kế đã được thẩm định (02 bản đối với trường hợp cơ sở thiết kế khác cơ sở sản xuất) trực tiếp tại trụ sở Cơ quan QLCL hoặc qua hệ thống bưu chính hoặc theo hình thức phù hợp khác.
Phí cấp Giấy chứng nhận thẩm định thiết kế ô tô hiện nay là bao nhiêu?
Thông tư số 36/2022/TT-BTC mới được ban hành sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 199/2016/TT-BTC về phí cấp giấy chứng nhận bảo đảm chất lượng, an toàn kỹ thuật đối với phương tiện giao thông vận tải có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn. Thông tư số 36/2022/TT-BTC có hiệu lực thi hành kể từ ngày 1/8/2022. Theo đó kể từ ngày có hiệu lực, mức phí thẩm định thiết kế đối với xe cơ giới sẽ thực hiện theo biểu phí mới.
- Trước 1/8/2022 nếu bạn thẩm định thiết kế ô tô, mức phí thẩm định sẽ vẫn theo Thông tư 199/2016/TT-BTC với biểu phí như sau:
Số TT | Nội dung các khoản thu | Mức thu (đồng/giấy) |
1 | Giấy chứng nhận cấp theo quy định của công ước quốc tế hoặc theo tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật quốc gia cho tàu biển, công trình biển. | 50.000 |
2 | Giấy chứng nhận thẩm định thiết kế phương tiện thủy nội địa; Giấy chứng nhận an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường cấp cho phương tiện thủy nội địa. | 50.000 |
3 | Giấy chứng nhận bảo đảm chất lượng và an toàn cấp cho thiết bị nâng, nồi hơi, bình chịu áp lực, Container, vật liệu, máy móc, thiết bị lắp đặt trên tàu thủy, công trình biển và các phương tiện giao thông vận tải khác. | 50.000 |
4 | Giấy chứng nhận thẩm định thiết kế xe cơ giới (trong sản xuất, lắp ráp hoặc cải tạo); Giấy chứng nhận chất lượng an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường cấp cho: xe xe cơ giới; linh kiện, thiết bị, xe máy chuyên dùng (bao gồm cả xe cải tạo); xe bốn bánh có gắn động cơ; xe đạp điện; Giấy chứng nhận kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường đối với xe cơ giới, xe máy chuyên dùng. Riêng Giấy chứng nhận cấp cho xe ô tô dưới 10 chỗ ngồi (không bao gồm xe cứu thương). | 50.000 100.000 |
5 | Giấy chứng nhận thẩm định thiết kế đối với phương tiện, thiết bị giao thông đường sắt; Giấy chứng nhận chất lượng, an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường đối với phương tiện, thiết bị giao thông đường sắt. | 50.000 |
- Kể từ 1/8/2022, mức phí thẩm định sẽ theo quy định mới:
Theo đó với thông tư mới sửa đổi, bổ sung điểm 4 Biểu mức thu lệ phí ban hành kèm theo Thông tư số 199/2016/TT-BTC như sau:
– Lệ phí cấp Giấy chứng nhận thẩm định thiết kế xe cơ giới; Giấy chứng nhận chất lượng an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường cấp cho xe cơ giới, linh kiện, thiết bị, xe máy chuyên dùng, xe bốn bánh có gắn động cơ, xe đạp điện; Giấy chứng nhận kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường đối với xe cơ giới, xe máy chuyên dùng được giảm từ 50.000 đồng/giấy xuống còn 40.000 đồng/giấy.
– Riêng Giấy chứng nhận cấp cho xe ô tô dưới 10 chỗ ngồi (không bao gồm xe cứu thương) giảm từ 100.000 đồng/giấy xuống còn 90.000 đồng/giấy.
Thông tin liên hệ
Trên đây là tư vấn về “Phí cấp Giấy chứng nhận thẩm định thiết kế ô tô hiện nay là bao nhiêu?”. Mong rằng các kiến thức trên có thể giúp ích cho bạn trong cuộc sồng hằng ngày. Hãy theo dõi chúng tôi để biết thêm nhiều kiến thức bổ ích. Và nếu quý khách có thắc mắc về cách nộp quyết toán thuế tncn online hoặc muốn tham khảo thủ tục báo cáo tình hình sử dụng hóa đơn năm 2022 cũng như các vấn đề pháp lý khác của chúng tôi, mời quý khách hàng liên hệ đến hotline để được tiếp nhận.
Liên hệ hotline: 0833102102. Hoặc bạn có thể tham khảo thêm các kênh sau:
- FB: www.facebook.com/luatsux
- Tiktok: https://www.tiktok.com/@luatsux
- Youtube: https://www.youtube.com/Luatsux
Mời bạn xem thêm
- Thủ tục đổi bằng lái xe ô tô online năm 2022
- Độ mâm xe ô tô có bị phạt không?
- Hợp đồng ủy quyền xe ô tô có thời hạn bao lâu?
Câu hỏi thường gặp
Theo Khoản 3 Điều 5 Thông tư 25/2019/TT-BGTVT quy định về thẩm định lại hồ sơ thiết kế như sau:
Cơ sở thiết kế lập 01 bộ hồ sơ liên quan đến các nội dung thay đổi của hồ sơ thiết kế gửi tới Cơ quan QLCL đề nghị xem xét thẩm định lại trong các trường hợp sau:
a) Có sự thay đổi, bổ sung, sửa đổi hồ sơ thiết kế so với hồ sơ thiết kế đã được thẩm định nhưng vẫn đáp ứng về sản phẩm cùng kiểu loại được quy định tại Phụ lục I ban hành kèm theo Thông tư này;
b) Có sự thay đổi của tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật trừ trường hợp Giấy chứng nhận chất lượng an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường của kiểu loại sản phẩm đã được cấp vẫn còn hiệu lực.
Theo đó khi thuộc một trong hai trường hợp kể trên thì cần thẩm định lại hồ sơ thiết kế.
Theo Khoản 1 Điều 15 Thông tư 25/2019/TT-BGTVT, doanh nghiệp phải triệu hồi các sản phẩm có khuyết tật do mình sản xuất, lắp ráp trong các trường hợp sau:
a) Sản phẩm vi phạm các quy định, tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật hiện hành bắt buộc áp dụng cho đối tượng sản phẩm đó;
b) Sản phẩm gây ra nguy hiểm về tính mạng và tài sản do các lỗi kỹ thuật trong thiết kế, chế tạo;
c) Sản phẩm dù chưa gây tổn thất về người và tài sản nhưng qua quá trình sử dụng có thể gây nguy hiểm trong một số điều kiện nhất định.
Theo Khoản 2 Điều 58 Luật giao thông đường bộ 2008 quy định:
Người lái xe khi điều khiển phương tiện phải mang theo các giấy tờ sau:
a) Đăng ký xe;
b) Giấy phép lái xe đối với người điều khiển xe cơ giới quy định tại Điều 59 của Luật này;
c) Giấy chứng nhận kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường đối với xe cơ giới quy định tại Điều 55 của Luật này;
d) Giấy chứng nhận bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới.
Theo đó bảo hiểm trách nhiêm dân sự của chủ xe là giấy tờ bắt buộc phải có khi xe tham gia lưu thông. Vì vậy chủ xe ô tô bắt buộc phải mua trách nhiệm bảo hiểm dân sự.