Kinh doanh dịch vụ lai dắt tàu biển có cần thành lập doanh nghiệp?

21/08/2022
547
Views

Xin chào luật sư. Tôi định mua tàu biển để kinh doanh dịch vụ lai dắt tàu biển. Vậy cho hỏi tôi có cần phải thành lập doanh nghiệp để có thể kinh doanh không? Ngoài ra phải cần đáp ứng những điều kiện gì để kinh doanh dịch vụ này. Tôi có ra biển và thấy tàu mang cờ nước ngoài thực hiện dịch vụ này vậy xin hỏi tổ chức nước ngoài có được kinh doanh dịch vụ lai dắt tàu biển tại Việt Nam không? Mong luật sư giải đáp giúp tôi.

Khi vận hành trên biển không thể tránh được các trường hợp tàu thuyền xảy ra các sự cố, tai nạn nên không thể đưa được tàu thuyền vào bờ. Việc này rất nguy hiểm, do đó dịch vụ lai dắt tàu biển ra đời có thể giải quyết được khó khăn này. Lai dắt tàu biển là một trong các dịch vụ nhằm hỗ trợ những tàu biển xảy ra sự cố để đưa chúng đến những nơi an toàn theo yêu cầu của người sử dụng dịch vụ. Vậy cụ thể dịch vụ này được pháp luật quy định như thế nào? Điều kiện kinh doanh với dịch vụ này là gì? Tổ chức nước ngoài có được kinh doanh dịch vụ lai dắt tàu biển tại Việt Nam không? Để làm rõ vấn đề này, Luật sư 247 xin giới thiệu bài viết “Kinh doanh dịch vụ lai dắt tàu biển có cần thành lập doanh nghiệp?”. Mời bạn đọc cùng tham khảo.

Căn cứ pháp lý

Lai dắt tàu biển là gì?

Lai dắt tàu biển là một trong các dịch vụ nhằm hỗ trợ những tàu biển xảy ra sự cố và không thể vận hành di chuyển để đưa chúng đến những nơi an toàn theo yêu cầu của người sử dụng dịch vụ.

Trong thực tế khi các tàu thuyền hoạt động trên biển sẽ xảy ra một số va chạm không ai mong muốn. Tuỳ vào mức độ va chạm mà tàu thuyền lựa chọn các hình thức hỗ trợ hợp lý và kịp thời để đảm bảo tính mạng cho các thuyền viên và tài sản trên tàu và lai dắt tàu biển là một trong số đó.

+ Lai dắt tàu biển là việc lai, đẩy, kéo hoặc túc trực bên cạnh các phương tiện trên biển và trong vùng nước cảng biển bàng tàu lai.

+ Lai dắt tàu biển bao gồm lai dắt trên biển và lai dắt hỗ trợ trên vùng nước cảng biển.

Việc lai dắt vô cùng cần thiết trong các trường hợp tàu thuyền bị hết nguyên liệu, thời tiết xấu, hỏng động cơ máy…Việc lai dắt được hợp đồng thoả thuận giữa chủ tàu lai và bên thuê lai. Giá dịch vụ được thoả thuận trực tiếp giữa hai bên.

Lai dắt tàu thuyền được quy định tại Điều 64 Bộ luật hàng hải Việt Nam như sau:

“Việc sử dụng tàu lai hỗ trợ khi tàu thuyền vào, rời và hoạt động tại cảng biển được thực hiện như sau:

1. Tàu thuyền có chiều dài lớn nhất từ 80 m trở lên khi điều động cập, rời cầu cảng, bến phao; cập mạn tàu thuyền khác; di chuyển vị trí, di chuyển trong luồng, quay trở trong phạm vi vùng nước trước cầu cảng, vùng nước bến phao, khu nước, vùng nước trong vùng nước cảng biển và khu vực quản lý của Cảng vụ hàng hải phải sử dụng tàu lai hỗ trợ theo quy định.

2. Việc quy định số lượng, công suất tàu lai hỗ trợ tàu thuyền, trường hợp phải sử dụng tàu lai căn cứ vào chiều dài lớn nhất, trọng tải, đặc tính của tàu, điều kiện thực tế tại khu vực, ý kiến của các tổ chức, cá nhân có liên quan và phải được quy định cụ thể tại Nội quy cảng biển.

3. Thuyền trưởng của tàu thuyền có thể yêu cầu bổ sung số lượng tàu lai hoặc yêu cầu tàu lai có công suất lớn hơn khi cần thiết.

4. Ngoài quy định tại khoản 1 Điều này, Thuyền trưởng có thể yêu cầu tàu lai hỗ trợ nếu thấy cần thiết.”

Kinh doanh dịch vụ lai dắt tàu biển có cần thành lập doanh nghiệp?

Kinh doanh dịch vụ lai dắt tàu biển có cần thành lập doanh nghiệp?
Kinh doanh dịch vụ lai dắt tàu biển có cần thành lập doanh nghiệp?

Tại Điều 13 Nghị định 160/2016/NĐ-CP được sửa đổi bởi Khoản 5 Điều 3 Nghị định 147/2018/NĐ-CP về điều kiện kinh doanh dịch vụ lai dắt tàu biển, như sau:

1. Là doanh nghiệp, hợp tác xã kinh doanh dịch vụ lai dắt tàu biển tại Việt Nam phải được thành lập theo quy định của pháp luật. Trường hợp doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài kinh doanh dịch vụ lai dắt tàu biển, tỷ lệ phần vốn góp của nhà đầu tư nước ngoài không vượt quá 49% vốn điều lệ của doanh nghiệp.

2. Có quyền sử dụng hợp pháp tối thiểu 01 tàu lai dắt; tàu lai dắt phải là tàu thuyền mang cờ quốc tịch Việt Nam.

Theo đó, căn cứ vào quy định ở trên thì bạn muốn hoạt động lai dắt tàu biển thì bắt buộc phải thành lập doanh nghiệp hoặc hợp tác xã kinh doanh dịch vụ này.

Bạn có thể sử dụng nhiều tàu, thuyền để kinh doanh dịch vụ lai dắt tuy nhiên bắt buộc chúng phải là tàu thuyền màn cờ quốc tịch Việt Nam. Nghĩa là các tàu biển đó phải được đăng ký vào Sổ đăng ký tàu biển quốc gia Việt Nam hoặc đã được cơ quan đại diện của Việt Nam ở nước ngoài cấp giấy phép tạm thời mang cờ quốc tịch Việt Nam.

Điều kiện về tổ chức bộ máy và nhân lực khi kinh doanh dịch vụ lai dắt tàu biển như thế nào?

Vì để kinh doanh dịch vụ lai dắt tàu biển, người kinh doanh phải thành lập doanh nghiệp hoặc hợp tác xã. Với mỗi loại hình này đều đòi hỏi về tổ chức bộ máy, nhân lực để có thể thành lập và được cấp giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, hợp tác xã và đi vào hoạt động kinh doanh.

Căn cứ Điều 14 Nghị định 160/2016/NĐ-CP quy định về điều kiện về tổ chức bộ máy và nhân lực đối với chủ thể kinh doanh dịch vụ lai dắt tàu biển. Cụ thể như sau:

1. Có người chuyên trách thực hiện kinh doanh, khai thác dịch vụ lai dắt tàu biển đã tốt nghiệp cao đẳng trở lên thuộc một trong các chuyên ngành hàng hải, ngoại thương, thương mại hoặc kinh tế.

2. Có người chuyên trách thực hiện công tác pháp chế đã tốt nghiệp cao đẳng trở lên thuộc chuyên ngành luật.

3. Thuyền viên làm việc trên tàu lai dắt phải đáp ứng đầy đủ các tiêu chuẩn về chuyên môn, tiêu chuẩn về sức khỏe và được cấp chứng chỉ chuyên môn theo quy định. Thuyền viên Việt Nam làm việc trên tàu lai dắt phải đáp ứng đầy đủ các tiêu chuẩn chuyên môn, được cấp chứng chỉ chuyên môn do Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải quy định; đáp ứng các tiêu chuẩn về sức khỏe do Bộ trưởng Bộ Y tế quy định. ( hiện nay đã bị bãi bỏ bởi Khoản 7 Điều 3 Nghị định 147/2018/NĐ-CP).

Như vậy, khi kinh doanh dịch vụ lai dắt tàu biển thì cần phải đáp ứng các điều kiện nêu trên về tổ chức bộ máy và nhân lực để có thể hoạt động trong lĩnh vực này.

Theo đó đòi hỏi tổ chức bộ máy và nhân lực phải có người chuyên trách thực hiện kinh doanh, khai thác dịch vụ lai dắt tàu biển và người chuyên trách thực hiện công tác pháp chế. Những người này đòi hỏi phải có trình độ đào tạo và chuyển môn như trên nhằm đáp ứng chất lượng, hiệu quả công việc phù hợp với ngành nghề kinh doanh.

Còn đối với thuyền viên làm việc trên tàu, tại Nghị định mới đã bãi bỏ điều kiện đối với các chủ thể này so với quy định cũ. Tuy nhiên với những nhân lực này cũng cần đảm bảo về mặt tiêu chuẩn chuyên môn và sức khỏe để có thể làm việc theo quy định tại Bộ luật hàng hải Việt Nam.

Tổ chức nước ngoài có được kinh doanh dịch vụ lai dắt tàu biển tại Việt Nam không?

Theo Điều 13 Nghị định 160/2016/NĐ-CP quy định vè điều kiện kinh doanh dịch vụ lai dắt tàu biển:

“1. ...Trường hợp doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài kinh doanh dịch vụ lai dắt tàu biển, tỷ lệ phần vốn góp của nhà đầu tư nước ngoài không vượt quá 49% vốn điều lệ của doanh nghiệp.

2. Có quyền sử dụng hợp pháp tối thiểu 01 tàu lai dắt; tàu lai dắt phải là tàu thuyền mang cờ quốc tịch Việt Nam.”

Do đó doanh nghiệp nước ngoài có thể kinh doanh dịch vụ lai dắt tàu biển tại Việt Nam bằng việc sử dụng tàu thuyền mang cờ quốc tịch Việt Nam.

Bên cạnh đó căn cứ Điều 15 Nghị định 160/2016/NĐ-CP được sửa đổi, bổ sung bởi Nghị định 147/2018/NĐ-CP, tổ chức nước ngoài sử dụng tàu biển mang cờ quốc tịch nước ngoài để kinh doanh dịch vụ lai dắt tàu biển tại Việt Nam cần phải đáp ứng các điều kiện nhất định. Theo đó:

Điều 15. Điều kiện đối với tổ chức nước ngoài sử dụng tàu biển mang cờ quốc tịch nước ngoài để kinh doanh dịch vụ lai dắt tàu biển tại Việt Nam

“1. Tổ chức nước ngoài chỉ được sử dụng tàu biển mang cờ quốc tịch nước ngoài để kinh doanh dịch vụ lai dắt tàu biển tại Việt Nam khi tàu lai dắt mang cờ quốc tịch Việt Nam không đáp ứng đủ điều kiện theo quy định. Định kỳ hàng năm, Bộ Giao thông vận tải thông báo về năng lực đội tàu lai dắt mang cờ quốc tịch Việt Nam.

2. Tàu lai dắt mang cờ quốc tịch nước ngoài phải đáp ứng đầy đủ các quy định của pháp luật về an toàn, an ninh hàng hải và bảo vệ môi trường.

3. Thuyền viên làm việc trên tàu lai dắt phải có chứng chỉ chuyên môn theo quy định.( đã bị bãi bỏ)

4. Tổ chức nước ngoài phải có hợp đồng lai dắt với bên thuê lai dắt của Việt Nam.

5. Tổ chức nước ngoài phải có chi nhánh hoặc văn phòng đại diện hoặc doanh nghiệp lai dắt Việt Nam được ủy quyền tại Việt Nam.”

Vì vậy, tổ chức nước ngoài có thể sử dụng tàu biển mang cờ quốc tịch Việt Nam hoặc quốc tịch nước ngoài để kinh doanh dịch vụ lai dắt tàu biển tại Việt Nam khi đáp ứng đầy đủ các điều kiện nêu ở trên.

Thông tin liên hệ

Trên đây là tư vấn về “Kinh doanh dịch vụ lai dắt tàu biển có cần thành lập doanh nghiệp?”. Mong rằng các kiến thức trên có thể giúp ích cho bạn trong cuộc sồng hằng ngày. Hãy theo dõi chúng tôi để biết thêm nhiều kiến thức bổ ích. Và nếu quý khách có thắc mắc về cách nộp quyết toán thuế tncn online hoặc muốn tham khảo cách sử dụng hóa đơn điện tử cũng như các vấn đề pháp lý khác của chúng tôi, mời quý khách hàng liên hệ đến hotline để được tiếp nhận.

Liên hệ hotline: 0833102102. Hoặc bạn có thể tham khảo thêm các kênh sau:

Mời bạn xem thêm

Câu hỏi thường gặp

Tàu biển kinh doanh dịch vụ lai dắt phải treo cờ như thế nào?

Tại Điều 13 Nghị định 160/2016/NĐ-CP quy định về điều kiện kinh doanh dịch vụ lai dắt tàu biển như sau:
.”…. Có quyền sử dụng hợp pháp tối thiểu 01 tàu lai dắt; tàu lai dắt phải là tàu thuyền mang cờ quốc tịch Việt Nam.”
Ngoài ra căn cứ Điều 16 Bộ luật hàng hải thì việc treo cờ đối với tàu thuyền được thực hiện như sau:
– Tàu biển Việt Nam phải treo Quốc kỳ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
Tàu thuyền khác khi hoạt động tại cảng biển Việt Nam phải treo Quốc kỳ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
– Tàu thuyền mang cờ quốc tịch nước ngoài hoạt động tại cảng biển Việt Nam khi muốn treo cờ hoặc kéo còi trong các dịp nghi lễ của quốc gia tàu mang cờ phải thực hiện theo quy định.

Tàu biển Việt Nam được đặt tên như thế nào?

Tàu biển Việt Nam phải được đặt tên và theo nguyên tắc sau đây:
1. Tên tàu biển do chủ tàu đặt nhưng không được trùng với tên tàu biển đã đăng ký trong Sổ đăng ký tàu biển quốc gia Việt Nam;
2. Không sử dụng tên cơ quan nhà nước, đơn vị lực lượng vũ trang, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị – xã hội để làm toàn bộ hoặc một phần tên của tàu biển, trừ trường hợp có sự chấp thuận của cơ quan, đơn vị hoặc tổ chức đó;
3. Không sử dụng từ ngữ, ký hiệu vi phạm truyền thống lịch sử, văn hóa, đạo đức và thuần phong mỹ tục của dân tộc.

Đăng ký tạm thời đối với tàu biển kinh doanh dịch vụ lai dắt có được không?

Đăng ký tàu biển tạm thời là việc đăng ký tàu biển thuộc sở hữu của tổ chức, cá nhân Việt Nam hoặc tổ chức, cá nhân nước ngoài tạm thời mang cờ quốc tịch Việt Nam trong các trường hợp sau đây:
a) Chưa nộp phí, lệ phí theo quy định;
b) Chưa có giấy chứng nhận xóa đăng ký tàu biển nhưng đã có cam kết trong hợp đồng mua, bán tàu biển là bên bán sẽ giao giấy chứng nhận xóa đăng ký tàu biển cho bên mua; trong trường hợp này Giấy chứng nhận đăng ký tạm thời tàu biển Việt Nam chỉ có hiệu lực kể từ ngày hai bên mua, bán ký biên bản bàn giao tàu;
c) Thử tàu đóng mới hoặc nhận tàu đóng mới để đưa về nơi đăng ký trên cơ sở hợp đồng đóng tàu.
Theo đó khi chưa thể đăng ký tàu biển chính thức do thiếu một trong các điều kiện thì có thể đăng ký tàu biển tạm thời

5/5 - (1 bình chọn)
Chuyên mục:
Luật khác

Comments are closed.