Phát hành giấy tờ có giá là tài sản hay nguồn vốn?

31/07/2022
Phát hành giấy tờ có giá là tài sản hay nguồn vốn?
878
Views

Xin chào Luật sư. Tôi là Minh. Hiện đang muốn tìm hiểu về các loại đầu tư. Do hiểu biết về luật tín dụng còn hạn chế, tôi không rõ lắm về các loại giấy tờ có giá và phát hành giấy tờ có giá. Luật sư cho tôi hỏi: “Phát hành giấy tờ có giá là tài sản hay nguồn vốn”. Mong được luật sư giải đáp. Tôi xin chân thánh cảm ơn.

Cảm ơn quý khách hàng đã gửi câu hỏi đến Luật sư 247. Chúng tôi xin hân hạnh giải đáp thắc mắc của quý khách hàng qua bài viết dưới đây:

Căn cứ pháp lý

Giấy tờ có giá là gì?

“Giấy tờ có giá là bằng chứng xác nhận nghĩa vụ trả nợ giữa tổ chức phát hành giấy tờ có giá với người sỗ hữu giấy tờ có giá trong một thời hạn nhất định, điều kiện trả lãi và các điều kiện khác (Khoản 8 Điều 6 Luật Ngân hàng Nhà nước năm 2010)

Giấy tờ có giá bao gồm cổ phiếu, trái phiếu, công trái, hối phiếu, kỳ phiếu, tín phiếu, chứng chỉ tiền gửi, chứng chỉ quỹ, séc, giấy tờ có giá khác theo quy định của pháp luật, trị giá được thành tiền và được phép giao dịch (Khoản 9 Điều 3 Nghị định 163/2006/NĐ-CP về giao dịch bảo đảm).

Các loại giấy tiền có giá

Cổ phiếu là loại chứng khoán xác nhận quyền và lợi ích hợp pháp của người sở hữu đối với một phần vốn cổ phần của tổ chức phát hành. (Điều 4 Luật chứng khoán năm 2019)

Trái phiếu là loại chứng khoán xác nhận quyền và lợi ích hợp pháp của người sở hữu đối với một phần nợ của tổ chức phát hành. (Điều 4 Luật chứng khoán năm 2019)

Công trái xây dựng Tổ quốc do Chính phủ phát hành nhằm huy động nguồn vốn trong Nhân dân để đầu tư xây dựng những công trình quan trọng quốc gia và các công trình thiết yếu khác phục vụ sản xuất, đời sống, tạo cơ sỏ vật chất, kỹ thuật cho đất nước (Pháp lệnh về “Phát hành công trái xây dựng Tổ quốc” năm 1999).

Hối phiếu gồm hai loại hối phiếu đòi nợ và nhận nợ. Hối phiếu đòi nợ là giấy tờ có giá do người ký phát lập, yêu cầu người bị ký phát thanh toán không điều kiện một số tiền xác định khi có yêu cầu hoặc vào một thời điểm nhất định trong tương lai cho người thụ hưởng. Hối phiếu nhân nợ là giấy tờ có giá do người phát hành lập, cam kết thanh toán không điều kiện một số tiền xác định khi có yêu cầu hoặc vào một thòi điểm nhất định trong tương lai cho người thụ hưởng (Điều 4 Luật các công cụ chuyển nhượng năm 2005).

Kỳ phiếu, tín phiếu, chứng chỉ tiền gửi là bằng chứng xác nhận nghĩa vụ trả nợ giữa tổ chức tín dụng phát hành với người mua giấy tò có giá trong một thời hạn nhất định, điều kiện trả lãi và các điều kiện khác.

Chứng chỉ quỹ là loại chứng khoán xác nhận quyền sỏ hữu của nhà đầu tư đối với một phần vốn góp của quỹ đại chúng (khoản 4 Điều 4 Luật chứng khoán năm 2019).

Séc là giấy tờ có giá do người ký phát lập, ra lệnh cho ngưòi bị ký phát là ngân hàng hoặc tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán được phép của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam trích một số tiền nhất định từ tài khoản của mình để thanh toán cho người thụ hưởng (Điều 4 Luật Các công cụ chuyển nhượng năm 2005).

Giấy tờ có giá bao gồm hai loại ghi danh và vô danh. Giấy tờ có giá ghi danh là giấy tờ có giá phát hành theo hình thức chứng chỉ hoặc ghi sổ có ghi tên người sỏ hữu. Giấy tờ có giá vô danh là giấy tờ có giá phát hành theo hình thức chứng chỉ không ghi tên người sỏ hữu. Giấy tờ có giá vô danh thuộc quyền sở hữu của người nắm giữ giấy tờ có giá.

Phân biệt tài sản và nguồn vốn

Tài sản là gì?

Tài sản được biết đến là tất cả những nguồn lực về kinh tế mà một tổ chức, doanh nghiệp, công ty đang nắm giữ để sử dụng cho hoạt động kinh doanh, sản xuất của doanh nghiệp. Các nguồn lực này phải thỏa mãn 3 điều kiện như sau: Tổ chức này phải có quyền sở hữu (kiểm soát) trong thời gian dài, có giá phí xác định và thu được lợi ích từ các nguồn lực.

Nguồn vốn là gì?

Nguồn vốn dùng để hình thành lên tài sản của doanh nghiệp. Nói một cách dễ hiểu hơn đó chính là phải có nguồn vốn thì doanh nghiệp mới có tiền để đi mua những tài sản phục vụ cho quá trình kinh doanh, sản xuất và phát triển. Nguồn vốn bao gồm cả vốn của chủ sở hữu và nợ phải trả (nguồn vốn đi vay). Nguồn vốn hình thành lên tài sản Như vậy, tài sản và nguồn vốn là hai khái niệm tách biệt nhưng lại có mối liên hệ mật thiết với nhau. Bất kỳ tài sản nào của doanh nghiệp cũng có được từ một số vốn nhất định và ngược lại nguồn vốn của doanh nghiệp có thể tham gia để tạo ra các tài sản vô hình hoặc hữu hình.

Phát hành giấy tờ có giá là tài sản hay nguồn vốn?

Phát hành giấy tờ có giá là tài sản hay nguồn vốn?
Phát hành giấy tờ có giá là tài sản hay nguồn vốn?

Theo định nghĩa về nguồn vốn, chúng ta đã biết được, nguồn vốn hình thành lên tài sản doanh nghiệp, nguồn vốn có bao gồm cả khoản “nợ phải trả”. Ta đặt vào tình huống của doanh nghiệp đang phát hành giấy tờ có giá, họ dùng nguồn tiền từ việc phát hành giấy tờ có giá để phục vụ cho mục đích kinh doanh, buôn bán, sản xuất, mua các tài sản phục vụ cho quá trình hoạt động (dùng nguồn tiền đó để hình thành lên tài sản), đây được coi là khoản nợ phải trả trong doanh nghiệp. Do đó, kết luận: phát hành giấy tờ có giá là nguồn vốn đối với các doanh nghiệp.

Ngược lại, với doanh nghiệp mua giấy tờ có giá, theo định nghĩa về tài sản, ta đã được biết, tài sản chính là những thứ mà doanh nghiệp đang sở hữu trong một khoảng thời gian nhất định, có giá phí và có thể sinh lời. Trong khi đó, khi một doanh nghiệp mua giấy tờ có giá, họ sẽ sở hữu giấy tờ có giá đó trong một thời gian nhất định, họ phải bỏ tiền ra để mua giấy tờ có giá đó, họ sẽ nhận được một khoản lời sau khi kết thúc thời gian giấy tờ có giá phát hành.

Thông tin liên hệ

Trên đây là nội dung tư vấn của Luật sư X về chủ đề “Phát hành giấy tờ có giá là tài sản hay nguồn vốn?”. Chúng tôi hi vọng rằng bài viết có giúp ích được cho bạn.

Để biết thêm thông tin chi tiết và nhận thêm sự tư vấn, giúp đỡ của Luật sư X về thành lập công ty, mẫu đơn đăng ký bảo hộ nhãn hiệu, đăng ký bảo hộ logo, trích lục khai tử, các quy định pháp luật về điều kiện thành lập, hợp thức hóa lãnh sự và giải thể công ty cổ phần; thủ tục đăng ký bảo hộ logo… Hãy liên hệ qua số điện thoại: 0833.102.102

Có thể bạn quan tâm

Câu hỏi thường gặp

Đối tượng mua giấy tờ có giá là ai?

Các cá nhân, tổ chức Việt Nam và nước ngoài. Đối tượng mua giấy giờ có giá do tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài phát hành lần đầu trên thị trường sơ cấp không bao gồm các tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài, công ty con của tổ chức tín dụng. Trường hợp tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài, công ty con của tổ chức tín dụng là cổ đông hiện hữu của tổ chức tín dụng phát hành thì được mua trái phiếu chuyển đổi, trái phiếu kèm chứng quyền của tổ chức tín dụng đó trên cơ sở tuân thủ quy định của pháp luật về góp vốn, mua cổ phần.

Hình thức phát hành giấy tờ có giá như thế nào?

Theo Thông tư số 34/2013/TT-NHNN gồm có:
Phát hành giấy tờ có giá theo hình thức giấy tờ có giá ghi danh, giấy tờ có giá vô danh do ngân hàng thương mại, chi nhánh ngân hàng nước ngoài phát hành. Trong đó: Đối với người mua giấy tờ có giá là tổ chức nước ngoài, cá nhân nước ngoài tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài chỉ được phát hành giấy tờ có giá theo hình thức giấy tờ có giá ghi danh.
Trường hợp phát hành giấy tờ có giá theo hình thức ghi sổ, tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài phát hành cấp cho người mua giấy chứng nhận quyền sở hữu giấy tờ có giá.

Mệnh giá và lãi suất của giấy tờ có giá được quy định như thế nào?

Về mệnh giá: Thông tư quy định mệnh giá tổi thiểu của một giấy tờ có giá là 100.000 đồng. Mệnh giá lớn hơn mệnh giá tối thiểu phải là bội số của mệnh giá tối thiểu.
Về lãi suất: Lãi suất do tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài phát hành, và phải phù hợp với lãi suất thị trường, quy định hiện hành về lãi suất của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam trong từng thời kỳ. Lãi suất trong thời hạn phát hành giấy tờ có giá, tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài chủ động điều chỉnh sao cho phù hợp với quy định về điều chỉnh lãi suất của ngân hàng nhà nước trong thời kỳ.

5/5 - (1 bình chọn)
Chuyên mục:
Luật khác

Comments are closed.