Pháp luật về thực hiện kết quả hòa giải trong tranh chấp thương mại?

28/12/2021
Xúc phạm danh dự, nhân phẩm người khác bị xử lý như thế nào? Khi xúc phạm danh dự nhân phẩm người khác có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội vu khống
585
Views

Tranh chấp thương mại là một hoạt động xảy ra phổ biến giữa các doanh nghiệp. Đó là những tranh chấp xảy ra trong hoạt động kinh doanh; tranh chấp về quyền và lợi ích hoặc những xung đột về nghĩa vụ giữa các chủ thể. Do đó, việc tiến hành lựa chọn phương thức giải quyết tranh chấp thương mại là vấn đề được nhiều chủ thể quan tâm tới. Tuy nhiên, trên thực tế; việc thực hiện kết quả hòa giải trong tranh chấp thương mại cũng là một vấn đề được chú trọng; bởi nó phán ánh chính xác quá trình giải quyết tranh chấp. Vậy pháp luật nước ta có quy định gì về thực hiện kết quả hòa giải trong tranh chấp thương mại không?

Hay cùng Luật sư 247 tìm hiểu rõ hơn về vấn đề này nhé!

Căn cứ pháp lý

Nội dung tư vấn

Khái niệm

  • Hòa giải thương mại là phương thức giải quyết tranh chấp thương mại do các bên thỏa thuận và được hòa giải viên thương mại làm trung gian hòa giải hỗ trợ giải quyết tranh chấp theo quy định pháp luật
  • Giải quyết tranh chấp thương mại là hoạt động của cơ quan, tổ chức có thẩm quyền tiến hành các thủ tục giải quyết các tranh chấp phát sinh trong hoạt động thương mại.
  • Hòa giải tranh chấp thương mại là một trong các phương thức giải quyết tranh chấp thương mại do một bên làm trung gian hòa giải hỗ trợ giải quyết tranh chấp giữa các bên.

Thực hiện kết quả hòa giải trong tranh chấp thương mại

Kết quả hòa giải có thể là việc giải quyết tranh chấp thành công hoặc không thành công.

Trường hợp kết quả hòa giải thành

  • Trường hợp hòa giải thành (một phần hoặc toàn bộ các tranh chấp đã phát sinh); các bên tự nguyện thi hành thỏa thuận đó theo quy định pháp luật dân sự (Khoản 1 Điều 15 Nghị định 22/2017/NĐ-CP). Bên cạnh đó; các bên cũng có thể thực hiện thủ tục yêu cầu công nhận kết quả hòa giải thành theo quy định pháp luật Tố tụng dân sự (Điều 16 Nghị định 22/2017/NĐ-CP). Chỉ khi thỏa thuận thành được công nhận bởi Tòa án thì mới có cơ sở để cưỡng chế thi hành.
  • Về mặt thủ tục, căn cứ Đều 418 và Điều 419 Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015; người yêu cầu công nhận kết quả hòa giải thành phải gửi đơn kèm theo văn bản; và kết quả hòa giải thành đến Tòa án trong thời hạn 06 tháng; kể từ ngày các bên đạt được thỏa thuận.
  • Quy định về khoảng thời gian yêu cầu công nhận kết quả hòa giải thành: Đây là khoảng thời gian hợp lý để các bên có cơ hội yêu cầu công nhận kết quả hòa giải thành bởi Tòa án; trên cơ sở đó được cưỡng chế thi hành kết quả hòa giải thành nếu một bên không tự nguyện thi hành,….
  • Nội dung đơn yêu cầu công nhận kết quả hòa giải thành được quy định cụ thể tại Điều 418 Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015. Tòa án có thể công nhận; hoặc không công nhận kết quả hòa giải thành; nếu không đáp ứng các điều kiện nêu trên.

Trường hợp hòa giải không thành

  • Trường hợp hòa giải không thành; tranh chấp giữa các bên chưa được giải quyết, các bên vẫn có thể tiến hành hòa giải lại; hoặc tiếp tục sử dụng những phương thức giải quyết tranh chấp khác.
  • Tuy nhiên, việc Tòa án không công nhận kết quả hòa giải thành không ảnh hưởng đến nội dung; và giá trị pháp lý của kết quả hòa giải này (Khoản 6 Điều 419 Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015). Do đó, các bên vẫn sẽ thi hành thỏa thuận dựa trên cơ sở tự nguyện và tự đảm bảo.

Quy định về chế độ bảo mật trong hòa giải

Về chủ thể có trách nhiệm bảo mật

  • Chủ thể có trách nhiệm bảo mật bao gồm các bên tranh chấp và hòa giải viên thương mại.
  • Nguyên tắc bảo mật cần được tất cả các bên tham gia vào hòa giải thương mại tuân thủ chặt chẽ. Theo đó, có hai chế độ cần được tuân thủ là bảo mật giữa các bên tham gia hòa giải; và bảo mật với bên ngoài thủ tục hòa giải.
  • Nghị định 22/2017/NĐ-CP quy định rõ trách nhiệm giữ bí mật thông tin về vụ tranh chấp cho hòa giải viên thương mại; chưa quy định rõ trách nhiệm đối với các bên, ngoài quy định nguyên tắc chung tại Điều 4.

Về phạm vi bảo mật

  • Mọi thông tin trong hòa giải thương mại cần được giữ bí mật trong; và sau quá trình giải quyết tranh chấp
  • Pháp luật Việt Nam chưa có quy định rõ; ngoài quy định tại Khoản 1 Điều 10 Nghị định 22/2017/NĐ-CP về những hành vi bị cấm đối với hòa giải viên thương mại; thì hòa giải viên thương mại không được tiết lộ thông tin về vụ việc; khách hàng mà mình biết trong quá trình hòa giải.
  • Trong khi đó, nội dung mà các bên tranh chấp cần phải bảo mật trong hòa giải lại không được quy định rõ ràng. Tuy nhiên, theo quy định tại Điểm a Khoản 2 Điều 13 của Nghị định lại yêu cầu các bên tranh chấp có nghĩa vụ phải trình bày đúng sự thật; các tình tiết của tranh chấp, cung cấp thông tin, tài liệu theo đề nghị của hòa giải việc,…

Về các trường hợp ngoại lệ của chế độ bảo mật

  • Theo quy định của pháp luật, có hai chủ thể được quyền quyết định việc tiết lộ các thông tin trong vụ tranh chấp; bao gồm sự đồng thuận của các bên; hoặc Nhà nước có quy định rõ trong văn bản pháp luật.

Vai trò của việc hòa giải tranh chấp thương mại

  • Thứ nhất, hòa giải đề cao và đảm bảo yếu tố tự quyết. Trong hòa giải, các bên tranh chấp có thể nói chuyện; trao đổi, đàm phán và thảo luận về các giải pháp trong toàn bộ quá trình. Các bên có quyền tự do bày tỏ; thể hiện và bảo vệ cho quan điểm của mình.
  • Thứ hai, giải quyết tranh chấp bằng hòa giải có thể duy trì; hoặc cải thiện mối quan hệ giữa các bên nhờ việc xem xét đến lợi ích và quan tâm thực tế của các bên. Hòa giải ít phụ thuộc vào các quy tắc, nguyên tắc; mà chủ yếu dựa vào con người.
  • Thứ ba, hòa giải ngoài tố tụng là phương thức hữu dụng khi các bên không lựa chọn Tòa án; hay trọng tài thương mại bởi thủ tục linh hoạt; không cứng nhắc, có thể được thỏa thuận và điều chỉnh cho thích nghi.
  • Thứ tư, hòa giải giúp giải quyết ổn thỏa, giảm thiếu những tranh chấp; bất đồng, mâu thuẫn, xích mích theo một cách tối ưu nhất bởi những ưu điểm của nó.
  • Thứ năm, hòa giải được biết đến là một biện pháp giải quyết tranh chấp thay thế trong bối cảnh Tòa án đang bị quá tải với các vụ tranh chấp cần được giải quyết; góp phần giảm tải khối lượng công việc lên Tòa án, tiết kiệm chi phí,….

Có thể bạn quan tâm

Trên đây là nội dung tư vấn của chúng tôi về vấn đề “Pháp luật về thực hiện kết quả hòa giải trong tranh chấp thương mại?”. Hy vọng bài viết hữu ích với bạn đọc. Nếu có vấn đề thắc mắc cần giải đáp, vui lòng liên hệ luatsu2470833102102.

Câu hỏi thường gặp

Hiểu thế nào về chi nhánh của thương nhân nước ngoài tại Việt Nam

Theo quy định tại Khoản 7 Điều 3 Luật Thương mại năm 2005; Chi nhánh của thương nhân nước ngoài tại Việt Nam là đơn vị phụ thuộc của thương nhân nước ngoài, được thành lập và hoạt động thương mại tại Việt Nam theo quy định của pháp luật Việt Nam hoặc điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.

Có mấy hình thức giải quyết tranh chấp thương mại?

Theo quy định tại Điều 317 Luật Thương mại năm 2005; Hình thức giải quyết tranh chấp gồm: Thương lượng giữa các bên. Hoà giải giữa các bên do một cơ quan, tổ chức hoặc cá nhân được các bên thỏa thuận chọn làm trung gian hoà giải. Giải quyết tại Trọng tài hoặc Toà án.

Thời hiệu khởi kiện áp dụng đối với các tranh chấp thương mại là bao lâu?

Theo quy định tại Điều 319 Luật Thương mại năm 2005; Thời hiệu khởi kiện áp dụng đối với các tranh chấp thương mại là hai năm, kể từ thời điểm quyền và lợi ích hợp pháp bị xâm phạm, trừ trường hợp quy định tại điểm e khoản 1 Điều 237 của Luật này

5/5 - (1 bình chọn)
Chuyên mục:
Doanh nghiệp

Comments are closed.