Pháp luật quy định điều kiện bàn giao nhà liền kế như thế nào?

30/11/2022
Pháp luật quy định điều kiện bàn giao nhà liền kế như thế nào?
367
Views

Trong thời gian những năm gần đây, nhiều khách hàng mua nhà, căn hộ hay dạng nhà phố shophouse thường bị chủ đầu tư chậm bàn giao hoặc bàn giao nhà không đúng quy định. Nguyên nhân bởi quá trình thi công, hoàn thiện không đúng theo phê duyệt dự án và không đảm bảo chất lượng, quy chuẩn hay đơn giản như quá trình thi công không đúng tiến độ. Vậy quy định pháp luật về điều kiện bàn giao nhà liền kế như thế nào? Khách hàng cần làm gì để bảo vệ quyền lợi của mình trong trường hợp bàn giao nhà chậm? Hãy cùng Luật sư 247 tìm hiểu quy định pháp luật về nội dung này tại bài viết dưới đây.

Căn cứ pháp lý

Luật Kinh doanh bất động sản năm 2014

Pháp luật quy định về việc xây dựng nhà liền kế như thế nào?

Theo quy định tại Mục 4 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 9411:2012 về Nhà ở liên kế – Tiêu chuẩn thiết kế có quy định thì:

– Nhà ở liên kế được xây dựng theo quy hoạch chung tại các tuyến đường trong đô thị hoặc ngoại vi. Việc thiết kế và xây dựng phải tuân thủ theo thiết kế và quy định về kiến trúc đô thị được duyệt đối với nhà ở riêng lẻ.

– Khi thiết kế xây dựng mới hoặc cải tạo nhà liên kế hai bên tuyến đường đô thị phải hài hòa với tổng thể kiến trúc tuyến phố và phải bảo đảm mỹ quan riêng của công trình.

– Khi thiết kế mặt đứng cho một dãy nhà ở liên kế mặt phố cần đảm bảo các nguyên tắc sau:

  • Có số tầng và cao độ các tầng như nhau trong một dãy nhà;
  • Có hình thức kiến trúc hài hoà và mái đồng nhất trong một khu vực;
  • Có màu sắc chung cho một dãy nhà;
  • Thống nhất khoảng lùi và hình thức hàng rào cho một dãy nhà;
  • Có hệ thống kỹ thuật hạ tầng thống nhất;
  • Chiều dài của một dãy nhà ở liên kế không lớn hơn 60 m. Trong một đoạn phố có thể có nhiều dãy nhà khác nhau.
  • Giữa các dãy nhà phải bố trí đường giao thông với chiều rộng không nhỏ hơn 4,0 m.

– Nhà ở liên kế mặt phố xây dựng mới không đồng thời thì các nhà xây sau phải tuân thủ quy hoạch chi tiết được duyệt và thống nhất với các nhà xây trước về cao độ nền, độ cao tầng 1 (tầng trệt), cao độ ban công, cao độ và độ vươn của ô văng, màu sắc hoàn thiện…

– Những khu vực sau đây trong đô thị không cho phép xây nhà ở liên kế:

  • Trong các khuôn viên, trên các tuyến đường, đoạn đường đã được quy định trong quy hoạch chi tiết là biệt thự;
  • Các khu vực đã có quy hoạch ổn định; nếu xây dựng nhà ở liên kế phải được cấp có thẩm quyền phê duyệt;
  • Trong khuôn viên có các công trình công cộng như trụ sở cơ quan, các công trình thương mại, dịch vụ, các cơ sở sản xuất;
  • Trên các tuyến đường, đoạn đường, các khu vực được xác định là đối tượng bảo tồn kiến trúc và cảnh quan đô thị.

– Nhà ở liên kế mặt phố được phép có chung hoặc không có chung bộ phận kết cấu (móng, cột, tường, sàn, mái hoặc các kết cấu giáp lai khác của hai nhà liền kề).

Điều kiện bàn giao nhà liền kế
Điều kiện bàn giao nhà liền kế
  • Trường hợp tường chung thì hệ thống kết cấu dầm sàn, cột hoặc bất kỳ một bộ phận nào của ngôi nhà không được xây dựng quá tim tường chung. Chiều dày tường chung không nhỏ hơn 0,2 m;
  • Trường hợp có tường riêng thì chỉ được phép xây dựng trong ranh giới có chủ quyền hoặc quyền sử dụng đất.

– Nhà ở liên kế có sân vườn thì kích thước tối thiểu (tính từ mặt nhà đến chỉ giới đường đỏ) của sân trước là 2,4 m và thống nhất theo quy hoạch chi tiết được duyệt. Trường hợp có thêm sân sau thì kích thước tối thiểu của sân sau là 2,0 m.

– Thiết kế nhà ở liên kế phải đảm bảo các quy định khác liên quan như an toàn phòng cháy chữa cháy, môi trường, giao thông,…

Theo quy định nêu trên, nhà ở liên kế được xây dựng theo quy hoạch chung tại các tuyến đường trong đô thị hoặc ngoại vi. Việc thiết kế và xây dựng phải tuân thủ theo thiết kế và quy định về kiến trúc đô thị được duyệt đối với nhà ở riêng lẻ.

Pháp luật quy định điều kiện bàn giao nhà liền kế như thế nào?

Khoản 3 điều 13 Luật Kinh doanh bất động sản năm 2014 quy định: “chỉ được phép bàn giao nhà, công trình xây dựng cho khách hàng khi đã hoàn thành xong việc xây dựng nhà, công trình xây dựng và các công trình hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội theo tiến độ ghi trong dự án đã được phê duyệt, bảo đảm kết nối với hệ thống hạ tầng chung của khu vực. Trường hợp bàn giao nhà, công trình xây dựng thô thì phải hoàn thiện toàn bộ phần mặt ngoài của nhà, công trình xây dựng đó”.

Luật Xây dựng, Điều 123 quy định như sau “Hạng mục công trình, công trình xây dựng hoàn thành chỉ được phép đưa vào khai thác, sử dụng sau khi được nghiệm thu bảo đảm yêu cầu của thiết kế xây dựng, tiêu chuẩn áp dụng, quy chuẩn kỹ thuật cho công trình, quy định về quản lý sử dụng vật liệu xây dựng và được nghiệm thu theo quy định của Luật này. Chủ đầu tư có trách nhiệm tổ chức nghiệm thu công trình xây dựng. Tổ chức, cá nhân tham gia nghiệm thu chịu trách nhiệm về sản phẩm do mình xác nhận khi nghiệm thu công trình xây dựng”.

Đồng thời Luật phòng cháy, chữa cháy quy định: “Chủ đầu tư thực hiện thủ tục trình duyệt dự án, thiết kế về phòng cháy và chữa cháy; chỉ được thi công khi thiết kế về an toàn phòng cháy và chữa cháy của công trình đã được duyệt; tổ chức kiểm tra, giám sát thi công, nghiệm thu và bàn giao công trình trước khi đưa vào sử dụng”. Và nghiêm cấm: “Thi công công trình có nguy hiểm về cháy, nổ, nhà cao tầng, trung tâm thương mại mà chưa có thiết kế được duyệt về phòng cháy và chữa cháy; nghiệm thu và đưa vào sử dụng công trình có nguy hiểm về cháy, nổ, nhà cao tầng, trung tâm thương mại khi chưa đủ điều kiện bảo đảm an toàn về phòng cháy và chữa cháy”.

Với các quy định nêu trên, có thể thấy rằng chủ đầu tư chỉ được phép bàn giao nhà khi công trình căn hộ/nhà phố nói riêng và các công trình thuộc dự án nói chung đã được nghiệm thu và bảo đảm các yêu cầu về kỹ thuật, chất lượng, an toàn theo quy định của dự án được cấp phép.

Khách hàng cần làm gì để bảo vệ quyền lợi của mình khi chủ đầu tư sai phạm?

Trong trường hợp chủ đầu tư không bàn giao nhà đúng thời hạn theo hợp đồng mua bán nhà thì khách hàng có quyền khiếu nại hoặc khởi kiện yêu cầu chủ đầu tư phải chịu phạt vi phạm và bồi thường thiệt hại.

Trường hợp chủ đầu tư tiến hành bàn giao nhà nhưng không đúng với thiết kế, không đảm bảo chất lượng, không đúng tiến độ thực hiện dự án thì khách hàng có quyền không nhận bàn giao nhà và yêu cầu chủ đầu tư phải sửa chữa khắc phục, hoàn thiện trước khi bàn giao.

Mời bạn xem thêm bài viết:

Thông tin liên hệ:

Vấn đề “Pháp luật quy định điều kiện bàn giao nhà liền kế như thế nào?” đã được chúng tôi cung cấp qua thông tin bài viết trên. Luật sư 247 luôn có sự hỗ trợ nhiệt tình từ các chuyên viên tư vấn pháp lý, quý khách hàng có vướng mắc hoặc nhu cầu sử dụng dịch vụ pháp lý liên quan như tìm hiểu về Mức bồi thường thu hồi đất hiện nay… vui lòng liên hệ đến hotline 0833102102. Chúng tôi sẽ giải quyết các khúc mắc của khách hàng, làm các dịch vụ một cách nhanh chóng, dễ dàng, thuận tiện.

Câu hỏi thường gặp:

Pháp luật quy định về chiều cao nhà liền kế ra sao?

Trong mọi trường hợp nhà ở liên kế không được cao hơn 6 tầng. Trong các ngõ (hẻm) có chiều rộng nhỏ hơn 6 m, nhà ở liên kế không được xây cao quá 4 tầng. Cụ thể hơn thực hiện theo quy định tại Mục 5.5 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 9411:2012 về Nhà ở liên kế.

Kiểm tra hệ thống cấp nước khi nhận bàn giao nhà liền kế như thế nào?

Hãy thử mở các vòi, đầu cấp, xả vệ sinh xem có nước không? Áp lực nước có đủ mạnh, hệ thống thoát nước có đảm bảo, không bị đọng nước. Nhất là khu vực vệ sinh, cần xem kỹ hệ thống ống nước, thoát nước, sàn không đọng nước, kiểm tra lực nước chảy nhất là từ vòi xịt vệ sinh, vòi hoa sen xem có rò rỉ không để yêu cầu chủ đầu tư thay thế. Chú ý nên khi lắp đặt bổ sung máy lọc nước tinh khiết khi đưa công trình vào sử dụng để bảo vệ cho sức khỏe.

Thời gian nhận bàn giao nhà liền kế là bao lâu?

Pháp luật hiện hành chỉ quy định về điều kiện để được bàn giao nhà ở, công trình xây dựng nếu công trình đó đã được hoàn thành và đảm bảo an toàn trong vận hành, khai thác khi đưa vào sử dụng mà không có quy định cụ thể về thời hạn bàn giao nhà của chủ đầu tư.
Về thời hạn bàn giao nhà chung cư; thời gian bàn giao nhà sẽ căn cứ theo hợp đồng mua bán căn hộ của chủ đầu tư cùng với khách hàng; căn hộ cần phải được bàn giao trước hoặc đúng thời gian trong hợp đồng.

5/5 - (1 bình chọn)
Chuyên mục:
Luật khác

Comments are closed.