Pháp luật hiện hành quy định thế nào về thế chấp tài sản?

18/09/2021
Pháp luật hiện hành quy định thế nào về thế chấp tài sản
778
Views

Hiện nay việc thực hiện việc thế chấp tài sản để thực hiện nghĩa vụ nào đó khá phổ biến. Và trên thực tế; các biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ trở nên rất phổ biến khi nhu cầu vay vốn trở nên cấp thiết. Tuy nhiên; không phải ai cũng có những am hiểu nhất định về việc thực hiện thế chấp thế nào? Thực hiện ra sao để bảo vệ tốt nhất quyền lợi của mình? Hãy cùng với chúng tôi tìm hiểu Pháp luật hiện hành quy định thế nào về thế chấp tài sản?

Căn cứ pháp lý

Bộ luật dân sự năm 2015

Nội dung tư vấn

Thế chấp tài sản là gì?

Thế chấp tài sản là việc bên thế chấp dùng tài sản thuộc quyền sở hữu của mình để bảo đảm việc thực hiện một nghĩa vụ nhất định và không giao tài sản thế chấp cho bên nhận thế chấp.

Trong quan hệ về thế chấp tài sản thì bên có nghĩa vụ sẽ phải dùng tài sản để bảo đảm về việc thực hiện nghĩa vụ của mình và được gọi là bên thế chấp. Bên có quyền gọi là bên nhận thế chấp.

Tài sản được dùng để thế chấp vẫn do bên thế chấp giữ; tuy nhiên các bên vẫn có thể thỏa thuận về việc giao cho người thứ ba giữ tài sản thế chấp đó.

Bên thế chấp phải có nghĩa vụ cung cấp đầy đủ các thông tin về tài sản thế chấp cho bên nhận thế chấp; giao tài sản đã thế chấp cho bên nhận thế chấp để xử lý khi không thực hiện được nghĩa vụ theo đúng thỏa thuận.

Pháp luật hiện hành quy định thế nào về thế chấp tài sản?

Hình thức của việc thế chấp tài sản:

Việc thế chấp tài sản phải được lập thành văn bản; có thể lập thành một hợp đồng riêng hoặc ghi trong hợp đồng chính. Các bên có thể tự thỏa thuận về việc công chứng, chứng thực văn bản thế chấp; một số trường hợp bắt buộc phải công chứng; thực theo quy định của pháp luật.

Tài sản thế chấp:

Nếu thế chấp toàn bộ hoặc một phần bất động sản; động sản có vật phụ thì vật phụ của bất động sản và động sản đó cũng được coi là tài sản thế chấp trừ trường hợp các bên thỏa thuận khác về vấn đề này.

Nếu thế chấp quyền sử dụng đất mà tài sản gắn liền với đất thuộc quyền sở hữu của bên thế chấp; thì tài sản đó cũng thuộc về tài sản thế chấp trừ trường hợp các bên thỏa thuận khác về vấn đề này.

Hiệu lực của việc thế chấp tài sản:

Hợp đồng thế chấp tài sản sẽ có hiệu lực kể từ thời điểm giao kết trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác; hoặc pháp luật có quy định khác về vấn đề này. Việc thế chấp tài sản phát sinh hiệu lực đối kháng với người thứ ba kể từ thời điểm đăng ký.

Quyền của bên thế chấp:

Bên thế chấp có quyền khai thác công dụng và hưởng hoa lợi;lợi tức từ tài sản thế chấp; nhận lại tài sản thế chấp do người thứ ba giữ khi nghĩa vụ được bảo đảm bằng thế chấp chấm dứt; hoặc được thay thế bằng một biện pháp bảo đảm khác.

Quyền của bên nhận thế chấp tài sản:

  • Yêu cầu xử lý tài sản thế chấp nếu đến thời hạn mà bên thế chấp không thực hiện nghĩa vụ dân sự đã cam kết.
  • Nếu bên nhận thế chấp thực hiện giữ tài sản thế chấp; thì phải thực hiện đúng và đầy đủ nghĩa vụ của người giữ tài sản thế chấp.
  • Nếu tài sản thế chấp bị chiếm hữu; sử dụng bất hợp pháp thì bên nhận thế chấp có quyền yêu cầu người đó trả lại tài sản cho mình.

Xử lý tài sản thế chấp và chấm dứt việc thế chấp

Nếu đến thời hạn mà bên thế chấp không thực hiện nghĩa vụ; thì bên nhận thế chấp có quyền yêu cầu xử lý tài sản đảm bảo.

Phương thức xử lý tài sản thế chấp được thực hiện theo quy định của pháp luật. Thông thường; việc xử lý tài sản bảo đảm được thực hiện thông qua phương thức bán đấu giá.

Tuy nhiên; các bên có thể tự thỏa thuận phương thức xử lý tài sản bảo đảm khi giao kết hợp đồng.

Trong trường hợp phải xử lý tài sản để thực hiện một nghĩa vụ đến hạn mà tài sản đó được dùng để bảo đảm nhiều nghĩa vụ; thì các nghĩa vụ khác dù chưa đến hạn cũng được coi là đến hạn.

Thứ tự ưu tiên thanh toán được xác định như sau:

  • Trường hợp các biện pháp bảo đảm đều phát sinh hiệu lực đối kháng với người thứ ba; thì thứ tự thanh toán được xác định theo thứ tự xác lập hiệu lực đối kháng;
  • Trường hợp có biện pháp bảo đảm phát sinh hiệu lực đối kháng với người thứ ba;và có biện pháp bảo đảm không phát sinh hiệu lực đối kháng với người thứ ba; thì nghĩa vụ có biện pháp bảo đảm có hiệu lực đối kháng với người thứ ba được thanh toán trước;
  • Trường hợp các biện pháp bảo đảm đều không phát sinh hiệu lực đối kháng với người thứ ba;thì thứ tự thanh toán được xác định theo thứ tự xác lập biện pháp bảo đảm.

Như vậy; nếu việc thế chấp tài sản có hiệu lực đối kháng với người thứ ba; thì được ưu tiên thanh toán đầu tiên; tiếp theo là tính theo thứ tự xác lập biện pháp bảo đảm.

Mời bạn đọc xem thêm

Thông tin liên hệ

Luật sư 247 là đơn vị Luật uy tín; chuyên nghiệp, được nhiều cá nhân và tổ chức đặt trọn niềm tin. Để biết thêm thông tin chi tiết và nhận thêm sự tư vấn, giúp đỡ của Luật sư 247 hãy liên hệ 0833.102.102

Câu hỏi thường gặp

Chủ thể tham gia thế chấp tài sản là ai?

Chủ thể tham gia thế chấp tài sản phải có đầy đủ năng lực pháp luật dân sự; năng lực hành vi dân sự phù hợp như:
– Người thế chấp phải đủ 15 tuổi trở lên và 18 tuổi trở lên đối với giao dịch có tài sản là bất động sản; hoặc động sản phải đăng ký;
– Người thế chấp không bị mất năng lực hành vi dân sự hay bị hạn chế về năng lực hành vi dân sự,…

Khi đã trả xong khoản vay bên nhận thế chấp có nghĩa vụ gì?

Bên thế chấp có các nghĩa vụ sau:
– Trả các giấy tờ cho bên thế chấp sau khi chấm dứt thế chấp đối với trường hợp các bên thỏa thuận bên nhận thế chấp giữ giấy tờ liên quan đến tài sản thế chấp.
-Thực hiện thủ tục xử lý tài sản thế chấp theo đúng quy định của pháp luật.

Vai trò của thế chấp tài sản?

Thế chấp tài sản có những vai trò sau:
– Bảo đảm thực hiện nghĩa vụ dân sự có nhiều ưu điểm hơn; so với các biện pháp bảo đảm khác. Với việc không bắt buộc chuyển giao tài sản bảo đảm nên được các bên chủ thể ưu tiên lựa chọn.
– Bên nhận thế chấp do không trực tiếp nắm giữ tài sản; nên sẽ không cần phải mất chi phí bảo quản; giữ gìn tàu sản trong thời gian thế chấp;…
– Bên thế chấp tài sản sẽ không phải chuyển giao tài sản cho bên thế chấp do đó vẫn có thể tiếp tục khai thác công dụng; sử dụng tài sản….

Đánh giá bài viết
Chuyên mục:
Dân sự

Để lại một bình luận