Pháo hoa bộ quốc phòng có bị cấm không?

11/01/2023
pháo hoa bộ quốc phòng có bị cấm không
512
Views

Hiện nay vào các dịp lễ tết, dám cưới, sinh nhật, chương trình biểu diễn nghệ thuật…không khó để bắt gặp hình ảnh sử dụng pháo hoa để chào mừng hay chúc mừng các sự kiện này. Tuy nhiên, không phải dễ dàng mà ai cũng có thể sử dụng pháo hoa vì việc sử dụng pháo hoa cần phải đảm bảo an ninh, trật tự; đáp ứng đầy đủ các điều kiện về phòng cháy, chữa cháy và các điều kiện khác về bảo quản và tiêu chuẩn an toàn kỹ thuật theo quy định của pháp luật. Vậy muốn sử dụng, kinh doanh pháo hoa cần đáp ứng những điều kiện nào? Kinh doanh pháo hoa của Bộ quốc phòng có bị cấm không?

Căn cứ pháp lý

Nội dung tư vấn

Pháo hoa là gì theo quy định của pháp luật?

Căn cứ theo khoản 1 Điều 3 Nghị định 137/2020/NĐ-CP quy định về pháo như sau:

“1. Pháo là sản phẩm có chứa thuốc pháo, khi có tác động của xung kích thích cơ, nhiệt, hóa hoặc điện gây ra phản ứng hóa học nhành, mạnh, sinh khí, tạo ra hiệu ứng âm thanh, ánh sáng, màu sắc trong không gian, gây ra tiếng nổ hoặc không gây ra tiếng nổ. Pháo bao gồm: Pháo nổ, pháo hoa.

a) Pháo nổ là sản phẩm được chế tạo, sản xuất thủ công hoặc công nghiệp, khi có tác động của xung kích thích cơ, nhiệt, hóa hoặc điện gây ra tiếng nổ hoặc gây ra tiếng rít, tiếng nổ và hiệu ứng màu sắc trong không gian;

Pháo nổ gây ra tiếng rít, tiếng nổ và hiệu ứng màu sắc trong không gian được gọi là pháo hoa nổ;

Pháo hoa nổ tầm thấp là quả pháo có đường kính không lớn hơn 90 mm hoặc tầm bắn không vượt quá 120 m. Pháo hoa nổ tầm cao là quả pháo có đường kính trên 90 mm hoặc tầm bắn trên 120 m;

b) Pháo hoa là sản phẩm được chế tạo, sản xuất thủ công hoặc công nghiệp, khi có tác động của xung kích thích cơ, nhiệt, hóa hoặc điện tạo ra các hiệu ứng âm thanh, ánh sáng, màu sắc trong không gian, không gây ra tiếng nổ”.

Theo đó, pháo hoa được quy định là sản phẩm được chế tạo, sản xuất thủ công hoặc công nghiệp, khi có tác động của xung kích thích cơ, nhiệt, hóa hoặc điện tạo ra các hiệu ứng âm thanh, ánh sáng, màu sắc trong không gian, không gây ra tiếng nổ.

Điều kiện sử dụng pháo hoa theo quy định hiện nay 

Đối với việc sử dụng pháo hoa nổ

Căn cứ theo khoản 2 Điều 9 Nghị định 137/2020/NĐ-CP: 

“2. Các cơ quan, tổ chức sử dụng pháo hoa nổ để biểu diễn, thi đấu phải được Thủ tướng Chính phủ cho phép và do tổ chức, doanh nghiệp thuộc Bộ Quốc phòng được giao nhiệm vụ sản xuất, cung cấp”.

Hiện nay, pháo hoa được chia thành pháo hoa nổ và pháo hoa. Theo quy định tại Điều 11 Nghị định 137/2020/NĐ-CP, các trường hợp được được phép sử dụng pháo hoa nổ như sau:

– Tết Nguyên đán

  • Các thành phố trực thuộc trung ương và tỉnh Thừa Thiên Huế được bắn pháo hoa nổ tầm cao và tầm thấp, thời lượng không quá 15 phút; các tỉnh còn lại được bắn pháo hoa nổ tầm thấp, thời lượng không quá 15 phút;
  • Thời gian bắn vào thời điểm giao thừa Tết Nguyên đán.

– Giỗ Tổ Hùng Vương

  • Tỉnh Phú Thọ được bắn pháo hoa nổ tầm thấp, thời lượng không quá 15 phút, địa điểm bắn tại khu vực Đền Hùng;
  • Thời gian bắn vào 21 giờ ngày 09 tháng 3 âm lịch.

– Ngày Quốc khánh

  • Các thành phố trực thuộc trung ương và tỉnh Thừa Thiên Huế được bắn pháo hoa nổ tầm cao và tầm thấp, thời lượng không quá 15 phút; các tỉnh còn lại được bắn pháo hoa nổ tầm thấp, thời lượng không quá 15 phút;
  • Thời gian bắn vào 21 giờ ngày 02 tháng 9.

– Ngày Chiến thắng Điện Biên Phủ

  • Tỉnh Điện Biên được bắn pháo hoa nổ tầm thấp, thời lượng không quá 15 phút, địa điểm bắn tại Thành phố Điện Biên Phủ;
  • Thời gian bắn vào 21 giờ ngày 07 tháng 5.

– Ngày Chiến thắng (ngày 30 tháng 4 dương lịch)

  • Thủ đô Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh được bắn pháo hoa nổ tầm cao và tầm thấp, thời lượng không quá 15 phút;

Thời gian bắn vào 21 giờ ngày 30 tháng 4.

  • – Kỷ niệm ngày giải phóng, ngày thành lập các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương
  • Các thành phố trực thuộc trung ương và tỉnh Thừa Thiên Huế được bắn pháo hoa nổ tầm cao và tầm thấp, thời lượng không quá 15 phút; các tỉnh còn lại được bắn pháo hoa nổ tầm thấp, thời lượng không quá 15 phút;
  • Thời gian bắn vào 21 giờ ngày giải phóng, ngày thành lập các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương.

– Sự kiện văn hóa, du lịch, thể thao mang tính quốc gia, quốc tế.

– Trường hợp khác do Thủ tướng Chính phủ quyết định.

pháo hoa bộ quốc phòng có bị cấm không
pháo hoa bộ quốc phòng có bị cấm không

Đối với việc sử dụng pháo hoa không nổ

Theo quy định tại Điều 17 Nghị định 137/2020/NĐ-CP quy định về điều kiện sử dụng pháo hoa như sau:

“Điều 17. Sử dụng pháo hoa

1. Cơ quan, tổ chức, cá nhân có năng lực hành vi dân sự đầy đủ được sử dụng pháo hoa trong các trường hợp sau: Lễ, tết, sinh nhật, cưới hỏi, hội nghị, khai trương, ngày kỷ niệm và trong hoạt động văn hóa, nghệ thuật.

2. Cơ quan, tổ chức, cá nhân khi sử dụng pháo hoa chỉ được mua pháo hoa tại các tổ chức, doanh nghiệp được phép sản xuất, kinh doanh pháo hoa”.

Như vậy, theo quy định này thì cơ quan, tổ chức, cá nhân muốn sử dụng pháo hoa phải đáp ứng đử ba điều kiện sau:

  • Chủ thể sử dụng pháo hoa phải là người có năng lực hành vi dân sự đầy đủ theo quy định tại Mục 1 Chương III BLDS năm 2015.
  • Chỉ được sử dụng vào các dịp lễ, tết, sinh nhật, cưới hỏi, hội nghị, khai trương, ngày kỷ niệm và trong hoạt động văn hóa, nghệ thuật.
  • Chỉ được sử dụng pháo hoa mua tại các tổ chức, doanh nghiệp được phép sản xuất, kinh doanh pháo hoa theo quy định của pháp luật

Kinh doanh pháo hoa Bộ quốc phòng có bị cấm không?

Tại khoản 2 và khoản 3 Điều 14 Nghị định 137/2020/NĐ-CP, quy định về điều kiện kinh doanh, xuất khẩu, nhập khẩu pháo hoa, thuốc pháo hoa như sau:

– Việc kinh doanh pháo hoa phải bảo đảm các điều kiện sau đây:

  • Chỉ tổ chức, doanh nghiệp thuộc Bộ Quốc phòng được kinh doanh pháo hoa và phải được cơ quan Công an có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện về an ninh, trật tự; bảo đảm các điều kiện về phòng cháy, chữa cháy, phòng ngừa, ứng phó sự cố và bảo vệ môi trường;
  • Kho, phương tiện vận chuyển, thiết bị, dụng cụ phục vụ kinh doanh pháo hoa phải phù hợp, bảo đảm điều kiện về bảo quản, vận chuyển, phòng cháy và chữa cháy;
  • Người quản lý, người phục vụ có liên quan đến kinh doanh pháo hoa phải được huấn luyện về kỹ thuật an toàn;
  • Chỉ được kinh doanh pháo hoa bảo đảm tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật theo quy định.

– Việc xuất khẩu, nhập khẩu pháo hoa, thuốc pháo hoa phải bảo đảm các điều kiện sau đây:

  • Tổ chức, doanh nghiệp thuộc Bộ Quốc phòng được phép nghiên cứu, sản xuất pháo hoa, thuốc pháo hoa thì được xuất khẩu, nhập khẩu pháo hoa, thuốc pháo hoa;
  • Pháo hoa xuất khẩu, nhập khẩu phải bảo đảm tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật; chủng loại, nhãn hiệu, số hiệu, ký hiệu, nước sản xuất, năm sản xuất, hạn sử dụng trên từng loại pháo hoa.

Như vậy căn cứ theo quy định này thì việc muốn kinh doanh pháo hoa của Bộ quốc phòng là không bị cấm. Tuy nhiên, cá nhân, tổ chức, doanh nghiệp muốn kinh doanh pháo hoa của Bộ quốc phòng phải đáp ứng các điều kiện nhất định theo quy định của pháp luật về chủ thể; Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh; nơi bảo quản, cất giữ pháo đúng theo tiêu chuẩn; pháo hoa kinh doanh phải là pháo hoa đã được công nhận bảo đảm tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật theo quy định. 

Các trường hợp khác không đáp ứng các điều kiện theo quy định mà pháp luật đưa ra thì đều không được phép thực hiện việc kinh doanh pháo hoa của Bộ quốc phòng.

Khuyến nghị

Luật sư X tự hào là hệ thống công ty Luật cung cấp các dịch vụ pháp lý trên toàn quốc. Với vấn đề trên, công ty chúng tôi cung cấp dịch vụ tư vấn luật dân sự đảm bảo hiệu quả với chi phí hợp lý nhằm hỗ trợ tối đa mọi nhu cầu pháp lý của quý khách hàng, tránh các rủi ro phát sinh trong quá trình thực hiện.

Liên hệ

Vấn đề “Pháo hoa bộ quốc phòng có bị cấm không” đã được chúng tôi cung cấp qua thông tin bài viết trên. Luật sư 247 luôn có sự hỗ trợ nhiệt tình từ các chuyên viên tư vấn pháp lý, quý khách hàng có vướng mắc hoặc nhu cầu sử dụng dịch vụ pháp lý liên quan như là soạn thảo làm giấy phép vệ sinh an toàn thực phẩm vui lòng liên hệ đến hotline 0833102102. Chúng tôi sẽ giải quyết các khúc mắc của khách hàng, làm các dịch vụ một cách nhanh chóng, dễ dàng, thuận tiện. 

Mời bạn xem thêm

Câu hỏi thường gặp

Sử dụng trái phép pháo hoa Bộ quốc phòng bị phạt bao nhiêu tiền?

Theo quy định tại điểm i khoản 3 Điều 11 Nghị định 144/2021/NĐ-CP thì trường hợp sử dụng các loại pháo, thuốc pháo trái phép có thể bị phạt tiền từ 05 đến 10 triệu đồng

Đám cưới sử dụng pháo hoa có bị cấm không?

Theo quy định tại Điều 17 Nghị định 137/2020/NĐ-CP thì cơ quan, tổ chức, cá nhân có năng lực hành vi dân sự đầy đủ được sử dụng pháo hoa vào các dịp đám cưới và chỉ được sử dụng pháo hoa chứ không được sử dụng pháo nổ. Tuy nhiên pháo hoa sử dụng phải được mua tại các tổ chức, doanh nghiệp được phép sản xuất, kinh doanh pháo hoa theo quy định của pháp luật. 

5/5 - (1 bình chọn)
Chuyên mục:
Luật khác

Comments are closed.