Chỉ thị 406 về cấm đốt pháo hiện hành năm 2023

04/01/2023
Chỉ thị 406 về cấm đốt pháo hiện hành năm 2023
370
Views

Thời gian qua có thể thấy rằng việc quản lý, kiểm tra, chấm chỉnh việc sản xuất, buôn bán và đốt pháo ở nước ta đã tăng lên và đã xử lý một số vụ vi phạm nhưng tình trạng sản xuất hay buôn bán trái phép pháo, đặc biệt là trong những dịp lễ, tết, hội hè, liên hoan, khai trương… vẫn ngày càng xuất hiện nhiều. Việc sản xuất và đốt pháo gây ra nhiều vụ tại nạn nghiêm trọng, thiệt hại lớn về người và của hoặc để lại những thương tật suốt đời, ảnh hưởng trật tự an toàn xã hội, tổn thất kinh tế, ô nhiễm môi trường là những con số không thể thống kê được. Các đêm giao thừa, việc đốt pháo tại các thành phố lớn như Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh, Hải Phòng, Đà Nẵng… kéo dài liên tục, tạo tiếng nổ ồn ào, làm cho người già, trẻ em, người yếu tim, thần kinh yếu không chịu nổi, kéo theo tình trạng, xe ô tô, xe gắn máy có lúc không đi lại được, gây tắc nghẽn giao thông. Hãy cùng Luật sư 247 tìm hiểu về chỉ thị 406 về cấm đốt pháo như thế nào tại nội dung bài viết dưới đây. Hi vọng bài viết mang lại nhiều thông tin hữu ích đến bạn.

Thuộc tính văn bản

Số hiệu:406-TTgLoại văn bản:Chỉ thị
Nơi ban hành:Thủ tướng Chính phủNgười ký:Võ Văn Kiệt
Ngày ban hành:08/08/1994Ngày hiệu lực:23/08/1994
Ngày công báo:15/10/1994Số công báo:Số 19
Tình trạng:Còn hiệu lực

Quy định nghiêm cấm sản xuất, buôn bán và đốt các loại pháo nổ, thuốc pháo nổ trong phạm vi cả nước

1- Kể từ ngày 1 tháng 1 năm 1995 nghiêm cấm sản xuất, buôn bán và đốt các loại pháo nổ, thuốc pháo nổ trong phạm vi cả nước (trừ các loại pháo hoa và thuốc làm pháo hoa).

a) Các Bộ, ngành, Uỷ ban nhân dân các địa phương phổ biến ngay Chỉ thị này đối với tất cả các cơ sở thuộc Bộ, ngành và địa phương mình quản lý, chỉ đạo các ngành chức năng phối hợp với các đoàn thể, các phương tiện thông tin đại chúng, báo đài… tuyên truyền rộng rãi về tác hại và nguy hiểm của việc sản xuất, buôn bán và đốt pháo, vận động, thuyết phục, giải thích cho mọi người thông suốt và đồng tình với chủ trương cấm sản xuất, buôn bán và đốt pháo của Chính phủ.

Uỷ ban nhân dân các cấp đề nghị Hội đồng nhân dân và các đoàn thể bàn biện pháp và có nghị quyết thực hiện.

Đối với những nơi lâu nay có ngành nghề truyền thống, công nghệ sản xuất pháo và thuốc pháo, đã được cấp có thẩm quyền cấp giấy phép hành nghề thì xem xét để chuyển sang làm pháo hoa, thuốc pháo hoa hoặc làm nghề khác. Các Bộ, Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương phải lập và duyệt kế hoạch về kinh phí đào tạo để chuyển số lao động chuyên sản xuất pháo nổ chuyển sang ngành sản xuất pháo hoa, thuốc pháo hoa hoặc sang nghề khác, theo giấy phép hành nghề mới.

Chỉ thị 406 về cấm đốt pháo hiện hành năm 2023
Chỉ thị 406 về cấm đốt pháo hiện hành năm 2023

b) Nghiêm cấm việc nhập khẩu các loại pháo, các loại thuốc pháo và nguyên liệu làm pháo từ nước ngoài vào Việt Nam. Mọi loại pháo nước ngoài đang được buôn bán trên thị trường Việt Nam đều bị tịch thu và tiêu huỷ và thu hồi giấy phép kinh doanh, nếu gây hậu quả nghiêm trọng phải bị truy cứu trách nhiệm hình sự.

c) Chỉ cấp giấy phép sản xuất, buôn bán các loại pháo hoa, thuốc pháo hoa cho các tổ chức, cá nhân có đủ điều kiện, tiêu chuẩn về an toàn, an ninh trật tự, quy định tại Nghị định số 17-CP ngày 23-12-1992 của Chính phủ về quản lý các nghề kinh doanh đặc biệt, và những quy tắc về phòng cháy, nổ theo quy định của Bộ Nội vụ. Sau ngày 1 tháng 1 năm 1995, những tổ chức, cá nhân không được cơ quan có thẩm quyền cấp giấy phép hành nghề đều phải ngừng hoạt động.

d) Nghiêm cấm dùng các loại thuốc nổ lấy từ các loại bom, mìn, đạn, lựu đạn để sản xuất pháo hoa. Các Bộ, ngành có đơn vị được phép dùng thuốc nổ để sử dụng trong chiến đấu và sản xuất phải có biện pháp quản lý chặt chẽ, không để thất thoát hoặc thanh lý không đúng quy định của Nhà nước. Thủ trưởng cơ quan, đơn vị và cá nhân vi phạm phải chịu trách nhiệm trước pháp luật.

e) Các tổ chức và cá nhân được phép sản xuất, buôn bán pháo hoa, thuốc pháo hoa khi sản xuất, vận chuyển đều phải có biện pháp bảo đảm an toàn tuyết đối. Phải vận chuyển bằng các phương tiện chuyên dùng, có giấy phép vận chuyển của Công an tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương cấp và phải kèm theo chứng từ mua bán hợp lệ.

Không được vận chuyển pháo hoa, thuốc pháo hoa trên các phương tiện không an toàn, phương tiện có chở người.

Quy định về việc bán pháo hoa, đốt pháo hoa

2- Về việc bán pháo hoa, đốt pháo hoa.

Trong các ngày lễ lớn, các ngày Tết, ngày hội có tổ chức bắn pháo hoa, đốt pháo hoa thì Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố phải thông báo cho nhân dân biết thời gian, địa điểm bán pháo hoa, đốt pháo hoa.

Những dạ hội vui chơi du lịch, những dịp tổ chức khánh thành công trình, tổ chức lễ hội, hiếu hỉ, nếu đốt pháo hoa phải bảo đảm an toàn.

Việc sản xuất, đốt pháo được quy định như thế nào?

3- Từ nay đến cuối năm 1994, việc sản xuất, đốt pháo được quy định như sau:

a) Về việc sản xuất pháo chỉ những tổ chức và cá nhân có giấy phép và đủ điều kiện tiêu chuẩn về an toàn, an ninh trật tự, mới được sản xuất, buôn bán pháo, không được sản xuất thêm nếu không tồn đọng nguyên liệu, và chỉ được sản xuất và buôn bán các loại pháo cỡ nhỏ.

b) Về đốt pháo.

– Nghiêm cấm đốt pháo trong trụ sở các cơ quan Nhà nước, tổ chức kinh tế Nhà nước, các đơn vị lực lượng vũ trang.

– Nghiêm cấm đốt pháo gây nguy hiểm cho người khác, ảnh hưởng đến môi trường, trật tự chung như đốt pháo ở nơi công cộng, đốt pháo sau 21 giờ hàng ngày, đốt pháo ném ra đường, ném vào người khác hoặc ném vào phương tiện đi lại trên đường, ném từ trên cao xuống, đốt pháo kéo theo xe đang chạy…

– Nghiêm cấm việc nổ súng, hoặc dùng chất nổ, gây tiếng nổ thay cho pháo.

c) Giao cho Uỷ ban nhân dân thành phố Hà Nội, Uỷ ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh, Uỷ ban nhân dân các tỉnh Hà Tây, Quảng Nam – Đà Nãng, Thừa Thiên Huế, Hải Hưng, Cần Thơ và Bộ Quốc phòng trong tháng 9 năm 1994 phải chỉ đạo phối hợp với Bộ Nội vụ, Bộ Thương mại, Tổng cục Hải quan, Bộ Khoa học, Công nghệ và Môi trường tiến hành kiểm tra các cơ sở sản xuất pháo, buôn bán pháo, thuốc pháo thực hiện được các quy định trên và báo cáo kết quả lên Thủ tướng Chính phủ.

Tải xuống chỉ thị 406 về cấm đốt pháo

Loader Loading…
EAD Logo Taking too long?

Reload Reload document
| Open Open in new tab

Download [162.00 B]

Mời bạn xem thêm bài viết:

Khuyến nghị

Với đội ngũ nhân viên là các luật sư, luật gia và chuyên viên pháp lý của Luật sư X, chúng tôi cung cấp dịch vụ tư vấn pháp lý toàn diện về vấn đề luật hành chính đảm bảo chuyên môn và kinh nghiệm thực tế. Ngoài tư vấn online 24/7, chúng tôi có tư vấn trực tiếp tại các trụ sở Hà Nội, Hồ Chí Minh, Bắc Giang.

Thông tin liên hệ:

Trên đây là nội dung liên quan đến vấn đề “Chỉ thị 406 về cấm đốt pháo hiện hành năm 2023” Nếu quý khách hàng đang có bất kỳ băn khoăn hay thắc mắc đến dịch vụ pháp lý tư vấn pháp lý về đơn phương ly hôn với người nước ngoài cần được giải đáp, các Luật sư, luật gia chuyên môn sẽ tư vấn, giúp đỡ tận tình, hãy gọi cho chúng tôi qua số hotline 0833102102 để được tư vấn nhanh chóng, hiệu quả.

Câu hỏi thường gặp:

Buôn bán pháo lậu bị xử phạt như thế nào?

Mua bán trái phép hoặc chiếm đoạt vật liệu nổ có thể bị phạt tù từ 01 đến 05 năm, cao nhất có thể bị phạt tù từ 15 đến 20 năm hoặc tù chung thân. Ngoài ra, người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng, phạt quản chế hoặc cấm cư trú từ 01 năm đến 05 năm.

Những đối tượng nào được phép kinh doanh pháo hoa?

Hiện nay, theo quy định tại Nghị định 137/2020/NĐ-CP. Chỉ tổ chức, doanh nghiệp thuộc Bộ Quốc phòng mới được kinh doanh pháo hoa. Ngoài ra, các tổ chức khác kinh doanh pháo hoa có thể mắc các tội về tàng trữ; sử dụng trái phép pháo hoa.

Cơ quan nào có thẩm quyền cho phép bắn pháo hoa?

Căn cứ quy định tại Điều 12 Nghị định 137/2020/NĐ-CP quy định về thẩm quyền, thủ tục cho phép bắn pháo hoa nổ như sau:
1. Các trường hợp tổ chức bắn pháo hoa nổ quy định tại các khoản 1, 2, 3, 4, 5 và 6 Điều 11 Nghị định này do Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương căn cứ vào tình hình thực tế của địa phương để quyết định và phối hợp với Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch tổ chức thực hiện theo quy định.
2. Trường hợp tổ chức bắn pháo hoa nổ theo quy định tại khoản 7 và khoản 8 Điều 11 Nghị định này và các trường hợp thay đổi tầm bắn, thời lượng bắn pháo hoa nổ do Thủ tướng Chính phủ quyết định.
3. Các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương có nhu cầu tổ chức bắn pháo hoa nổ theo quy định tại khoản 7 và khoản 8 Điều 11 Nghị định này hoặc muốn thay đổi tầm bắn, thời lượng bắn pháo hoa nổ, phải đề nghị bằng văn bản với Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch trước 30 ngày. Nội dung văn bản phải nêu rõ số lượng, tầm bắn, số điểm bắn, thời gian, thời lượng và địa điểm dự kiến bắn pháo hoa nổ.
Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được văn bản đề nghị, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch báo cáo Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định.

5/5 - (1 bình chọn)

Comments are closed.