Xin chào luật sư. Xin hỏi việc phân loại đối với cơ sở đống mới hoán cải tàu cá được quy định như thế nào? Các quy định pháp luật liên quan đến cơ sở đóng mới, cải hoán tàu cá là gì? Thủ tục cấp giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện đóng mới, hoán cải tàu cá ra sao? Tôi muốn kinh doanh cơ sở đóng mới, cải hoán tàu cá vỏ thép loại I, vậy tôi cần phải đáp ứng các điều kiện nào về nhân sự? Mong luật sư giải đáp giúp tôi.
Cơ sở đóng mới, cải hoán tàu cá để được đưa vào hoạt động kinh doanh đều phải đáp ứng các điều kiện nhất định. Tùy thuộc vào chất loại vỏ tàu, kích thước của vở tàu mà các cơ sở đôgns mới, hoán cải tàu cá được phân ra thành các loại riền và với mỗi loại cơ sở cũng có các điều kiện tương ứng. Vậy quy định về cơ sở đóng mới, cải hoán tàu cá như thế nào? Điều kiện về cán bộ, nhân viên kỹ thuật của cơ sở đón tàu bằng thép loại I ra sao? Giấy phép cấp chứng nhận cơ sở đủ điều kiện đóng mới, hoán cải tàu cá thực hiện như thế nào? Để làm rõ hơn về vấn đề này, Luật sư 247 xin giới thiệu bài viết “Phân loại cơ sở đóng mới, cải hoán tàu cá?”. Mời bạn đọc cùng tham khảo.
Căn cứ pháp lý
Cơ sở đóng mới, cải hoán tàu cá?
Theo Luật thủy sản 2017 quy định:
Tàu cá là phương tiện thủy có lắp động cơ hoặc không lắp động cơ, bao gồm tàu đánh bắt nguồn lợi thủy sản, tàu hậu cần đánh bắt nguồn lợi thủy sản.
Tàu cá được sản xuất, hoán cải muốn được đưa vào sử dụng phải được kiểm duyệt và đáp ứng các điều kiện nhất định.
Ủy ban nhân dân cấp tỉnh sẽ cấp văn bản chấp thuận đóng mới, cải hoán, thuê, mua tàu cá trên biển căn cứ vào hạn ngạch Giấy phép khai thác thủy sản; xây dựng, công khai tiêu chí đặc thù của địa phương và quy trình xét duyệt hồ sơ đề nghị cấp văn bản chấp thuận đóng mới, cải hoán, thuê, mua tàu cá trên biển; quy định về đóng mới, cải hoán, thuê, mua tàu cá hoạt động trong nội địa thuộc phạm vi quản lý.
Tổ chức, cá nhân đóng mới, cải hoán, thuê, mua tàu cá có chiều dài lớn nhất từ 06 mét trở lên hoạt động trên biển phải được Ủy ban nhân dân cấp tỉnh chấp thuận.
Tổ chức đóng mới, hoán cải tàu cá có quyền và nghĩa vụ như thế nào?
Theo Điều 65 Luật thủy sản 2017 quy định về quyền và nghĩa vụ của cơ sở đóng mới, cải hoán tàu cá như sau:
Quyền của cơ sở đóng mới, hoán cải tàu cá
Cơ sở đóng mới, cải hoán tàu cá có quyền sau đây:
a) Đóng mới, cải hoán tàu cá theo quy định;
b) Thu chi phí đóng mới, cải hoán tàu cá theo thỏa thuận;
c) Các quyền khác theo quy định của pháp luật.
Nghĩa vụ của cơ sở đóng mới, hoán cải tàu cá
Cơ sở đóng mới, cải hoán tàu cá có nghĩa vụ sau đây:
a) Chỉ được đóng mới, cải hoán tàu cá thuộc diện phải có Giấy phép khai thác thủy sản khi tổ chức, cá nhân đề nghị đóng mới, cải hoán tàu cá có văn bản chấp thuận do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh cấp;
b) Chịu sự giám sát kỹ thuật của tổ chức đăng kiểm;
c) Đóng mới, cải hoán tàu cá theo đúng thiết kế được tổ chức đăng kiểm thẩm định, phê duyệt;
d) Chịu trách nhiệm về chất lượng tàu cá đóng mới, cải hoán;
đ) Thực hiện chế độ báo cáo định kỳ, đột xuất về đóng mới, cải hoán tàu cá theo hướng dẫn của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
Phân loại cơ sở đóng mới, hoán cải tàu cá
Theo quy định tại Điều 50 Nghị định 26/2019/NĐ-CP thì Phân loại cơ sở đóng mới, cải hoán tàu cá như sau:
Cơ sở đóng mới, cải hoán tàu cá được phân loại như sau:
1. Cơ sở loại I: đóng mới, cải hoán tất cả các loại tàu cá theo vật liệu vỏ.
2. Cơ sở loại II: đóng mới, cải hoán tàu cá có chiều dài lớn nhất dưới 24 mét theo vật liệu vỏ.
3. Cơ sở loại III: đóng mới, cải hoán tàu cá có chiều dài lớn nhất dưới 15 mét theo vật liệu vỏ.
Dựa theo quy định trên, cơ sở đóng mới, hoán cải tàu cá được phân loại dựa trên kích thước của vật liệu vỏ làm tàu cá. Với các kích thước tàu cá khác nhau cần thiết phải đáp ứng các điều kiện khác nhau của cơ sở đóng mới, hoán cải. Việc phân loại giúp xác định được các chủ thể thực hiện cũng như điều kiện cần đáp ứng với mỗi loại cơ sở.
Điều kiện đối với cơ sở đóng mới, hoán cải tàu cá
Theo Điều 63 Luật thủy sản quy định về điều kiện cơ sở đóng mới, cải hoán tàu cá như sau:
Cơ sở được cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện đóng mới, cải hoán tàu cá khi đáp ứng các điều kiện sau đây:
1. Có cơ sở vật chất, trang thiết bị phù hợp; có phương án tổ chức sản xuất, kinh doanh phù hợp với chủng loại, kích cỡ tàu cá được đóng mới, cải hoán;
2. Có bộ phận giám sát, quản lý chất lượng để bảo đảm sản phẩm đáp ứng đầy đủ các tiêu chuẩn, điều kiện về chất lượng, an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường theo quy định;
3. Có nhân lực đáp ứng yêu cầu sản xuất, kinh doanh;
4. Có hệ thống quản lý chất lượng, quy trình công nghệ đáp ứng yêu cầu.
Quy định về cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện đóng mới, cải hoán tàu cá
Việc cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện đóng mới, cải hoán tàu cá được quy định tại Điều 54 Nghị định 26/2019/NĐ-CP như sau:
Tổ chức/cá nhân có nhu cầu được cấp Giấy chứng nhận Cơ sở đủ điều kiện Đóng mới, cải hoán tàu cá gửi hồ sơ đến Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn nơi có địa điểm đóng mới, cải hoán tàu cá của Cơ sở.
– Hồ sơ đề nghị cấp Giấy chứng nhận gồm có các giấy tờ sau:
- Đơn đề nghị theo Mẫu số 01.TC (Phụ lục V ban hành kèm theo Nghị định 26/2019/NĐ-CP);
- Bản thuyết minh điều kiện cơ sở theo Mẫu số 02.TC (Phụ lục V ban hành kèm theo Nghị định 26/2019/NĐ-CP).
– Trường hợp đề nghị cấp lại Giấy chứng nhận:
Hồ sơ đề nghị cấp lại Giấy chứng nhận gồm có:
- Đơn đề nghị cấp lại theo Mẫu số 03.TC (Phụ lục V ban hành kèm theo Nghị định 26/2019/NĐ-CP);
- Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện đã cấp.
Trong thời hạn 07 ngày làm việc (kể từ ngày nhận đầy đủ hồ sơ), Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tổ chức kiểm tra, đánh giá điều kiện cơ sở. Trường hợp kiểm tra, đánh giá tại Cơ sở không đáp ứng điều kiện, Cơ sở thực hiện khắc phục; Sau khi khắc phục, Cơ sở có văn bản thông báo đến Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn để tổ chức kiểm tra, đánh giá điều kiện cơ sở.
Trường hợp hồ sơ và điều kiện cơ sở đạt yêu cầu, trong thời hạn 03 ngày làm việc (kể từ ngày kết thúc kiểm tra, đánh giá), Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cấp Giấy chứng nhận Cơ sở đủ điều kiện Đóng mới, cải hoán tàu cá theo Mẫu số 04.TC (Phụ lục V ban hành kèm theo Nghị định); Trường hợp không cấp Giấy chứng nhận, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phải trả lời bằng văn bản, nêu rõ lý do.
Điều kiện về trình độ nhân sự tối thiểu với Cơ sở đóng mới, hoán cải tàu cá bằng thép Loại I
Theo Mục 4 Phụ lục VI Nghị định, yêu cầu về bộ phận giám sát, quản lý chất lượng và đội ngũ cán bộ, công nhân kỹ thuật của cơ sở đóng mới, cải hoán tàu cá vỏ thép với từng bộ phận như sau:
1.Bộ phận giám sát, quản lý chất lượng thuộc các chuyên ngành kỹ thuật liên quan
– Vỏ tàu thủy: Tốt nghiệp đại học trở lên: 2 người
– Khai thác thủy sản: Tốt nghiệp đại học trở lên: 2 người
– Máy tàu thủy: Tốt nghiệp đại học trở lên: 1 người
– Điện tàu thủy hoặc điện lạnh: Tốt nghiệp đại học trở lên: 1 người
2. Bộ phận kỹ thuật thuộc các chuyên ngành kỹ thuật liên quan
– Vỏ tàu thủy:Tốt nghiệp đại học trở lên: 2 người
– Máy tàu thủy: Tốt nghiệp đại học trở lên: 2 người
– Điện tàu thủy hoặc điện lạnh:Tốt nghiệp đại học trở lên: 1 người
– Khai thác thủy sản: Tốt nghiệp đại học trở lên: 1 người
3. Công nhân kỹ thuật
– Thợ cơ khí: Trình độ trung cấp trở lên: 2 người
– Thợ điện: Trình độ trung cấp trở lên: 3 người
– Thợ sơn: Trình độ trung cấp trở lên: 3 người
– Thợ hàn kim loại có chứng chỉ chứng nhận trình độ chuyên môn phù hợp theo quy định của quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về phân cấp và đóng tàu biển hoặc tương đương: Trình độ trung cấp trở lên: 5 người
Thông tin liên hệ
Trên đây là tư vấn về “Phân loại cơ sở đóng mới cải hoán tàu cá?”. Mong rằng các kiến thức trên có thể giúp ích cho bạn trong cuộc sồng hằng ngày. Hãy theo dõi chúng tôi để biết thêm nhiều kiến thức bổ ích. Và nếu quý khách có thắc mắc và muốn đăng ký mã số thuế cá nhân; hoặc muốn sử dụng dịch vụ tạm ngừng kinh doanh; dịch vụ cho thuê văn phòng ảo uy tín, giá rẻ; mời quý khách hàng liên hệ đến hotline để được tiếp nhận.
Liên hệ hotline: 0833102102. Hoặc bạn có thể tham khảo thêm các kênh sau:
- FB: www.facebook.com/luatsux
- Tiktok: https://www.tiktok.com/@luatsux
- Youtube: https://www.youtube.com/Luatsux
Mời bạn xem thêm
- Mẫu hợp đồng sửa chữa (ô tô, tàu thủy, máy) mới năm 2022
- Cơ sở đóng mới, cải hoán tàu cá vỏ gỗ phải đáp ứng điều kiện nào?
- Tàu biển của doanh nghiệp Việt Nam có thể được đăng ký mang cờ quốc tịch nước ngoài không?
Câu hỏi thường gặp
Theo Khoản 3 Điều 64 Luật thủy sản 2017 quy định:
Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện đóng mới, cải hoán tàu cá bị thu hồi khi thuộc một trong các trường hợp sau đây:
a) Bị tẩy, xóa, sửa chữa nội dung của giấy chứng nhận;
b) Cơ sở không còn đủ điều kiện theo quy định tại Điều 63 của Luật này;
c) Cơ sở có hành vi vi phạm khác mà pháp luật quy định phải thu hồi giấy chứng nhận.
Tàu cá phải đảm bảo các điều kiện an toàn kỹ thuật sau thì mới được phép đưa ra vận hành:
1. Tàu cá có chiều dài lớn nhất từ 12 mét trở lên phải được đăng kiểm, phân cấp và cấp Giấy chứng nhận an toàn kỹ thuật.
2. Tàu cá quy định tại khoản 1 Điều này đóng mới, cải hoán phải được tổ chức đăng kiểm giám sát an toàn kỹ thuật, chất lượng phù hợp với hồ sơ thiết kế được thẩm định và cấp giấy tờ theo quy định.
3. Tàu cá không thuộc quy định tại khoản 1 Điều này phải lắp đặt trang thiết bị bảo đảm an toàn kỹ thuật tàu cá khi hoạt động.
Tổ chức/cá nhân có nhu cầu đóng mới, cải hoán tàu cá gửi hồ sơ “Đề nghị cấp văn bản chấp thuận Đóng mới, cải hoán tàu cá” đến Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
Hồ sơ gồm: Tờ khai theo Mẫu số 05.TC (Phụ lục V ban hành kèm theo Nghị định 26/2019/NĐ-CP).
Trong thời hạn 03 ngày làm việc (kể từ ngày nhận đủ hồ sơ theo quy định), Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thẩm định hồ sơ. Căn cứ hạn ngạch Giấy phép khai thác thủy sản và tiêu chí đặc thù của địa phương, xem xét cấp văn bản chấp thuận theo Mẫu số 06.TC (Phụ lục V ban hành kèm theo Nghị định). Trường hợp không cấp văn bản chấp thuận, phải trả lời bằng văn bản, nêu rõ lý do.