Phân chia di sản thừa kế theo pháp luật hiện nay

06/12/2021
phân chia di sản thừa kế theo pháp luật hiện nay
506
Views

phân chia di sản thừa kế theo pháp luật hiện nay

Khi một cá nhân chết thì họ có quyền để lại tài sản đó cho người hưởng thừa kế; nếu không để lại di chúc thì tài sản họ sẽ được phân chia theo quy định của pháp luật. Các quy định của pháp luật về chia di sản thừa kế theo pháp luật hiện nay như thế nào? Hãy cùng Luât sư X tìm hiểu thông qua bài viết dưới đây:

Căn cứ pháp lý:

Bộ luật dân sự 2015

Thừa kế theo pháp luật là gì?

Di sản thừa kế hiểu một cách đơn giản là phần tài sản của người chết. Thừa kế theo pháp luật được quy định tại  Điều 649 Bộ luật dân sự năm 2015 như sau: “Thừa kế theo pháp luật là thừa kế theo hàng thừa kế, điều kiện và trình tự thừa kế do pháp luật quy định”.  Việc chia di sản thừa kế theo pháp luật khi người chết không để lại di chúc; di sản của người chết được chia theo hàng thừa kế; điều kiện và theo một trình tự mà pháp luật quy định.

Các hàng thừa kế này theo các mối quan hệ của người chết mà có thể chia phần di sản theo ý chí của họ; quan hệ huyết thống, quan hệ hôn nhân, quan hệ nuôi dưỡng,…Người thừa kế theo pháp luật là cá nhân còn sống vào thời điểm mở thừa kế; con sinh ra hoặc do người vợ có thai trong thời kỳ hôn nhân sinh ra và còn sống sau thời điểm mở thừa kế; nhưng phải thành thai trước khi người để lại di sản chết.

Những trường hợp thừa kế theo pháp luật

Trường hợp 1:

Thừa kế theo pháp luật được áp dụng trong trường hợp đầu tiên mà ai cũng có thể hiểu một cách đơn giản là không có di chúc. Việc không có di chúc để lại có nghĩa là người chết không có căn cứ biểu đạt ý chí của bản thân bằng văn bản hay lời nói của mình để lại khối tài sản đó cho những người thân của mình trước khi chết, mà quyền sở hữu tài sản của một người là không thể tước bỏ họ có quyền định đoạt khối tài sản của mình. Pháp luật có thể dự theo các mối quan hệ của họ để từ đó suy xét nếu họ có thể để lại di chúc thì ai có thể hưởng di chúc ấy.

Trường hợp 2:

Có di chúc nhưng di chúc không hợp pháp, theo quy định về hình thức của di chúc thì di chúc có hai hình thức được thành lập thành văn bản và di chúc miệng, di chúc hợp pháp được quy định cụ thể ở Điều 630 Bộ luật dân sự 2015.

Pháp luật Dân sự cũng đặt ra trường hợp người được nhận di sản thừa kế (con) của người để lại di sản chết cùng thời thởi điểm hoặc chết trước người để lại di sản thừa kế thì cháu trong trường hợp này sẽ được thay vị trí của bố hoặc mẹ để hưởng phần di sản đó, chắt sẽ được hưởng phần di sản thừa kế khi cháu cũng chết trước hoặc cùng thời điểm với người để lại di sản chết, vấn đề này được quy định tại Điều 677, Bộ luật Dân sự năm 2015:Thừa kế thế vị.

Việc phân chia di sản thừa kế theo pháp luật cũng được đặt ra đối với người thừa kế khi họ từ chối nhận di sản; không có quyền hưởng di sản thừa kế quy định tại Điều 620, 621 Bộ luật Dân sự năm 2015.

Người thừa kế theo pháp luật

Những người ở cùng hàng thừa kế với nhau sẽ được hưởng phần di sản như nhau. Nhưng không phải là di sản chia đều cho các hàng thừa kế; mà người ở hàng thừa kế đầu không còn ai thừa kế hoặc không có quyền hưởng di sản; bị truất quyền hưởng di sản hay từ chối nhận di sản; thì hàng tiếp theo sẽ được hưởng thừa kế theo Điều 651 Bộ luật Dân sự năm 2015.

Điều 651. Người thừa kế theo pháp luật

1. Những người thừa kế theo pháp luật được quy định theo thứ tự sau đây:

a) Hàng thừa kế thứ nhất gồm: vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người chết;

b) Hàng thừa kế thứ hai gồm: ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, anh ruột, chị ruột, em ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại;

c) Hàng thừa kế thứ ba gồm: cụ nội, cụ ngoại của người chết; bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột; chắt ruột của người chết mà người chết là cụ nội, cụ ngoại.

2. Những người thừa kế cùng hàng được hưởng phần di sản bằng nhau.

3. Những người ở hàng thừa kế sau chỉ được hưởng thừa kế, nếu không còn ai ở hàng thừa kế trước do đã chết, không có quyền hưởng di sản, bị truất quyền hưởng di sản hoặc từ chối nhận di sản.”

Hàng thừa kế cụ thể như sau:

Hàng thừa kế thứ nhất

Hàng thừa kế thứ nhất gồm: Những người có chung huyết thống; quan hệ nuôi dưỡng, quan hệ hôn nhân gần nhất gồm có: vợ, chồng; cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi; con đẻ, con nuôi của người chết. Những người này ở hàng thứ nhất bởi người chết có quyền và nghĩa vụ với những người này nhất; họ là những người thân ruột thịt nhất đối với người chết. Nếu họ có thể để lại di chúc thì những người này phải được ưu tiên nhất.

Hàng thừa kế thứ hai

Hàng thừa kế thứ hai được hưởng thừa kế khi mà những người ở hàng thứ nhất thuộc các trường hợp quy định nêu trên không có. Những người thừa kế ở hàng thứ hai có mối quan hệ huyết thống xa hơn hàng thừa kế thứ nhất; đồng thời cũng có mối quan hệ gần gũi nhất với hàng thứ nhất.

Hàng thừa kế thứ ba

Ở hàng thừa kế này quan hệ huyết thống của người chết và người thừa kế xa hơn nhiều so với hai hàng thừa kế trên. Hàng thừa kế này cũng bao gồm gần hết quan hệ huyết thống họ hàng của người chết.

Ví dụ:

Bà K chết không để lại di chúc; bà có tài sản riêng là một một mảnh đất; bà có chồng và hai người con là M và N; M có một con là H, M chết trước bà K. Trong trường hợp này phần di sản của bà K sẽ được thừa kế theo pháp luật; chồng bà và hai người con của bà thuộc hàng thừa kế thứ nhất; họ không từ chối nhận di sản; và không thuộc các trường hợp bị truất quyền hưởng phần di sản, không có quyền hưởng di sản; thì sẽ được nhận thừa kế phần di sản của bà K ba phần bằng nhau. Tuy nhiên, M chết trước bà K nên phần di sản mà M được hưởng sẽ do H thừa kế; theo pháp luật về thừa kế thế vị.

Mời bạn xem thêm bài viết:

Trên đây là bài viết tư vấn của chúng tôi về “Phân chia di sản thừa kế theo pháp luật hiện nay” . Hy vọng bài viết có ích cho độc giả. Mọi thắc mắc xin vui lòng liên hệ:0833102102

Những câu hỏi thường gặp

Di sản thừa kế là gì?

Di sản thừa kế là tài sản của người chết để lại cho những người còn sống. Theo quy định tại Điều 634 Bộ luật dân sự: “Di sản bao gồm tài sản riêng của người chết, phần tài sản của người chết trong tài sản chung với người khác.”
Di sản thừa kế có thể là vật, tiền, giấy tờ có giá, quyền tài sản thuộc sở hữu của người để lại di sản.
Việc xác định di sản thừa kế mà người chết để lại căn cứ vào giấy tờ, tài liệu chứng minh quyền sở hữu hoặc sử dụng hợp pháp đối với khối tài sản đó.
Đối với trường hợp di sản thừa kế là tài sản thuộc sở hữu chung thì việc xác định tài sản chung của người để lại di sản có thể dựa trên những thỏa thuận đã có từ trước hoặc căn cứ vào văn bản do cơ quan có thẩm quyền ban hành.

Thủ tục phân chia di sản thừa kế theo pháp luật hiện nay như thế nào?

-Thủ tục theo quy định của pháp luật phát sinh sau khi người để lại di sản chết:
-Chủ thể tiến hành thủ tục mở thừa kế: Tất cả những người thừa kế theo di chúc hoặc theo pháp luật của người để lại di sản.
-Cơ quan có thẩm quyền tiến hành thủ tục mở thừa kế: Bất kỳ tổ chức công chứng nào trên địa bàn tỉnh, thành phố nơi có bất động sản.
-Bộ hồ sơ yêu cầu công chứng gồm:
Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất;
Giấy chứng tử;
Giấy tờ tùy thân của các thừa kế;
Những giấy tờ khác (như: giấy khai sinh của anh/chị/em; giấy chứng tử của ông bà nội…).
-Thủ tục tiến hành : Sau khi kiểm tra hồ sơ thấy đầy đủ, phù hợp quy định của pháp luật, liên hệ và yêu cầu cơ quan công chứng tiến hành niêm yết công khai tại trụ sở Uỷ ban nhân dân cấp xã, nơi thường trú trước đây của người để lại di sản; trong trường hợp không có nơi thường trú, thì niêm yết tại Uỷ ban nhân dân cấp xã, nơi tạm trú có thời hạn của người đó. Đồng thời, trong trường hợp di sản là bất động sản thì niêm yết tại Uỷ ban nhân dân cấp xã, nơi có bất động sản của người để lại di sản.
-Sau 15 ngày niêm yết, không có khiếu nại, tố cáo gì thì cơ quan công chứng chứng nhận văn bản thỏa thuận phân chia di sản thừa kế theo Điều 49 Luật Công chứng.

5/5 - (2 bình chọn)
Chuyên mục:
Dân sự

Để lại một bình luận