Phân biệt tội cố ý gây thương tích và giết người chưa đạt

31/08/2022
Phân biệt tội cố ý gây thương tích và giết người chưa đạt
483
Views

Hành vi đánh người, có trường hợp sẽ bị truy cứu thành tội cố ý gây thương tích nhưng có nghi phạm lại bị khép với tội danh giết người chưa đạt. Xin mời các bạn độc giả cùng tìm hiểu qua bài viết của Luật sư 247 để hiểu và nắm rõ được những quy định về “Phân biệt tội cố ý gây thương tích và giết người chưa đạt” có thể giúp các bạn độc giả hiểu sâu hơn về pháp luật.

Căn cứ pháp lý

Tội cố ý gây thương tích là gì?

Cố ý gây thương tích là hành vi cố ý xâm phạm thân thể, gây tổn hại cho sức khỏe người khác dưới dạng thương tích cụ thể. Hành vi cố ý gây thương tích là hành vi nguy hiểm cho xã hội, xâm phạm quyền được tôn trọng và bảo vệ sức khỏe của người khác.

Lỗi cố ý trong hành vi này có thể là cố ý trực tiếp (người thực hiện mong muốn hậu quả là gây thương tích cho người khác) hoặc cố ý gián tiếp (người thực hiện không mong muốn nhưng chấp nhận hậu quả sẽ gây thương tích cho người khác).

Giết người chưa đạt là gì?

Giết người chưa đạt là hành vi cố ý thực hiện tội phạm giết người nhưng không thực hiện đến cùng vì những nguyên nhân ngoài ý muốn, đồng thời chưa gây ra hậu quả làm thiệt hại đến tính mạng của người khác.

Căn cứ điều 15 Bộ luật hình sự 2015; quy định về người thực hiện hành vi phạm tội chưa đạt như sau:

hạm tội chưa đạt là cố ý thực hiện tội phạm nhưng không thực hiện được đến cùng vì những nguyên nhân ngoài ý muốn của người phạm tội

Điều 15. Phạm tội chưa đạt
Phạm tội chưa đạt là cố ý thực hiện tội phạm nhưng không thực hiện được đến cùng vì những nguyên nhân ngoài ý muốn của người phạm tội.
Người phạm tội chưa đạt phải chịu trách nhiệm hình sự về tội phạm chưa đạt.

Điểm giống nhau giữa tội giết người và tội cố ý gây thương tích

Hai tội này đều có những điểm giống nhau là:

– Đều quy định trong bộ luật hình sự và thuộc loại tội phạm đặc biệt nghiêm trọng

– Có hành vi làm chết người.

– Có hậu quả làm chết người, xâm phạm trực tiếp đến tính mạng, sức khỏe của người khác.

Điểm khác nhau giữa tội giết người và tội cố ý gây thương tích

Phân biệt tội cố ý gây thương tích và giết người chưa đạt
Phân biệt 2 tội danh

Theo quy định tại Bộ luật hình sự 2015 thì tội giết người và cố ý gây thương tích có những điểm khác nhau thể hiện ở các mặt như sau:

Về mặt khách quan: Tội giết người theo quy định tại Điều 123 là hành vi cố ý tước đoạt mạng sống của người khác, tội cố ý gây thương tích Điều 134 là hành vi cố ý gây thương tích hoặc làm tổn hại sức khỏe của người khác. 

Về mặt khách thể: Tội giết người xâm phạm đến tính mạng con người, còn tội cố ý gây thương tích xâm phạm đến sức khỏe của con người.

Về mặt chủ quan: Người phạm tội giết người có lỗi cố ý cả về hành vi hậu quả, nghĩa là người người phạm tội biết hành vi đó có thể dẫn đến cái chết cho nạn nhân nhưng vẫn cố tình thực hiện để mong muốn hậu quả chết người xảy ra hoặc bỏ mặc cho hậu quả chết người xảy ra còn người phạm tội cố ý gây thương tích Điều 134 dẫn đến hậu quả chết người có lỗi cố ý đối với hành vi gây thương tích nhưng vô ý đối với hậu quả chết người, nghĩa là người phạm tội không mong muốn cái chết xảy ra đối với nạn nhân.

Về mặt hậu quả: Tội giết người không yêu cầu phải có hậu quả chết người xảy ra, chỉ cần thực hiện hành vi giết người thì tội phạm đã hoàn thành. Tại tội cố ý gây thương tích theo Điều 134 là dấu hiệu định khung tăng nặng nên nó bắt buộc phải có.

Tuy nhiên trong thực tiễn xét xử, việc xác định ý thức chủ quan của bị cáo là rất khó khăn trong trường hợp không xác định ý thức chủ quan của bị cáo là giết người. Những trường hợp này thì hậu quả đến đâu, bị cáo phải chịu trách nhiệm hình sự đến đấy.

Mục đích phạm tội

Tội Giết người: Người phạm tội thực hiện hành vi nhằm mục đích tước đoạt tính mạng của nạn nhân.

Tội Cố ý gây thương tích dẫn đến hậu quả chết người: Người phạm tội thực hiện hành vi chỉ nhằm mục đích gây tổn hại đến thân thể của nạn nhân (không mong muốn nạn nhân chết). Việc nạn nhân chết nằm ngoài ý thức chủ quan của người phạm tội.

Mức độ và cường độ tấn công

Tội Giết người: Mức độ tấn công nhanh và liên tục với cường độ tấn công mạnh có thể gây chết người.

Tội Cố ý gây thương tích dẫn đến hậu quả chết người: Mức độ tấn công yếu hơn và không liên tục, cường độ tấn công nhẹ hơn.

Vị trí tác động trên cơ thể nạn nhân

Tội Giết người: Thường là những vị trí trọng yếu trên cơ thể dễ dẫn đến chết người, như là vùng đầu, ngực, bụng,…

Tội Cố ý gây thương tích dẫn đến hậu quả chết người: Thường là những vị trí không gây nguy hiểm chết người, như là vùng vai, tay, chân…

Yếu tố lỗi
+ Tội giết người: Người thực hiện hành vi phạm tội với lỗi cố ý. Trong trường hợp một người khi thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội, nhận thức rõ hành vi của mình là có tính nguy hiểm cho xã hội, thấy trước hậu quả của hành vi đó và mong muốn hậu quả xảy ra thì được xác định là lỗi cố ý trực tiếp. Trong trường hợp một người thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội, nhận thức rõ tính nguy hiểm cho xã hội của hành vi của mình, thấy trước hậu quả của hành vi đó có thể xảy ra, tuy không mong muốn nhưng vẫn có ý thức để mặc cho hậu quả xảy ra thì được xác định là lỗi cố ý gián tiếp.
+ Tội cố ý gây thương tích gây hậu quả chết người: Người thực hiện hành vi có lỗi vô ý đối với hậu quả chết người xảy ra. Nghĩa là họ thấy trước hành vi của mình có thể gây ra hậu quả chết người, nhưng cho rằng hậu quả đó sẽ không xảy ra, có thể ngăn ngừa được hoặc họ không thấy trước hành vi của mình có thể gây ra hậu quả chết người, mặc dù phải thấy trước và có thể thấy trước hậu quả đó. Hậu quả chết người xảy ra là vì những thương tích do hành vi của người phạm tội gây ra.

Thông tin liên hệ

Trên đây là toàn bộ nội dung tư vấn của chúng tôi về vấn đề “Phân biệt tội cố ý gây thương tích và giết người chưa đạt”. Để biết thêm thông tin chi tiết và nhận thêm sự tư vấn, giúp đỡ khi có nhu cầu về các vấn đề liên quan đến thành lập doanh nghiệp, phát hành hóa đơn điện tử , xin hợp pháp hóa lãnh sự ở Hà Nội, dịch vụ công chứng tại nhà của chúng tôi… Quý khách vui lòng liên hệ Luật Sư 247 để được hỗ trợ, giải đáp. 

Để được tư vấn cũng như trả lời những thắc mắc của khách hàng trong và ngoài nước thông qua web Luatsux.vn, lsx.vn, web nước ngoài Lsxlawfirm,…

Liên hệ hotline: 0833.102.102.

Câu hỏi thường gặp

Xác định là tội cố ý gây thương tích dẫn đến chết người hay tội giết người?

Trong trường hợp phạm tội cố ý gây thương tích dẫn đến chết người, người thực hiện hành vi có lỗi vô ý đối với hậu quả chết người xảy ra. Nghĩa là họ thấy trước hành vi của mình có thể gây ra hậu quả chết người, nhưng cho rằng hậu quả đó sẽ không xảy ra, có thể ngăn ngừa được hoặc họ không thấy trước hành vi của mình có thể gây ra hậu quả chết người, mặc dù phải thấy trước và có thể thấy trước hậu quả đó. Đây là trường hợp người phạm tội chỉ cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại đến sức khoẻ của nạn nhân, nhưng chẳng may nạn nhân bị chết, cái chết của nạn nhân là ngoài ý muốn của người phạm tội. Hậu quả chết người xảy ra là vì những thương tích do hành vi của người phạm tội gây ra.
Với tội giết người, người thực hiện hành vi có lỗi cố ý đối với hậu quả chết người. Nghĩa là họ nhận thức rõ hành vi của mình là nguy hiểm cho xã hội, thấy trước hậu quả chết người có thể xảy ra và mong muốn hậu quả đó xảy ra hoặc tuy không mong muốn nhưng để mặc hậu quả đó xảy ra. Trong trường hợp người thực hiện hành vi có mục đích rõ ràng là tước đoạt tính mạng con người thì họ phạm tội giết người.

Phân biệt giữa tội giết người ở giai đoạn phạm tội chưa đạt (hậu quả chết người chưa xảy ra nằm ngoài ý muốn của người phạm tội) với tội cố ý gây thương tích cho người khác nhưng dẫn đến hậu quả chết người.

Trong trường hợp phạm tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại sức khoẻ của người khác là người phạm tội chỉ mong muốn hoặc bỏ mặc cho hậu quả gây thương tích xảy ra. Còn trường hợp phạm tội giết người chưa đạt là người phạm tội mong muốn hậu quả xảy ra, hậu quả chết người không xảy ra là ngoài ý muốn của họ

5/5 - (1 bình chọn)
Chuyên mục:
Hình sự

Comments are closed.