Tại Shark Tank mùa 5 đã diễn ra màn ‘đấu giá’ giữa Shark Hùng Anh và Shark Hưng khi giành quyền thương lượng với deal Jungle Boss – gọi vốn cho dự án du lịch mạo hiểm. Theo như tra cứu thì doanh nghiệp này đã nộp đơn Đăng ký nhãn hiệu tại Cục sở hữu Trí tuệ (CSHTT) để bảo hộ nhãn hiệu cho hai mảng dịch vụ chính: (1) Dịch vụ lữ hành nội địa và quốc tế; (2) Dịch vụ lưu trú tạm thời. Tuy nhiên theo thông tin tôi tra cứu được thì vào ngày 22/12/2021 CSHTT đã ra Quyết định từ chối cấp văn bằng bảo hộ nhãn hiệu cho doanh nghiệp này với lý do không nộp phí/lệ phí.
Trên thực tế các trường hợp bị ra quyết định từ chối cấp văn bằng bảo hộ nhãn hiệu với lý do chủ đơn không nộp phí cũng xảy ra rất phổ biến. Vậy cho tôi hỏi khi quên nộp phí đăng ký bảo hộ nhãn hiệu thì cần làm như thế nào để được đăng ký bảo hộ? Mong Luật sư giải đáp.
Đăng ký bảo hộ nhãn hiệu là một trong các công việc quan trọng đối với người kinh doanh. Việc này nhằm khẳng định quyền sở hữu đối với nhãn hiệu. Tuy nhiên trên thực tế do một số lý do sau khi nộp đơn đăng ký, chủ sở hữu quên không nộp phí đăng ký bảo hộ? Vậy trường hợp này cần giải quyết như thế nào? Các khoản phí phải nộp khi đăng kí bảo hộ nhãn hiệu? Để giải đáp vấn đề này, Luật sư 247 xin giới thiệu tới bạn đọc bài viết “Phải làm gì khi quên nộp phí đăng ký bảo hộ nhãn hiệu?”. Mời bạn đọc cùng tham khảo.
Căn cứ pháp lý
- Luật Sở hữu Trí tuệ – Văn bản hợp nhất 07/VBHN-VPQH 2019
- Thông tư số 263/2016/TT-BTC
- Thông tư số 120/2021/TT-BTC
Điều kiện để nhãn hiệu đăng ký được cấp văn bằng bảo hộ
Để được cấp văn bằng bảo hộ nhãn hiệu; nhãn hiệu đó phải đáp ứng được các điều kiện theo Điều 72 luật Sở hữu trí tuệ:
– Nhãn hiệu phải là dấu hiệu nhìn thấy được dưới dạng hình ảnh; hình vẽ; chữ cái; từ ngữ và kể cả hình 3 chiều; hoặc sự kết hợp các yếu tố này được thể hiện bằng 1 màu sắc hoặc nhiều mầu sắc;
– Nhãn hiệu phải có khả năng phân biệt sản phẩm giữa các chủ thể với nhau; không trùng; hoặc có dấu hiệu tương tự với các nhãn hiệu cùng nhóm hàng hóa, dịch vụ đã được bảo hộ;
– Hồ sơ đăng ký hợp lệ; và nộp đầy đủ các khoản phí, lệ phí đăng ký theo quy định.
Quy định của pháp luật về phí, lệ khi đăng ký bảo hộ nhãn hiệu
Lệ phí nộp đơn đăng ký nhãn hiệu
Theo Thông tư số 120/2021/TT-BTC; kể từ ngày 01 tháng 01 năm 2022 đến hết ngày 30/6/2022; lệ phí sở hữu công nghiệp bằng 50% mức thu lệ phí quy định tại Mục A Biểu mức thu phí, lệ phí sở hữu công nghiệp ban hành kèm theo Thông tư số 263/2016/TT-BTC.
Lệ phí nộp đơn đăng ký nhãn hiệu gồm:
- Lệ phí nộp đơn (gồm cả đơn tách, đơn chuyển đổi): 75.000 đồng
- Lệ phí yêu cầu gia hạn thời hạn trả lời thông báo của Tổ chức thu phí, lệ phí; (mỗi lần được phép gia hạn): 60.000 đồng
Phí về đăng kí nhãn hiệu
Phí thẩm định về đăng ký nhãn hiệu
Một số phí phổ biến như:
- Phí thẩm định đơn đăng ký nhãn hiệu; yêu cầu sửa đổi thu hẹp phạm vi bảo hộ; để giải quyết khiếu nại (đối với nhãn hiệu cho mỗi nhóm có đến 6 sản phẩm/dịch vụ) là 550.000 đồng; mỗi sản phẩm/dịch vụ từ thứ 7 trở đi là 120.000 đồng.
- Phí phân loại quốc tế về hàng hóa; dịch vụ đối với nhãn hiệu (cho mỗi nhóm có không quá 6 sản phẩm/dịch vụ) là 100.000 đồng; mỗi sản phẩm/dịch vụ từ thứ 7 trở đi là 20.000 đồng.
- Phí thẩm định yêu cầu hưởng quyền ưu tiên (mỗi đơn/yêu cầu) là 600.000 đồng.
- Phí thẩm định yêu cầu sửa đổi đơn đăng ký nhãn hiệu (cho mỗi nội dung sửa đổi của mỗi đơn) – trừ sửa đổi theo Văn bằng bảo hộ đã cấp ở nước ngoài theo yêu cầu của tổ chức thu phí là 160.000 đồng.
- Phí thẩm định yêu cầu chấm dứt hiệu lực văn bằng bảo hộ (mỗi văn bằng bảo hộ) là 180.000 đồng.
- Phí thẩm định yêu cầu hủy bỏ hiệu lực văn bằng bảo hộ (mỗi văn bằng bảo hộ) là 390.000 đồng.
- Một số phí khác
Phí giải quyết yêu cầu phản đối đơn về nhãn hiệu
Phí giải quyết yêu cầu phản đối cấp Văn bằng bảo hộ của người thứ ba (đối với nhãn hiệu cho mỗi nhóm) là 550.000 đồng.
Phí tra cứu thông tin về nhãn hiệu
- Phí tra cứu thông tin nhằm phục vụ việc thẩm định; giải quyết khiếu nại và các công việc khác trong phạm vi trách nhiệm (đối với nhãn hiệu cho mỗi nhóm có đến 6 sản phẩm/dịch vụ); tra cứu nhãn hiệu liên kết phục vụ việc thẩm định Hồ sơ đăng ký Hợp đồng chuyển nhượng quyền sở hữu công nghiệp (mỗi văn bằng bảo hộ) đối với nhãn hiệu là 180.000 đồng.
- Nếu đối tượng tra cứu là nhãn hiệu có trên 6 sản phẩm/dịch vụ trong một nhóm; phải nộp thêm cho mỗi sản phẩm/dịch vụ từ thứ 7 trở đi là 30.000 đồng.
Phí công bố, đăng bạ thông tin nhãn hiệu
- Phí công bố thông tin về nhãn hiệu là 120.000 đồng.
- Phí đăng bạ thông tin về nhãn hiệu là 120.000 đồng.
Phí sử dụng Văn bằng bảo hộ
- Phí sử dụng Văn bằng bảo hộ: đối với nhãn hiệu cho mỗi nhóm sản phẩm/dịch vụ cho 10 năm là 700.000 đồng.
Phí thẩm định đăng ký quốc tế về nhãn hiệu
- Phí thực hiện thủ tục đăng ký quốc tế nhãn hiệu có nguồn gốc Việt Nam – không bao gồm các khoản phí phải nộp cho Văn phòng quốc tế là 2.000.000 đồng.
- Phí thẩm định sửa đổi, chuyển nhượng, gia hạn, mở rộng lãnh thổ, hạn chế danh mục sản phẩm, chấm dứt, huỷ bỏ hiệu lực nhãn hiệu đăng ký quốc tế có nguồn gốc Việt Nam là 1.000.000 đồng.
Phí riêng đối với đăng ký quốc tế nhãn hiệu theo Nghị định thư Madrid có chỉ định Việt Nam:
- Phí thẩm định đơn cho mỗi nhóm hàng hóa hoặc dịch vụ là 3.600.000 đồng.
- Phí thẩm định đơn gia hạn cho mỗi nhóm hàng hóa hoặc dịch vụ là 3.200.000 đồng.
Nộp phí, lệ phí đăng ký bảo hộ nhãn hiệu ở đâu?
Chủ sở hữu đăng ký bảo hộ nhãn hiệu có thể thực hiện việc nộp chi phí trên như sau:
- Nộp trực tiếp tại Cục sở hữu trí tuệ có trụ sở chính tại Hà Nội; hoặc các văn phòng đại diện có địa chỉ ở Đà Nẵng và TP HCM.
- Nộp lệ phí tại bưu điện Việt Nam có dịch vụ nộp hộ phí cấp văn bằng bảo hộ nhãn hiệu (lưu ý hãy xin biên lai để ghi nhận việc này)
Phải làm gì khi quên nộp phí đăng ký bảo hộ nhãn hiệu?
Lý do người đăng ký quên nộp phí
Thông thường thì trường hợp người nộp đơn không nộp các khoản phí theo quy định với một số lý do sau đây:
- Do chủ sở hữu đổi ý, không có nhu cầu đăng ký bảo hộ nữa;
- Có người không biết là phải nộp phí đăng ký thì mới được cấp văn bằng;
- Có người vì bận rộn công việc mà quên đi nộp phí;
Làm gì khi quên nộp phí đăng ký bảo hộ nhãn hiệu
Như đã phân tích ở trên, thì việc đóng đầy đủ các khoản phí theo quy định là điều kiện mà chủ đơn cần phải đáp ứng để cơ quan nhà nước có cơ sở để cấp văn bằng bảo hộ.
Theo văn bản của Cục sở hữu trí tuệ; thì chủ sở hữu nhãn hiệu sẽ có thời gian là 3 tháng kể từ ngày ký công văn để nộp phí. Việc nộp phí được hiểu là đồng ý với dự định cấp văn bằng nêu trên, không đồng ý sẽ không cần đóng phí.
Tuy nhiên, theo kinh nghiệm của Luật sư X; việc nộp phí phải được diễn ra nhanh nhất có thể kể từ thời điểm nhận được thông báo. Ngoài ra trong trường hợp có lý do nộp muộn hợp lý; bạn cần chuẩn bị văn bản giải trình về vấn đề này để CSHTT có thể xem xét.
Việc đăng ký bảo hộ nhãn hiệu là rất quan trọng với doanh nghiệp; do đó tôi nghĩ rằng sẽ không có mấy ai lại quên đi nộp phí cấp văn bằng bảo hộ cho nhãn hiệu của mình. Bởi với quyết định từ chối cấp văn bằng bảo hộ với những lý do được pháp luật quy định thì quá trình đăng ký nhãn hiệu của bạn sẽ quay trở lại từ đầu; từ việc nộp lại hồ sơ và đợi chờ từ 2 – 3 năm kế tiếp.
Đã nộp phí đăng ký bảo hộ nhãn hiệu nhưng hệ thống báo chưa nộp phải làm sao?
Trên thực tế; một số trường hợp bạn đã nộp phí rồi nhưng vì một nhầm lẫn nào đó mà hệ thống không cập nhật; dẫn tới việc bị Cục sở hữu trí tuệ ra quyết định từ chối cấp Văn bằng bảo hộ. Trong trường hợp này thì bạn có thể thực hiện việc khiếu nại quyết định từ chối cấp văn bằng bảo hộ nhãn hiệu. Thời hiệu khiếu nại quyết định này lần đầu thì được thực hiện trong vòng 90 ngày; kể từ ngày quyết định từ chối cấp giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu được ban hành.
Thông tin liên hệ
Trên đây là tư vấn về “Phải làm gì khi quên nộp phí đăng ký bảo hộ nhãn hiệu?“. Mong rằng các kiến thức trên có thể giúp ích cho bạn trong cuộc sồng hằng ngày. Hãy theo dõi chúng tôi để biết thêm nhiều kiến thức bổ ích. Và nếu quý khách có nhu cầu soạn thảo hồ sơ ngừng kinh doanh; hoặc muốn sử dụng dịch vụ của chúng tôi; mời quý khách hàng liên hệ đến hotline để được tiếp nhận.
Liên hệ hotline: 0833102102. Hoặc bạn có thể tham khảo thêm các kênh sau:
- FB: www.facebook.com/luatsux
- Tiktok: https://www.tiktok.com/@luatsux
- Youtube: https://www.youtube.com/Luatsux
Mời bạn xem thêm
- Xác định lại giới tính và đăng ký hộ tịch sau khi đã xác định lại giới tính
- Đặt tên con theo tên vua chúa ngày xưa có được không?
- Có được thay đổi họ tên và dân tộc sau khi nhận con nuôi không?
- Dân tộc trên giấy khai sinh có được thay đổi không?
Câu hỏi thường gặp
Căn cứ theo Khoản 16 Điều 4 Luật sở hữu trí tuệ thì:
“Nhãn hiệu” là các dấu hiệu của một cá nhân, tổ chức (tập thể doanh nghiệp, tổ chức kinh doanh thương mại) dùng để phân biệt hàng hoá, dịch vụ cùng loại hoặc tương tự của các cơ sở sản xuất, kinh doanh khác. Nhãn hiệu bao gồm: nhãn hiệu hàng hóa và nhãn hiệu dịch vụ.
Theo Điều 72 Luật sở hữu trí tuệ quy định
Nhãn hiệu được bảo hộ nếu đáp ứng các điều kiện sau đây:
1. Là dấu hiệu nhìn thấy được dưới dạng chữ cái, từ ngữ, hình vẽ, hình ảnh, kể cả hình ba chiều hoặc sự kết hợp các yếu tố đó, được thể hiện bằng một hoặc nhiều mầu sắc;
2. Có khả năng phân biệt hàng hóa, dịch vụ của chủ sở hữu nhãn hiệu với hàng hóa, dịch vụ của chủ thể khác.
Bên cạnh đó nhãn hiệu được bảo hộ không thuộc các trường hợp không được bảo hộ theo Điều 73 Luật này.
Khoản 6 Điều 93 Luật Sở hữu trí tuệ năm 2005 sửa đổi, bổ sung năm 2009 quy định về hiệu lực của văn bằng bảo hộ như sau:
” Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu có hiệu lực từ ngày cấp đến hết mười năm kể từ ngày nộp đơn, có thể gia hạn nhiều lần liên tiếp, mỗi lần mười năm”.
Thời hạn bảo hộ của nhãn hiệu là 10 năm, tuy nhiên chủ sở hữu nhãn hiệu có thể xin gia hạn nhiều lần liên tiếp, mỗi lần 10 năm và có thể được bảo hộ mãi mãi nếu được gia hạn đúng hạn.