Vấn nạn lừa đảo nhằm chiếm đoạt tài sản của người khác là một trong những vấn nạn xảy ra phổ biến trong những năm gần đây. Hình thức lừa đảo có thể là qua lời nói, qua điện thoại, mạng xã hội,… Tuy nhiên, dù là hình thức nào thì khi phát hiện mình bị lừa đảo, người dân cần phải nhanh chóng tố cáo hành vi phạm tội với cơ quan có thẩm quyền để kịp thời xử lý. Vậy theo quy định của pháp luật hiện nay, Nộp đơn tố cáo lừa đảo ở đâu? Quy định pháp luật về tội lừa đảo như thế nào? Thủ tục trình báo khi bị lừa đảo ra sao? Sau đây, Luật sư 247 sẽ giúp quý độc giả giải đáp những vấn đề này và cung cấp những quy định pháp luật liên quan. Mời quý bạn đọc cùng theo dõi nhé.
Căn cứ pháp lý
- Bộ luật Hình sự 2015
Lừa đảo là gì?
Lừa đảo là việc dùng thủ đoạn gian dối nhằm đánh lừa người khác để mưu lợi, chiếm đoạt tài sản. Thủ đoạn gian dối rất đa dạng, được sử dụng để giấu giếm nội dung sai sự thật làm cho người khác tin, tưởng là thật mà giao tiền, các tài sản khác cho đối tượng lừa đảo.
Theo đó, lừa đảo được thực hiện trước hoặc liền ngay với hành động chiếm đoạt tài sản bằng các hình thức: Nói dối; dùng giấy tờ giả mạo; giả danh cơ quan Nhà nước… Hiện nay, lừa đảo qua điện thoại và lừa đảo trên không gian mạng được xem là các hình thức lừa đảo phổ biến.
Tại Bộ luật Hình sự 2015, sửa đổi 2017 cũng ghi nhận về Tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản (Điều 174), trong đó quy định rõ lừa đảo chiếm đoạt tài sản là việc sử dụng thủ đoạn gian dối để chiếm đoạt tài sản của người khác.
Căn cứ vào mức độ, tính chất nghiêm trọng của hành vi lừa đảo, kẻ lừa đảo có thể bị xử phạt vi phạm hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự. Vậy Nộp đơn tố cáo lừa đảo ở đâu?
Quy định pháp luật về tội lừa đảo như thế nào?
Lừa đảo được hiểu là hành vi tạo lòng tin lên người khác nhằm mục đích thu lợi bất chính; trái với pháp luật, gây thiệt hại đến tài sản của người khác. Chủ yếu là những hành vi gian dối chiếm đoạt tài sản vốn không thuộc về mình; và sử dụng một cách bất hợp pháp.
Hành vi lừa đảo hiện nay vô cùng tinh vi và đa dạng hóa. Lừa đảo có thể thấy phổ biến như lừa đảo qua điện thoại; giả danh những người có chức quyền thu lợi từ người dân, những người nhẹ dạ cả tin. Cũng có thể là giả dạng doanh nghiệp bán hàng giả, hàng nháy cho khách hàng… và những hành vi này chung quy đều mang đến thiệt hại cho người bị hại; thu được lợi ích bất chính.
Hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản được quy định trong Bộ luật Hình sự. Theo quy định tại Điều 174 Bộ luật Hình sự 2015 sửa đổi, bổ sung năm 2017 về tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản như sau:
“Điều 174. Tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản
1. Người nào bằng thủ đoạn gian dối chiếm đoạt tài sản của người khác; trị giá từ 2.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng hoặc dưới 2.000.000 đồng; nhưng thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm; hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm:
a) Đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi chiếm đoạt tài sản mà còn vi phạm;
b) Đã bị kết án về tội này hoặc về một trong các tội quy định tại các điều; 168, 169, 170, 171, 172, 173, 175 và 290 của Bộ luật này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm;
c) Gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội;
d) Tài sản là phương tiện kiếm sống chính của người bị hại và gia đình họ96.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 07 năm:
a) Có tổ chức;
b) Có tính chất chuyên nghiệp;
c) Chiếm đoạt tài sản trị giá từ 50.000.000 đồng đến dưới 200.000.000 đồng;
d) Tái phạm nguy hiểm;
đ) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn hoặc lợi dụng danh nghĩa cơ quan, tổ chức;
e) Dùng thủ đoạn xảo quyệt;”
Đây là các khung hình phạt đối với tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản; ngoài các khung hình phạt bị phạt tù ra thì người phạm tội còn có thể bị áp dụng hình phạt bổ sung; bao gồm phạt tiền từ 10 – 100 triệu đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ; cấm hành nghề từ 1 – 5 năm; hoặc cũng có thể bị tịch thu tài sản tùy thuộc vào từng trường hợp cụ thể. Vậy Nộp đơn tố cáo lừa đảo ở đâu?
Tải về mẫu đơn tố cáo lừa đảo
Bạn có thể tham khảo và tải về Mẫu đơn tố cáo lừa đảo tại đây:
Nộp đơn tố cáo lừa đảo ở đâu?
Những cơ quan chức năng có thẩm quyền tiếp nhận; và kiến nghị khởi tố vụ án hình sự bao gồm: Cơ quan điều tra và Viện kiểm sát. Đây là 2 cơ quan chức năng có thẩm quyền tiếp nhận tố giác, tin báo về tội phạm, và có thẩm quyền kiến nghị khởi tố vụ án hình sự nếu có dấu hiệu của tội phạm.
Thủ tục trình báo khi bị lừa đảo
Bước 1: Thu thập chứng cứ bị lừa đảo, chuẩn bị các giấy tờ cần thiết
– Giấy tờ tùy thân của người bị hại như chứng minh thư; căn cước công dân, căn cước công dân có mã vạch
– Sổ hộ khẩu có tên người bị hại
– Những bằng chứng kèm theo chứng minh về hành vi lừa đảo; cũng như xác định mức độ chính xác của vụ việc
– Những giấy tờ này cần photo công chứng và mang theo bảng gốc để đối chiếu khi cần thiết.
Bước 2: Tố cáo, trình báo đến cơ quan Công an theo đúng thẩm quyền
Liên hệ trực tiếp, hoặc liên hệ qua điện thoại; hoặc liên hệ qua email của cơ quan công an có thẩm quyền tiếp nhận tin tố giác tội phạm; và kiến nghị khởi tố vụ án hình sự. (tin tố giáo có thể là lời nói, hoặc bằng văn bản: Mẫu đơn trình báo lừa đảo).
Bước 3: Công an xác minh thông tin, chứng cứ vụ việc
Khi trình báo công an khi bị lừa đảo thì phải cung cấp các bằng chứng; cũng như thông tin của đối tượng lừa đảo; để cơ quan chức năng có căn cứ tiếp nhận, xác minh vụ việc.
Tiếp theo, cơ quan chức năng (Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát) sẽ xem xét; đánh giá chứng cứ để xác định có hay không có dấu hiệu của tội phạm; nếu có dấu hiệu của tội phạm thì cơ quan chức năng sẽ kiến nghị khởi tố vụ án; sau đó cơ quan điều tra sẽ vào cuộc để điều tra vụ án.
Bước 4: Công an điều tra vụ án lừa đảo
Trong quá trình điều tra, nếu xét thấy cần thiết; thì cơ quan điều tra sẽ thực hiện lệnh bắt giữ người khẩn cấp để ngăn chặn việc tội phạm bỏ trốn; khám xét và các hoạt động điều tra thu thập tài liệu có liên quan.
Quá trình này chủ yếu sẽ do cơ quan chức năng thực hiện; đôi khi cơ quan chức năng cần thêm những thông tin liên quan; hoặc cần sự trợ giúp của người làm chứng, người chứng kiến, người bị hại; người có quyền và nghĩa vụ liên quan,… thì những người này cần phải hợp tác cung cấp thông tin liên quan cho cơ quan chức năng.
Bước 5: Tiến hành thủ tục truy tố vụ án hình sự
Truy tố vụ án hình sự với đối tượng lừa đảo do viện kiểm sát thực hiện; ở giai đoạn này họ sẽ tiến hành nghiên cứu lại hồ sơ của vụ án; đồng thời kiểm tra lại toàn bộ các bằng chứng đã thu thập được trong quá trình điều tra; từ đó xem xét có đủ điều kiện để đưa vụ án ra xét xử hay không.
+ Trong trường hợp đã đủ điều kiện để xét xử tội lừa đảo; thì viện kiểm sát sẽ ra quyết định truy tố bị can; đồng thời chuyển hồ sơ vụ án này đến Tòa án.
+ Trong trường hợp chưa đủ điều kiện xét xử( còn thiếu chứng cứ, sự việc chưa rõ ràng ); thì viện kiểm sát có thể trả hồ sơ và yêu cầu điều tra thêm; hoặc có thể đình chỉ, tạm đình chỉ vụ án.
Bước 6: Tòa án mở phiên tòa xét xử vụ án
Sau khi nhận hồ sơ của Viện kiểm sát; thì Tòa án sẽ tiến hành các thủ tục liên quan để xét xử vụ án hình sự; quá trình xét xử vụ án hình sự được thực hiện theo trình tự thủ tục pháp luật quy định.
Mời bạn xem thêm bài viết:
- Xác định thành viên hộ gia đình khi thực hiện công chứng, chứng thực “Hộ gia đình sử dụng đất”
- Có mấy nhóm người sử dụng đất ở Việt Nam
- Giải quyết tranh chấp di sản thừa kế là quyền sử dụng đất như thế nào?
Thông tin liên hệ
Luật sư 247 đã cung cấp đầy đủ thông tin liên quan đến vấn đề “Nộp đơn tố cáo lừa đảo ở đâu?”. Ngoài ra, chúng tôi có hỗ trợ dịch vụ pháp lý khác liên quan đến tư vấn pháp lý về hợp đồng cho thuê nhà và đất. Hãy nhấc máy lên và gọi cho chúng tôi qua số hotline 0833.102.102 để được đội ngũ Luật sư, luật gia giàu kinh nghiệm tư vấn, hỗ trợ, đưa ra giải đáp cho quý khách hàng.
Câu hỏi thường gặp
Việc tố giác có thể được thực hiện bằng miệng, bằng văn bản hoặc thông qua trang thông tin điện tử của Tổng Cục cảnh sát phòng, chống tội phạm.
Phạt tù từ 02 năm đến 07 năm
Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 07 năm:
Có tổ chức;
Có tính chất chuyên nghiệp;
Chiếm đoạt tài sản trị giá từ 50.000.000 đồng đến dưới 200.000.000 đồng;
Tái phạm nguy hiểm;
Lợi dụng chức vụ, quyền hạn hoặc lợi dụng danh nghĩa cơ quan, tổ chức;
Dùng thủ đoạn xảo quyệt.
Như vậy lừa đảo từ 50 triệu đồng có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự từ 02-07 năm tù
Trong thời hạn 20 ngày, kể từ ngày nhận được tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố, Cơ quan điều tra trong phạm vi trách nhiệm của mình phải kiểm tra, xác minh nguồn tin và quyết định việc khởi tố hoặc quyết định không khởi tố vụ án hình sự.
Trong trường hợp sự việc bị tố giác, tin báo về tội phạm hoặc kiến nghị khởi tố có nhiều tình tiết phức tạp hoặc phải kiểm tra, xác minh tại nhiều địa điểm thì thời hạn để giải quyết tố giác và tin báo có thể dài hơn, nhưng không quá hai tháng.