Suy đoán vô tội là một trong những nguyên tắc cơ bản được ứng dụng rộng rãi trong nền khoa học pháp lý hiện đại. Ngày nay; nguyên tắc suy đoán vô tội được nhiều Nhà nước coi là nguyên tắc của Tố tụng hình sự; được đánh giá là thành tựu vĩ đại của văn minh pháp lý trong việc bảo vệ quyền con người. Vậy nội dung nguyên tắc suy đoán vô tội là gì?
Hãy cùng Luật sư 247 tìm hiểu qua bài viết này nhé!
Căn cứ pháp lý
Nội dung tư vấn
Suy đoán vô tội là gì?
- Theo Từ điển Bách khoa luật học, suy đoán vô tội là trạng thái; mà theo đó người bị buộc tội được suy đoán vô tội trong khi việc phạm tội của người đó; chưa được chứng minh theo trình tự luật định.
- Theo Từ điển Bách khoa đương đại; suy đoán vô tội là một trong những nguyên tắc của nền tố tụng dân chủ; theo đó người bị buộc tội được suy đoán vô tội; trong khi việc phạm tội của người đó chưa được chứng minh theo trình tự luật định; và chưa được xác định bởi phán quyết đã có hiệu lực pháp luật của Tòa án
Suy đoán vô tội là một trong những nguyên tắc được quy định trong nhiều văn bản pháp luật quốc tế như: Hiến chương Liên hợp quốc; Tuyên ngôn quốc tế về nhân quyền nưm 1948; Công ước quốc tế năm 1966 của Liên hợp quốc về các quyền dân sự, chính trị; Quy chế Rome năm 1998 về Tòa án hình sự quốc tế;… và trong Luật tố tụng hình sự phần lớn các quốc gia trên thế giới. Nguyên tắc suy đoán vô tội là kết quả của cuộc đấu tranh không khoan nhượng của nhân dân, của dân chủ chống lại nền độc tài phong kiến; và được xem như là giá trị tinh thần của nhân loại hiện diện trong pháp luật của thế giới văn minh.
Nội dung của nguyên tắc suy đoán vô tội
Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015 lần đầu tiên quy định nguyên tắc suy đoán vô tội. Điều 13 BLTTHS năm 2015 quy định:
“Người bị buộc tội được coi là không có tội cho đến khi được chứng minh theo trình tự, thủ tục do Bộ luật này quy định và có bản án kết tội của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật.
Khi không đủ và không thể làm sáng tỏ căn cứ để buộc tội, kết tội theo trình tự, thủ tục do Bộ luật này quy định thì cơ quan, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng phải kết luận người bị buộc tội không có tội.”
Theo đó:
- Người bị buộc tội được coi là không có tội cho đến khi được chứng minh theo trình tự thủ tục; do Bộ luật tố tụng hình sự này quy định và có bản án kết tội của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật.
- Khi không đủ và không thể làm sáng tỏ căn cứ để buộc tội kết tội theo trình tự thủ tục do Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015 quy định; thì cơ quan người có thẩm quyền tiến hành tố tụng; phải kết luận người bị buộc tội không có tội.
Những nội dung của nguyên tắc này khá tương thích với các quy định của pháp luật quốc tế; nhất là trong các Điều ước quốc tế về quyền con người; do đó có thể khẳng định chúng ta đã nội luật hóa các điều ước quốc tế ;mà Việt Nam tham gia về quyền con người; là bước phát triển trong quan niệm, cách tiếp cận về quyền con người trên tinh thần Hiến Pháp năm 2013.
Ý nghĩa của nguyên tắc suy đoán vô tội
Nguyên tắc SĐVT có ý nghĩa vô cùng quan trọng, về mặt lý luận và thực tiễn, nguyên tắc SĐVT thể hiện sự phát triển về tư duy pháp lý trên cơ sở khoa học ở nước ta.
Trước hết sự hiện diện của nguyên tắc này khắc phục sự định kiến của cơ quan tiến hành tố tụng đối với bị can bị cáo; cho rằng họ là người phạm tội nên trong quá trình giải quyết vụ án; chỉ thu thập chứng cứ buộc tội chứng cứ làm tăng nặng trách nhiệm hình sự; mà bỏ qua chứng cứ gỡ tội chứng cứ làm giảm trách nhiệm hình sự đối với họ.
Ngoài ra định kiến đó còn dẫn tới việc các cơ quan và người tiến hành tố tụng đối xử với bị can bị cáo như người phạm tội mà thực ra họ có thể là người không phạm tội dẫn đến việc giải quyết vụ án không khách quan còn tạo điều kiện; để bị can bị cáo có thể thực hiện quyền bào chữa của mình; đồng thời cũng là cơ sở; để thực hiện đúng đắn khách quan các hành vi tố tụng ngăn ngừa khả năng tiên liệu trước trong tố tụng hình sự
Khi nào một người bị coi là có tội?
Việc chứng minh tội phạm của người bị buộc tội là nghĩa vụ của cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng và người có thẩm quyền tiến hành tố tụng người bị buộc tội có quyền nhưng không có nghĩa vụ chứng minh là mình vô tội.
Việc chứng minh tội phạm của người bị buộc tội phải tuân theo trình tự thủ tục; do Bộ luật tố tụng hình sự quy định việc chứng minh tội phạm trong quá trình giải quyết vụ án hình sự; phải trải qua các trình tự thủ tục khởi tố điều tra truy tố xét xử và theo những thời hạn nhất định. Chỉ khi có đủ điều kiện quy định tại điều 456 bộ luật TTHS năm 2015; cơ quan điều tra Viện kiểm sát tòa án mới được áp dụng thủ tục rút gọn.
Chỉ khi bản án kết tội của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật; thì một người mới chính thức bị coi là có tội. Bản án kết tội của tòa án có hiệu lực pháp luật là bản án quyết định sơ thẩm không bị kháng cáo kháng nghị trong thời hạn do Bộ luật tố tụng hình sự quy định. Bản án quyết định sơ thẩm bị kháng cáo kháng nghị thì vụ án phải được xét xử phúc thẩm. Bản án quyết định phúc thẩm của tòa án có hiệu lực pháp luật.
Mời bạn xem thêm bài viết:
- Thời hạn điều tra đối với tội trộm cắp tài sản theo quy định?
- Xúc phạm người khác trên Facebook bị tội gì?
Liên hệ Luật sư
Trên đây là toàn bộ nội dung tư vấn của Luật Sư 247 về Nội dung của nguyên tắc suy đoán vô tội là gì?. Hi vọng bài viết trên sẽ giúp ích cho bạn đọc.
Nếu có bất kì thắc mắc nào về thủ tục pháp lý có liên quan. Hãy liên hệ ngay với chúng tôi: : 0833.102.102
Câu hỏi thường gặp
Trách nhiệm chứng minh tội phạm thuộc về bên buộc tội, người bị buộc tội không có nghĩa vụ chứng minh nhưng có quyền đưa ra chứng cứ và các yêu cầu chứng minh họ không phạm tội hoặc có những tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự
Trường hợp không đủ căn cứ để buộc tội hoặc không thể làm sáng tỏ căn cứ để buộc tội kết tội theo trình tự thủ tục do Bộ luật TTHS quy định thì cơ quan người có thẩm quyền tiến hành tố tụng phải kết luận người bị buộc tội là không có tội và phải trả tự do cho họ, đồng thời phải ra quyết định đình chỉ điều tra ( trong giai đoạn điều tra), đình chỉ vụ án ( trong giai đoạn truy tố hoặc xét xử) hoặc tuyên bị cáo vô tội.
Mục đích của việc quy định nguyên tắc suy đoán vô tội là nhằm tránh sự định kiến trước từ phía cơ quan, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng cho rằng người bị buộc tội là người có tội, dễ dẫn đến việc có thái độ không thiện cảm đối với họ, không tôn trọng và bảo đảm thực hiện đầy đủ các quyền luật định của họ.