Những trường hợp khám xét không cần lệnh năm 2022?

08/08/2022
Những trường hợp khám xét không cần lệnh năm 2022?
568
Views

Để truy bắt tội phạm, công an có quyền khám xét người, chỗ ở, nơi làm việc, phương tiện,… của nghi phạm. Khi đó, công an có thể khám xét dựa trên những căn cứ được quy định và lệnh khám sét từ người có thẩm quyền, trừ một vài trường hợp theo luật định. Vậy, những trường hợp khám xét không cần lệnh được quy định như thế nào? Hãy theo dõi bài viết dưới đây của Luật sư 247 nhé.

Căn cứ pháp lý

Căn cứ để khám xét là gì?

Theo quy định tại Điều 192 Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015 quy định về Căn cứ khám xét người, chỗ ở, nơi làm việc như :

Điều 192. Căn cứ khám xét người, chỗ ở, nơi làm việc, địa điểm, phương tiện, tài liệu, đồ vật, thư tín, điện tín, bưu kiện, bưu phẩm, dữ liệu điện tử

1. Việc khám xét người, chỗ ở, nơi làm việc, địa điểm, phương tiện chỉ được tiến hành khi có căn cứ để nhận định trong người, chỗ ở, nơi làm việc, địa điểm, phương tiện có công cụ, phương tiện phạm tội, tài liệu, đồ vật, tài sản do phạm tội mà có hoặc đồ vật, dữ liệu điện tử, tài liệu khác có liên quan đến vụ án.

Việc khám xét chỗ ở, nơi làm việc, địa điểm, phương tiện cũng được tiến hành khi cần phát hiện người đang bị truy nã, truy tìm và giải cứu nạn nhân.

2. Khi có căn cứ để nhận định trong thư tín, điện tín, bưu kiện, bưu phẩm, dữ liệu điện tử có công cụ, phương tiện phạm tội, tài liệu, đồ vật, tài sản liên quan đến vụ án thì có thể khám xét thư tín, điện tín, bưu kiện, bưu phẩm, dữ liệu điện tử.

Mặc dù là biện pháp điều tra nhưng khám xét mang tính cưỡng chế, dễ xâm phạm đến quyền con người nên khi khám xét phải có đầy đủ căn cứ khám xét theo quy định của pháp luật và phải có lệnh của người có thẩm quyền, trừ một số trường hợp luật định.

Cách thức tiến hành khám xét như thế nào?

Điều 194 Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015 quy định về cách thức tiến hành khám xét người như sau:

Điều 194. Khám xét người

1. Khi bắt đầu khám xét người, người thi hành lệnh khám xét phải đọc lệnh và đưa cho người bị khám xét đọc lệnh đó; giải thích cho người bị khám xét và những người có mặt biết quyền và nghĩa vụ của họ.

Người tiến hành khám xét phải yêu cầu người bị khám xét đưa ra các tài liệu, đồ vật có liên quan đến vụ án, nếu họ từ chối hoặc đưa ra không đầy đủ các tài liệu, đồ vật liên quan đến vụ án thì tiến hành khám xét.

2. Việc khám xét người phải do người cùng giới thực hiện và có người khác cùng giới chứng kiến. Việc khám xét không được xâm phạm đến tính mạng, sức khỏe, tài sản, danh dự, nhân phẩm của người bị khám xét.

3. Có thể tiến hành khám xét người mà không cần có lệnh trong trường hợp bắt người hoặc khi có căn cứ để khẳng định người có mặt tại nơi khám xét giấu trong người vũ khí, hung khí, chứng cứ, tài liệu, đồ vật liên quan đến vụ án.

Điều 194 Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015 quy định về cách thức tiến hành khám xét chỗ ở, nơi làm việc, địa điểm, phương tiện như sau:

Điều 195. Khám xét chỗ ở, nơi làm việc, địa điểm, phương tiện

1. Khi khám xét chỗ ở thì phải có mặt người đó hoặc người từ đủ 18 tuổi trở lên cùng chỗ ở, có đại diện chính quyền xã, phường, thị trấn và người chứng kiến; trường hợp người đó, người từ đủ 18 tuổi trở lên cùng chỗ ở cố tình vắng mặt, bỏ trốn hoặc vì lý do khác họ không có mặt mà việc khám xét không thể trì hoãn thì việc khám xét vẫn được tiến hành nhưng phải có đại diện chính quyền xã, phường, thị trấn nơi khám xét và hai người chứng kiến.

Không được bắt đầu việc khám xét chỗ ở vào ban đêm, trừ trường hợp khẩn cấp nhưng phải ghi rõ lý do vào biên bản.

2. Khi khám xét nơi làm việc của một người thì phải có mặt người đó, trừ trường hợp không thể trì hoãn nhưng phải ghi rõ lý do vào biên bản.

Việc khám xét nơi làm việc phải có đại diện của cơ quan, tổ chức nơi người đó làm việc chứng kiến. Trong trường hợp không có đại diện cơ quan, tổ chức thì việc khám xét vẫn được tiến hành nhưng phải có đại diện chính quyền xã, phường, thị trấn nơi khám xét và 02 người chứng kiến.

3. Khi khám xét địa điểm phải có đại diện chính quyền xã, phường, thị trấn nơi khám xét và người chứng kiến.

4. Việc khám xét phương tiện phải có mặt chủ sở hữu hoặc người quản lý phương tiện và người chứng kiến. Trường hợp chủ sở hữu hoặc người quản lý phương tiện vắng mặt, bỏ trốn hoặc vì lý do khác họ không có mặt mà việc khám xét không thể trì hoãn thì việc khám xét vẫn được tiến hành nhưng phải có hai người chứng kiến.

Khi khám xét phương tiện có thể mời người có chuyên môn liên quan đến phương tiện tham gia.

5. Khi tiến hành khám xét chỗ ở, nơi làm việc, địa điểm, phương tiện, những người có mặt không được tự ý rời khỏi nơi đang bị khám, không được liên hệ, trao đổi với nhau hoặc với những người khác cho đến khi khám xét xong.

Những trường hợp khám xét không cần lệnh năm 2022?
Những trường hợp khám xét không cần lệnh năm 2022?

Ai có thẩm quyền ra lệnh khám xét?

Căn cứ theo khoản 1, khoản 2 Điều 193 Bộ luật Tố tụng hình sự 2015 quy định về thẩm quyền ra lệnh khám xét cụ thể như sau:

“1. Những người có thẩm quyền quy định tại khoản 1 Điều 113 của Bộ luật này có quyền ra lệnh khám xét. Lệnh khám xét của những người được quy định tại khoản 2 Điều 35 và điểm a khoản 1 Điều 113 của Bộ luật này phải được Viện kiểm sát có thẩm quyền phê chuẩn trước khi thi hành.

2. Trong trường hợp khẩn cấp, những người có thẩm quyền quy định tại khoản 2 Điều 110 của Bộ luật này có quyền ra lệnh khám xét. Trong thời hạn 24 giờ kể từ khi khám xét xong, người ra lệnh khám xét phải thông báo bằng văn bản cho Viện kiểm sát cùng cấp hoặc Viện kiểm sát có thẩm quyền thực hành quyền công tố và kiểm sát điều tra vụ việc, vụ án.”

Như vậy, theo quy định nêu trên, những người sau đây là người có thẩm quyền ra lệnh khám xét người:

– Thủ trưởng, Phó Thủ trưởng Cơ quan điều tra các cấp. Trường hợp này, lệnh bắt phải được Viện kiểm sát cùng cấp phê chuẩn trước khi thi hành;

– Viện trưởng, Phó Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân và Viện trưởng, Phó Viện trưởng Viện kiểm sát quân sự các cấp;

– Chánh án, Phó Chánh án Tòa án nhân dân và Chánh án, Phó Chánh án Tòa án quân sự các cấp; Hội đồng xét xử.

– Những người được quy định tại khoản 2 Điều 35 Bộ luật Tố tụng hình sự 2015. Lưu ý: lệnh khám xét của những người này và người được quy định tại điểm a khoản 1 Điều 113 Bộ luật Tố tụng hình sự 2015 phải được Viện kiểm sát có thẩm quyền phê chuẩn trước khi thi hành.

– Trong trường hợp khẩn cấp thì những người sau đây có quyền ra lệnh khám xét người:

+ Thủ trưởng, Phó Thủ trưởng Cơ quan điều tra các cấp;

+ Thủ trưởng đơn vị độc lập cấp trung đoàn và tương đương, Đồn trưởng Đồn biên phòng, Chỉ huy trưởng Biên phòng Cửa khẩu cảng, Chỉ huy trưởng Bộ đội biên phòng tỉnh, thành phố trực truộc trung ương, Cục trưởng Cục trinh sát biên phòng Bộ đội biên phòng, Cục trưởng Cục phòng, chống ma túy và tội phạm Bộ đội biên phòng, Đoàn trưởng Đoàn đặc nhiệm phòng, chống ma túy và tội phạm Bộ đội biên phòng; Tư lệnh vùng lực lượng Cảnh sát biển, Cục trưởng Cục Nghiệp vụ và pháp luật lực lượng Cảnh sát biển, Đoàn trưởng Đoàn đặc nhiệm phòng, chống tội phạm ma túy lực lượng Cảnh sát biển; Chi cục trưởng Chi cục Kiểm ngư vùng;

– Người chỉ huy tàu bay, tàu biển khi tàu bay, tàu biển đã rời khỏi sân bay, bến cảng.

Những trường hợp khám xét không cần lệnh

Những trường hợp khám xét người không cần lệnh

Có thể tiến hành khám xét người mà không cần có lệnh trong trường hợp bắt người hoặc khi có căn cứ để khẳng định người có mặt tại nơi khám xét giấu trong người vũ khí, hung khí, chứng cứ, tài liệu, đồ vật liên quan đến vụ án (khoản 3 Điều 194 Bộ luật Tố tụng hình sự 2015).

Như vậy, trong 6 trường hợp sau đây thì có thể tiến hành khám người mà không cần lệnh khám xét:

– Bắt người bị giữ trong trường hợp khẩn cấp;

+ Có đủ căn cứ xác định người đó đang chuẩn bị thực hiện tội phạm rất nghiêm trọng hoặc đặc biệt nghiêm trọng;

+ Người cùng thực hiện tội phạm hoặc bị hại hoặc người có mặt tại nơi xảy ra tội phạm chính mắt nhìn thấy và xác nhận đúng là người đã thực hiện tội phạm mà xét thấy cần ngăn chặn ngay việc người đó trốn;

+ Có dấu vết của tội phạm ở người hoặc tại chỗ ở hoặc nơi làm việc hoặc trên phương tiện của người bị nghi thực hiện tội phạm và xét thấy cần ngăn chặn ngay việc người đó trốn hoặc tiêu hủy chứng cứ.

– Bắt người phạm tội quả tang;

– Bắt người đang bị truy nã;

– Bắt bị can, bị cáo để tạm giam;

– Bắt người bị yêu cầu dẫn độ;

– Khi có căn cứ để khẳng định người có mặt tại nơi đang bị khám xét cất giấu trong người đồ vật, tài liệu có liên quan đến vụ án cần bị thu giữ.

Những trường hợp khám xét chỗ ở, nơi làm việc, địa điểm, phương tiện không cần lệnh:

Trong trường hợp khẩn cấp, những người có thẩm quyền ra lệnh giữ người khẩn cấp theo Khoản 2 Điều 110 Bộ luật Tố tụng hình sự 2015 có quyền ra lệnh khám xét.

Trong thời hạn 24 giờ kể từ khi khám xét xong, người ra lệnh khám xét phải thông báo bằng văn bản cho Viện kiểm sát cùng cấp hoặc Viện kiểm sát có thẩm quyền thực hành quyền công tố và kiểm sát điều tra vụ việc, vụ án.

Mời bạn xem thêm bài viết

Thông tin liên hệ

Trên đây là tư vấn của Luật Sư 247 về vấn đề “Những trường hợp khám xét không cần lệnh năm 2022?“. Chúng tôi hy vọng rằng bạn có thể vận dụng các kiến thức trên để sử dụng trong công việc và cuộc sống. Để biết thêm thông tin chi tiết; và nhận thêm sự tư vấn; giúp đỡ khi có nhu cầu về các vấn đề liên quan đến xin xác nhận tình trạng hôn nhân; hợp thức hóa lãnh; công văn xác minh đăng ký lại khai sinh…. của Luật Sư 247, hãy liên hệ: 0833.102.102.

Câu hỏi thường gặp

Có được bắt đầu tiến hành khám xét chỗ ở vào ban đêm hay không?

Tại khoản 1 Điều 195 Bộ luật Tố tụng hình sự 2015 quy định về việc khám xét chỗ ở, nơi làm việc, địa điểm, phương tiện, theo đó sẽ không được bắt đầu việc khám xét chỗ ở vào ban đêm, trừ trường hợp khẩn cấp nhưng phải ghi rõ lý do vào biên bản.
Như vậy, theo quy định nêu trên, việc khám xét chỗ ở vẫn có thể được tiến hành vào ban đêm trong trường hợp khẩn cấp.

Khái niệm khám xét người là gì?

Khám người là tìm tòi, lục soát trong người, quần áo đang mặc và các đồ vật đem theo nhằm phát hiện, thu giữ công cụ, phương tiện phạm tội, đồ vật, tài sản do phạm tội mà có hoặc đồ vật, tài liệu khác có liên quan đến vụ án do Điều tra viên tiến hành khi có căn cứ để nhận định có trong người đối tượng bị khám. Khám người là biện pháp cưỡng chế có ảnh hưởng trực tiếp đến quyền cơ bản của công dân nên pháp luật tố tụng hình sự quy định rất chặt chẽ.
Như vậy, khám người là việc tiến hành tìm tòi, lục soát trong người, quần áo đang mặc và các đồ vật đem theo, kể cả phương tiện đi lại của họ nhằm phát hiện và thu giữ công cụ, phương tiện phạm tội, đồ vật, tài sản do phạm tội mà có hoặc đồ vật, tài liệu khác có liên quan đến vụ án.

5/5 - (1 bình chọn)
Chuyên mục:
Hình sự

Comments are closed.