Trong quá trình sử dụng đất; nhiều trường hợp đã phát sinh các tranh chấp về các vấn đề như quyền sử dụng; quyền quản lý, quyền chiếm hữu,… Khi các bên không thể cùng nhau tự giải quyết các tranh chấp phát sinh đó; thì có thể yêu cầu; khởi kiện lên cơ quan có thẩm quyền giải quyết. Trong các vấn đề về khởi kiện giải quyết tranh chấp đất đai; thì các quy định về thủ tục khởi kiện giải quyết tranh chấp đất đai luôn là vấn đề quan tâm đầu tiên của các bên.
Chính vì vậy; Luật sư X mời bạn đọc tham khảo bài viết: Thủ tục khởi kiện giải quyết tranh chấp đất đai?
Căn cứ pháp lý
Nội dung tư vấn
Tranh chấp đất đai là gì?
Tranh chấp đất đai có thể hiểu là trong quá trình sử dụng đất; giữa người sử dụng hợp pháp đất đó với các nhân, tổ chức khác; với Nhà nước (vấn đề bồi thường đất) hoặc giữa những người sử dụng chung mảnh đất đó với nhau có phát sinh tranh chấp về quyền sử dụng đất; về ranh giới đất, về mục đích sử dụng đất hay về quyền và nghĩa vụ phát sinh trong quá trình sử dụng đất;… Tranh chấp đất đai cũng có thể được hiểu là tranh chấp giữa hai cá nhân chưa xác định được ai là người sử dụng đất hợp pháp.
Thủ tục khởi kiện giải quyết tranh chấp đất đai
Thời hiệu khởi kiện giải quyết tranh chấp đất đai
Theo quy định tại Điều 149 BLDS 2015; thời hiệu là thời hạn do luật quy định mà khi kết thúc thời hạn đó; thì phát sinh hậu quả pháp lý đối với chủ thể theo điều kiện do luật quy định. Trong đó; thời hạn là một khoảng thời gian được xác định từ thời điểm này đến thời điểm khác và thời hạn có thể được xác định bằng phút; giờ, ngày, tuần, tháng, năm hoặc bằng một sự kiện có thể sẽ xảy ra.
Trình tự thủ tục khởi kiện giải quyết tranh chấp
Bước 1:
Hòa giải là bước bắt buộc đầu tiên trong quá trình giải quyết tranh chấp đất đai được quy định tại Điều 202 Luật Đất đai 2013.
Lưu ý: đây là bước hòa giải cơ sở; do tổ dân phố; UBND thực hiện.
Khi các bên hòa giải không thành; thì người khởi kiện bổ sung biên bản hòa giải ở UBND Xã vào hồ sơ khởi kiện; tiến hành nộp đơn khởi kiện giải quyết tranh chấp tại cơ quan có thẩm quyền; được xác định theo Điều 203 Luật Đất đai 2013; Điều 34 và Điều 35 Bộ luật Tố tụng Dân sự 2015.
Bước 2:
Về thủ tục khởi kiện tại Tòa án nhân dân có thẩm quyền; người khởi kiện phải làm đơn khởi kiện và gửi đến Tòa án.
Đơn khởi kiện phải đáp ứng được các yêu cầu về hình thức và nội dung được quy định trong Bộ luật tố tụng dân sự 2015. Theo đó; người làm đơn phải căn cứ trên mẫu đơn khởi kiện vụ án dân sự được niêm yết tại Tòa án các cấp.
Nội dung đơn khởi kiện phải có các nội dung cơ bản như thông tin người khởi kiện (họ tên, địa chỉ, số chứng minh nhân dân, số điện thoại…); thông tin người bị kiện (họ tên, địa chỉ, số chứng minh nhân dân,…); nội dung vụ việc tranh chấp như thế nào? Yêu cầu cụ thể của người khởi kiện để yêu cầu Tòa án giải quyết…
Bước 3:
Sau khi Tòa án nhận đơn khởi kiện; Tòa sẽ tiến hành xem xét đơn khởi kiện và quyết định có thụ lý vụ án tranh chấp đất hay không?
Sau khi thụ lý vụ án; Tòa án sẽ tiến hành các công việc; thủ tục để chuẩn bị xét xử vụ án. Các công việc mà Thẩm phán được phân công giải quyết vụ án phải tiến hành trong giai đoạn chuẩn bị xét xử là: thu thập chứng cứ; tổ chức hòa giải; tổ chức xem xét thẩm định tại chỗ; tiến hành định giá đất, tiến hành xác định nguồn gốc đất; quá trình sử dụng đất, hiện trạng sử dụng đất.
Bước 4:
Tòa án sẽ căn cứ vào nguồn gốc tạo lập đất; quá trình sử dụng đất, hiện trạng sử dụng đất; các giấy tờ liên quan đến việc sử dụng đất của các bên để tiến hành xét xử vụ án.
Sau khi có bản án sơ thẩm; trong thời hạn 15 ngày (thời hạn kháng cáo), kể từ ngày Tòa tuyên án; nếu không đồng ý với bất kỳ nội dung nào của bản án sơ thẩm; đương sự, người đại diện hợp pháp của đương sự có quyền nộp đơn kháng cáo bản án sơ thẩm; để yêu cầu TAND cấp Tỉnh giải quyết theo thủ tục phúc thẩm.
Mời bạn xem thêm:
- Những điều cần biết về tài sản sau ly hôn
- Giải quyết khi mua đất dính quy hoạch
- Thủ tục người nước ngoài nhận nuôi con tại việt nam
Thông tin liên hệ
Trên đây là toàn bộ quan điểm của Luật Sư X.
Để biết thêm thông tin chi tiết và nhận thêm sự tư vấn, giúp đỡ khi có nhu cầu về các vấn đề liên quan đến giải thể công ty, giải thể công ty tnhh 1 thành viên, tạm dừng công ty, mẫu đơn xin giải thể công ty, giấy phép bay flycam; xác nhận độc thân, đăng ký nhãn hiệu, …. của luật sư X, hãy liên hệ: 0833102102. Hoặc qua các kênh sau:
Tiktok: https://www.tiktok.com/@luatsux
Youtube: https://www.youtube.com/Luatsux
Câu hỏi thường gặp
Sẽ được khởi kiện theo quy định tại Điều 155 BLDS 2015 về những trường hợp không áp dụng thời hiệu khởi kiện:
– Yêu cầu bảo vệ quyền nhân thân không gắn với tài sản
– Yêu cầu bảo vệ quyền sở hữu, trừ trường hợp Bộ luật này, luật khác có liên quan quy định khác
– Tranh chấp về quyền sử dụng đất theo quy định của Luật đất đai
– Trường hợp khác do luật quy định.
Theo quy định của Luật Đất đai và Nghị định 43/2014/NĐ-CP thì: Khi bị mất Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (sổ đỏ) thì bạn có thể đề nghị cơ quan có thẩm quyền cấp lại. Khi đó, bạn chuẩn bị 01 bộ hồ sơ và nộp tới Ủy ban nhân dân cấp huyện.