Khi sử dụng sản phẩm, thực phẩm, mọi người thường hay chú ý tới hạn sử dụng của chúng. Khi sử dụng hay ăn phải những thực phẩm hết hạn rất có hại cho sức khỏe. Những loại sản phẩm nào sẽ không bắt buộc ghi hạn sử dụng? Dưới đây Luật sư 247 sẽ giải đáp thắc mắc và chia sẻ đến bạn những sản phẩm không có hạn sử dụng hiện nay. Hi vọng bài viết mang lại nhiều điều bổ ích đến bạn.
Căn cứ pháp lý
Thông tư liên tịch 34/2014/TTLT-BYT-BNNPTNT-BCT.
Những sản phẩm không có hạn sử dụng hiện nay.
Gạo
Nhiệt độ tốt nhất để bảo quản gạo là 4,5 độ C hoặc thấp hơn. Tốt nhất bạn nên để gạo trong hộp nhựa đựng thực phẩm hoặc trong các bình thủy tinh. Một vài nghiên cứu còn cho thấy, dưới những điều kiện kể trên, gạo có thể lưu trữ được tới 30 năm mà không ảnh hưởng đến hương vị hay giá trị dinh dưỡng.
Sữa bột
Sữa bột khi được chế biến theo các tiêu chuẩn về an toàn sức khỏe có thể giữ được trong thời gian khá dài mà không làm mất đi những giá trị dinh dưỡng. Lưu ý là sữa bột phải luôn được bảo quản trong bình kín.
Nước tương
Nước tương có thể sử dụng an toàn ít nhất là 3 năm kể cả khi chai đã được mở. Còn với nước tương được chứa trong bình kín thì có thời gian sử dụng dài hơn nữa. Yếu tố này còn phụ thuộc vào một số điều kiện như loại nước tương, cách thức chế biến, chất lượng và nhiệt độ bảo quản.
Ví dụ, nước tương chất lượng cao chỉ có thể thực hiện thông qua quá trình lên men tự nhiên, thường mất từ vài tháng đến hai năm. Loại nước tương này có thể sử dụng ba năm sau khi được mở chai. Vì vậy bạn nên lưu ý lựa chọn thương hiệu chất lượng chứ không phải những nơi sản xuất sử dụng chất bảo quản để đẩy nhanh quá trình lên men, khiến nước tương giảm chất lượng và “tuổi thọ”.
Si rô phong
Si rô phong hay còn gọi là si rô cây thích là đặc sản nổi tiếng của Canada. Người ta lấy nhựa từ thân cây rồi đun nóng để bốc hơi nước, chất còn lại cô đặc thành si rô. Nếu si rô không pha tạp chất thì có thể hạn sử dụng của nó là vô thời hạn. Thậm chí sau khi mở chai, bạn vẫn có thể dùng trong nhiều năm nếu bảo quản si rô trong tủ lạnh.
Đậu thận khô
Các nhà nghiên cứu từ đại học Brigham Young đã phát hiện rằng đậu thận khô sau khi bảo quản 30 năm vẫn giữ nguyên vẻ ngoài và chất lượng đậu. Họ kết luận rằng đậu thận, cũng như một số loại đậu khác, có thể có hạn sử dụng lên tới 30 năm nếu được bảo quản cẩn thận.
Muối
Muối thật ra là khoáng sản chứ không phải là thực phẩm, đó là lý do tại sao nó không bị hỏng. Tất nhiên quá trình bảo quản, muối có thể hấp thụ nước và vón cục nhưng cuối cùng, muối vẫn là muối.
Nhưng bạn nên lưu ý rằng muối i-ốt thì chỉ có hạn sử dụng khoảng một năm. Đó là vì i-ốt sẽ nhanh bay hơi và muối không còn chất lượng i-ốt nữa mà chỉ có thể sử dụng như muối ăn thông thường mà thôi.
Thức uống có cồn mạnh
Những thức uống có cồn như vodka, whisky, rượu rum hay rượu cognac đều không có ngày hết hạn. Quan trọng là chúng cần được bảo quản ở những nơi mát mẻ trong những chai đóng kín. Trên thế giới thậm chí có những chai rượu đáng giá cả gia tài vì số tuổi của chúng.
Giấm
Giấm là sản phẩm không có ngày hết hạn nếu được trữ trong điều kiện thích hợp. Nếu bạn muốn giữ giấm lâu mà vẫn chất lượng thì cần để trong hộp kín khí, để nơi mát mẻ, tối và tránh xa nguồn nhiệt.
Đường
Giống như muối, đường cũng không có thời gian sử dụng nếu được chứa trong bình kín. Đường nâu cũng có chất lượng và không có hạn sử dụng. Bạn chỉ cần tránh cho đường đừng hấp thụ nước và bị vón cục là được.
Mật ong
Mật ong là thực phẩm vô cùng độc đáo vì thành phần hóa học khiến vi khuẩn khó phát triển, nhờ vậy mà người ta nói mật ong có hạn sử dụng là mãi mãi. Mật ong nếu được cất trong lọ kín, tránh tiếp xúc với không khí và nước thì bạn có thể hoàn toàn yên tâm.
Một bằng chứng về hạn sử dụng của mật ong là khi các nhà khảo cổ học khai quật và nghiên cứu các kim tự tháp ở Ai Cập, họ phát hiện ra một ít mật ong. Tuổi thọ trung bình của số mật ong đó chừng 2000-3000 năm tuổi nhưng chúng vẫn có thể ăn được. Vài năm sau, người ta tìm thấy ở Georgia mật ong có tuổi thọ tới 5500 năm.
Các sản phẩm không bắt buộc phải ghi hạn sử dụng.
Từ ngày 19/12/2014, việc ghi nhãn hàng hóa đối với thực phẩm, phụ gia thực phẩm và chất hỗ trợ chế biến thực phẩm bao gói sẵn được thực hiện theo Thông tư liên tịch 34/2014/TTLT-BYT-BNNPTNT-BCT.
Các sản phẩm sau không bắt buộc phải ghi hạn sử dụng:
– Đồ uống có nồng độ cồn từ 10% trở lên;
– Bánh mỳ hoặc bánh ngọt được tiêu thụ trong vòng 24 giờ sau khi sản xuất, dấm ăn, muối dùng cho thực phẩm, đường ở thể rắn;
– Gia vị, thảo mộc, các sản phẩm có bao gói nhỏ, có diện tích bề mặt lớn nhất nhỏ hơn 10 cm2 có thể miễn áp dụng ghi thời hạn sử dụng nếu có nhãn phụ hoặc bao bì ngoài đã thể hiện đầy đủ.
Mẹo bảo quản thực phẩm an toàn.
- Vì ngày ghi trên sản phẩm thực chất không cung cấp cho bạn một hướng dẫn thực sự về sự an toàn sản phẩm, nên đây là một số mẹo khác được đưa ra từ Dịch vụ Kiểm tra và An toàn Thực phẩm của Bộ Nông nghiệp Hoa Kỳ:
- Mua sản phẩm trước khi hết hạn.
- Nếu thực phẩm là đồ dễ hỏng, hãy mang thực phẩm về nhà ngay sau khi mua và bỏ vào tủ lạnh kịp thời. Hãy giữ chúng ở ngăn đông nếu bạn không thể sử dụng nó trong thời gian được ghi như trên bao bì.
- Một khi sản phẩm dễ hỏng được trữ đông lạnh, sẽ không có vấn đề gì nếu sử dụng sau ngày hết hạn vì thực phẩm được giữ đông lạnh liên tục là an toàn vô thời hạn.
- Thực hiện theo các khuyến nghị được ghi trên sản phẩm.
Mời bạn xem thêm bài viết
- Mới 19 tuổi thì có thể bảo lĩnh cho bị can trong vụ án hình sự hay không?
- Tòa án nơi tạm trú có thẩm quyền giải quyết vụ án ly hôn không?
- Ở trại giam vợ được gặp chồng trong bao lâu?
- Thi hành án tử hình, thân nhân có được hỗ trợ chi phí mai táng?
Thông tin liên hệ
Trên đây là toàn bộ nội dung tư vấn của chúng tôi về vấn đề “Các sản phẩm không bắt buộc phải ghi hạn sử dụng.”. Mọi thắc mắc về thủ tục pháp lý có liên quan như điều kiện cấp phép bay flycam, tìm hiểu về thủ tục xin giấy phép sàn thương mại điện tử, xin hợp pháp hóa lãnh sự ở Hà Nội, dịch vụ công chứng tại nhà của chúng tôi… Quý khách vui lòng liên hệ Luật Sư X để được hỗ trợ, giải đáp.
Liên hệ hotline: 0833.102.102.
- FaceBook: www.facebook.com/luatsux
- Tiktok: https://www.tiktok.com/@luatsux
- Youtube: https://www.youtube.com/Luatsux
Câu hỏi thường gặp
“Sản xuất ngày” Đây là ngày công ty sản xuất đã sản xuất ra sản phẩm này. Một ví dụ như bia (loại đồ uống yêu thích của phái mạnh) có thể biến đổi chất sau ba tháng. “Bia là loại đồ uống bị ảnh hưởng bởi ánh nắng mặt trời”, VanLandingham nói. Ánh sáng có thể kích hoạt lại vi sinh vật trong bia. Đó là lý do tại sao bạn nên đặc biệt cẩn thận với bia trong chai trong suốt. Chai bia có màu nâu hoặc xanh lá cây thì sẽ giúp khắc phục hiện tượng nói trên.
Ngày hết hạn in trên nhãn sản phẩm có thể được chia thành nhiều giai đoạn. Ví dụ: Ngày “tiêu thụ đến” (sell-by) cho biết ngày sản phẩm đó sẽ được cửa hàng tiêu hủy. Ngày “sử dụng trước” (best before) thường chỉ chất lượng và mùi vị của sản phẩm chứ không ám chỉ rằng nếu tiêu thụ sản phẩm sau ngày này thì sẽ gây ra các vấn đề về sức khỏe. Ngày “sử dụng đến” (use-by) chỉ khoảng thời gian an toàn để sử dụng sản phẩm. Tuy nhiên, qua ngày này không đồng nghĩa với việc sản phẩm sẽ ngay lập tức có dấu hiệu hư hỏng và gây độc. Hạn sử dụng này ám chỉ rằng chất lượng sản phẩm có thể đi xuống và có nguy cơ không an toàn cho việc sử dụng.
Nội dung ghi nhãn bao bì sản phẩm bắt buộc
Tên hàng hóa.
Tên và địa chỉ của tổ chức, cá nhân chịu trách nhiệm về hàng hóa.
Xuất xứ hàng hóa.
Định lượng hàng hóa.
Ngày sản xuất, hạn sử dụng.
Thành phần, thành phần định lượng.
Thông số kỹ thuật, thông tin cảnh báo.