Tội vượt biên trái phép đi tù bao nhiêu năm theo quy định năm 2022

20/07/2022
Tội vượt biên trái phép đi tù bao nhiêu năm theo quy định năm 2022
552
Views

Chào luật sư, chào mọi người. Em họ tôi 20 tuổi. Nhà gần biên giới, gia đình khó khăn nên nó vượt biên sang lao động Trung Quốc. Hôm rồi, nó bị cán bộ bộ đội biên phòng bắt và đang bị tạm giam chờ xét xử. Luật sư cho tôi hỏi Tội vượt biên trái phép đi tù bao nhiêu năm theo quy định năm 2022. Mong nhận được câu trả lời của Luật sư

Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi về cho chúng tôi, Luật sư 247 mời bạn tham khảo bài viết dưới đây nhé

Vượt biên trái phép là gì?

Vượt biên trái phép là hành vi qua lại biên giới quốc gia mà không làm thủ tục xuất cảnh, nhập cảnh theo quy định pháp luật. Thông thường một người khi muốn đến một nước nào đó sẽ cần làm thủ tục xuất nhập cảnh và được sự đồng ý của cơ quan chức năng.

Việc một người vượt biên trái phép có thể gây ra những hậu quả khó lường cho quốc gia có người vượt biên đến và đi. Điều đó đã và đang tiếp diễn khá nhiều tại Việt Nam. Vượt biên trái phép để lại nhiều hậu quả đáng tiếc, có nhiều trường hợp phải bỏ mạng nơi đất khách quê người

Tội vượt biên trái phép đi tù bao nhiêu năm theo quy định năm 2022

Nếu đã từng bị xử phạt hành chính về hành vi vượt biên trái phép mà vẫn tiếp tục vi phạm thì sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự về ” Tội vi phạm quy định về xuất cảnh, nhập cảnh tội ở lại Việt Nam trái phép” theo quy định tại Điều 347 Bộ Luật hình sự năm 2015, cụ thể:

Tội vi phạm quy định về xuất cảnh, nhập cảnh; tội ở lại Việt Nam trái phép

Người nào xuất cảnh, nhập cảnh trái phép hoặc ở lại Việt Nam trái phép, đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này mà còn vi phạm, thì bị phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm.

Vượt biên trái phép bị phạt bao nhiêu tiền?

Căn cứ theo Điều 18 Nghị định 144/2021/NĐ-CP ngày 31/12/2021 quy định như sau:

– Hành vi qua lại biên giới quốc gia mà không làm thủ tục xuất cảnh, nhập cảnh theo quy định của pháp luật  (Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng)

– Hành vi sử dụng hộ chiếu giả, giấy thông hành giả, giấy tờ có giá trị đi lại quốc tế; giấy tờ cấp cho người nước ngoài nhập cảnh, xuất cảnh, cư trú tại Việt Nam giả hoặc thẻ ABTC giả (Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng); 

– Hành vi giả mạo hồ sơ, giấy tờ để được cấp hộ chiếu; giấy thông hành, giấy tờ có giá trị đi lại quốc tế; giấy tờ cấp cho người nước ngoài nhập cảnh, xuất cảnh, cư trú tại Việt Nam hoặc thẻ ABTC (Phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng);

– Hành vi làm giả hộ chiếu, giấy thông hành, giấy tờ  có giá trị đi lại quốc tế; giấy tờ cấp cho người nước ngoài nhập cảnh, cư trú tại Việt Nam hoặc thẻ ABTC (Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng); 

Tội vượt biên trái phép đi tù bao nhiêu năm theo quy định năm 2022
Tội vượt biên trái phép đi tù bao nhiêu năm theo quy định năm 2022

Cấu thành tội phạm của tội vượt biên trái phép

Chủ thể của tội phạm

Tội phạm này có thể là công dân Việt Nam, người nước ngoài hoặc không quốc tịch có năng lực trách nhiệm hình sự theo luật định.

Khách thể của tội phạm

Tội phạm này xâm phạm trực tiếp đến trật tự quản lý hành chính trong lĩnh vực xuất, nhập cảnh của Nhà nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

Mặt chủ quan của tội phạm

Tội phạm được thực hiện với mỗi cố ý.

Điều 10 của Bộ luật Hình sự quy định về lỗi cố ý phạm tội như sau:

“Cố ý phạm tội là phạm tội trong những trường hợp sau đây:

1. Người phạm tội nhận thức rõ hành vi của mình là nguy hiểm cho xã hội, thấy trước hậu quả của hành vi đó và mong muốn hậu quả xảy ra;

2. Người phạm tội nhận thức rõ hành vi của mình là nguy hiểm cho xã hội, thấy trước hậu quả của hành vi đó có thể xảy ra, tuy không mong muốn nhưng vẫn có ý thức để mặc cho hậu quả xảy ra.”

Như vậy, người thực hiện hành vi phạm tội biết rằng hành vi của mình là nguy hiểm cho xã hội, thấy trước hậu quả của hành vi đó và mong muốn hậu quả xảy ra; hoặc nhận thức rõ hành vi của mình là nguy hiểm cho xã hội, thấy trước hậu quả của hành vi đó có thể xảy ra, tuy không mong muốn nhưng vẫn có ý thức để mặc cho hậu quả xảy ra.

Động cơ, mục đích không là dấu hiệu bắt buộc của tội phạm này.

Mặt khách quan của tội phạm

  • Hành vi xuất, nhập cảnh trái phép là hành vi xuất, nhập cảnh mà không có các giấy tờ theo quy định của Nhà nước về xuất nhập cảnh, như không có hộ chiếu, visa hoặc có nhưng không thực thi. Trường hợp sử dụng giấy tờ giả để xuất, nhập cảnh sẽ cấu thành thêm tội độc lập là sử dụng giấy tờ giả.
  • Hành vi ở lại Việt Nam trái phép là khi xuất, nhập cảnh hợp pháp nhưng không rời Việt Nam theo thời hạn của giấy phép.
  • Tội phạm hoàn thành khi chủ thể đã bị xử phạt hành chính về hành vi này mà còn vi phạm.
Tội vượt biên trái phép đi tù bao nhiêu năm theo quy định năm 2022
Tội vượt biên trái phép đi tù bao nhiêu năm theo quy định năm 2022

Quy định của pháp luật về hoạt động xuất cảnh nhập cảnh

Căn cứ Luật Nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh, cư trú của người nước ngoài năm 2014 quy định như sau:

Điều kiện nhập cảnh

Người nước ngoài được nhập cảnh khi có đủ các điều kiện sau đây:

  • Có hộ chiếu hoặc giấy tờ có giá trị đi lại quốc tế và thị thực: Người nước ngoài nhập cảnh theo diện đơn phương miễn thị thực thì hộ chiếu phải còn thời hạn sử dụng ít nhất 06 tháng và phải cách thời điểm xuất cảnh Việt Nam lần trước ít nhất 30 ngày;
  • Không thuộc trường hợp chưa cho nhập cảnh: đó chính là không đủ điều kiện quy định tại khoản 1 Điều 20 của Luật này; trẻ em dưới 14 tuổi không có cha, mẹ, người giám hộ hoặc người được ủy quyền đi cùng. giả mạo giấy tờ, khai sai sự thật để được cấp giấy tờ có giá trị nhập cảnh, xuất cảnh, cư trú; người bị mắc bệnh tâm thần hoặc mắc bệnh truyền nhiễm gây nguy hiểm cho sức khỏe cộng đồng; bị trục xuất khỏi Việt Nam chưa quá 03 năm kể từ ngày quyết định trục xuất có hiệu lực; bị buộc xuất cảnh khỏi Việt Nam chưa quá 06 tháng kể từ ngày quyết định buộc xuất cảnh có hiệu lực; vì lý do phòng, chống dịch bệnh; vì lý do thiên tai; vì lý do quốc phòng, an ninh, trật tự, an toàn xã hội.

Điều kiện xuất cảnh

Người nước ngoài được xuất cảnh khi có đủ các điều kiện sau đây:

  • Hộ chiếu hoặc giấy tờ có giá trị đi lại quốc tế;
  • Chứng nhận tạm trú hoặc thẻ tạm trú, thẻ thường trú còn giá trị;
  • Không thuộc trường hợp bị tạm hoãn xuất cảnh quy định tại Điều 28 của Luật này.

Các trường hợp bị tạm hoãn xuất cảnh và thời hạn tạm hoãn xuất cảnh

Người nước ngoài có thể bị tạm hoãn xuất cảnh nếu thuộc một trong các trường hợp sau đây: đang là bị can, bị cáo, người có nghĩa vụ liên quan trong vụ án hình sự hoặc đang là bị đơn, người bị kiện, người có nghĩa vụ liên quan trong vụ việc dân sự, kinh doanh thương mại, lao động, hành chính, hôn nhân và gia đình; đang có nghĩa vụ chấp hành bản án, quyết định của Tòa án, quyết định của Hội đồng xử lý cạnh tranh; chưa hoàn thành nghĩa vụ nộp thuế; đang có nghĩa vụ chấp hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính; vì lý do quốc phòng, an ninh.

Các trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 28 không áp dụng đối với người đang chấp hành hình phạt tù bị dẫn giải ra nước ngoài để cung cấp chứng cứ theo quy định tại Điều 25 của Luật tương trợ tư pháp.

Thời hạn tạm hoãn xuất cảnh không quá 03 năm và có thể gia hạn.

Thông tin liên hệ

Trên đây là toàn bộ nội dung tư vấn của chúng tôi về vấn đề “Tội vượt biên trái phép đi tù bao nhiêu năm theo quy định năm 2022″. Mọi thắc mắc về thủ tục pháp lý có liên quan như: Đăng ký bảo hộ logo, Giải thể công ty, Tạm ngừng kinh doanh, Giấy phép bay flycam, Tra cứu thông tin quy hoạch, Xác nhận tình trạng hôn nhân, Xác nhận độc thân, Hợp thức hóa lãnh sự… Quý khách vui lòng liên hệ Luật Sư 247 qua hotline: 0833102102 để được hỗ trợ, giải đáp.

Câu hỏi thường gặp

Người nước ngoài nhập cảnh trái phép vào Việt Nam trong bối cảnh dịch Covid 19 thì bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội gì?

Theo đó, người nước ngoài nhập cảnh trái phép vào Việt Nam trong bối cảnh dịch bệnh đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này mà còn vi phạm thì bị phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm.

Người tổ chức cho người nước ngoài nhập cảnh trái phép vào Việt Nam bị truy cứu trách nhiệm về tội gì?

Tội tổ chức, môi giới cho người khác xuất cảnh, nhập cảnh hoặc ở lại Việt Nam trái phép theo quy định tại Điều 348 Bộ luật Hình sự 2015 như sau:
“Điều 348. Tội tổ chức, môi giới cho người khác xuất cảnh, nhập cảnh hoặc ở lại Việt Nam trái phép
1. Người nào vì vụ lợi mà tổ chức hoặc môi giới cho người khác xuất cảnh, nhập cảnh hoặc ở lại Việt Nam trái phép, thì bị phạt từ từ 01 năm đến 05 năm.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 05 năm đến 10 năm:
a) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn;
b) Phạm tội 02 lần trở lên;
c) Đối với từ 05 người đến 10 người;
d) Có tính chất chuyên nghiệp;
đ) Thu lợi bất chính từ 100.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng;
e) Tái phạm nguy hiểm.
3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 07 năm đến 15 năm:
a) Đối với 11 người trở lên;
b) Thu lợi bất chính 500.000.000 đồng trở lên;
c) Làm chết người.
4. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng hoặc cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm.”

5/5 - (1 bình chọn)
Chuyên mục:
Hình sự

Comments are closed.