Những loại giấy xác lập quyền sử dụng đất gồm những gì?

16/11/2022
Những loại giấy xác lập quyền sử dụng đất gồm những gì?
236
Views

Xin chào Luật sư. Bố mẹ tôi dự định sẽ mua đất của một người nhưng họ chỉ có mỗi di chúc viết tay có công chứng của bố mẹ người đó để lại. Vậy xin luật sư cho tôi biết hiện nay pháp luật quy định những loại giấy xác lập quyền sử dụng đất gồm những gì? Hiện giờ tôi rất cần sự tư vấn của luật sư, tôi rất muốn nhờ luật sư cung cấp cho tôi thông tin pháp luật về vấn đề này. Rất mong nhận được sự phản hồi sớm nhất từ phía Luật sư. Tôi xin chân thành cảm ơn.

Cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi về cho Luật sư 247 chúng tôi. Dưới đây là bài viết Những loại giấy xác lập quyền sử dụng đất gồm những gì?. Mời bạn cùng đón đọc.

Cơ sở pháp lý

Luật Đất đai năm 2013

Nội dung tư vấn

Những loại giấy xác lập quyền sử dụng đất gồm những gì?

Những giấy tờ về quyền sử dụng đất được coi là căn cứ để Cơ quan Nhà nước có thẩm quyền xét cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất cho hộ gia đình, cá nhân đang sử dụng đất theo quy định tại Điều 100 Luật Đất đai 2013 như sau:

1. Những giấy tờ về quyền được sử dụng đất trước ngày 15/10/1993 do cơ quan có thẩm quyền cấp trong quá trình thực hiện chính sách đất đai của Nhà nước Việt Nam dân chủ Cộng hòa, Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam và Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam;

2. Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất tạm thời được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp hoặc có tên trong Sổ đăng ký ruộng đất, Sổ địa chính trước ngày 15/10/1993;

3. Giấy tờ hợp pháp về thừa kế, tặng cho quyền sử dụng đất hoặc tài sản gắn liền với đất; giấy tờ giao nhà tình nghĩa, nhà tình thương gắn liền với đất;

4. Giấy tờ chuyển nhượng quyền sử dụng đất, mua bán nhà ở gắn liền với đất ở trước ngày 15/10/1993 được UBND cấp xã xác nhận là đã sử dụng trước ngày 15/10/1993;

5. Giấy tờ thanh lý, hóa giá nhà ở gắn liền với đất ở; giấy tờ mua nhà ở thuộc sở hữu nhà nước theo quy định của pháp luật;

6. Giấy tờ về quyền sử dụng đất do cơ quan có thẩm quyền thuộc chế độ cũ cấp cho người sử dụng đất gồm:

  • Bằng khoán điền thổ.
  • Văn tự đoạn mãi bất động sản (gồm nhà ở và đất ở) có chứng nhận của cơ quan thuộc chế độ cũ.
  • Văn tự mua bán nhà ở, tặng cho nhà ở, đổi nhà ở, thừa kế nhà ở mà gắn liền với đất ở có chứng nhận của cơ quan thuộc chế độ cũ.
  • Bản di chúc hoặc giấy thỏa thuận tương phân di sản về nhà ở được cơ quan thuộc chế độ cũ chứng nhận.
  • Giấy phép cho xây cất nhà ở hoặc giấy phép hợp thức hóa kiến trúc của cơ quan thuộc chế độ cũ cấp.
  • Bản án của cơ quan Tòa án của chế độ cũ đã có hiệu lực thi hành.
  • Các loại giấy tờ khác chứng minh việc tạo lập nhà ở, đất ở nay được UBND cấp tỉnh nơi có đất ở công nhận.

7. Các loại giấy tờ khác được xác lập trước ngày 15/10/1993 có tên người sử dụng đất, cụ thể:

  • Sổ mục kê đất, sổ kiến điền lập trước ngày 18/12/1980.
  • Một trong các giấy tờ được lập trong quá trình thực hiện đăng ký ruộng đất theo Chỉ thị 299-TTg ngày 10/11/1980 (được bổ sung tại Khoản 16 Điều 2 Nghị định 01/2017/NĐ-CP).
  • Dự án hoặc danh sách hoặc văn bản về việc di dân đi xây dựng khu kinh tế mới, di dân tái định cư được UBND cấp huyện, cấp tỉnh hoặc cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt.
  • Giấy tờ của nông trường, lâm trường quốc doanh về việc giao đất cho NLĐ trong nông trường, lâm trường để làm nhà ở (nếu có).
  • Giấy tờ có nội dung về quyền sở hữu nhà ở, công trình; về việc xây dựng, sửa chữa nhà ở, công trình được UBND cấp huyện, cấp tỉnh hoặc cơ quan quản lý nhà nước về nhà ở, xây dựng chứng nhận hoặc cho phép.
  • Giấy tờ tạm giao đất của UBND cấp huyện, cấp tỉnh; Đơn đề nghị được sử dụng đất được UBND cấp xã, hợp tác xã nông nghiệp phê duyệt, chấp thuận trước ngày 01/7/1980 hoặc được UBND cấp huyện, cấp tỉnh phê duyệt, chấp thuận.
  • Giấy tờ của cơ quan nhà nước có thẩm quyền về việc giao đất cho cơ quan, tổ chức để bố trí đất cho cán bộ, công nhân viên tự làm nhà ở hoặc xây dựng nhà ở để phân (cấp) cho cán bộ, công nhân viên bằng vốn không thuộc ngân sách nhà nước hoặc do cán bộ, công nhân viên tự đóng góp xây dựng.
  • Bản sao giấy tờ quy định tại mục (1), (2), (3), (4), (5), (6) và (7) nêu trên (trừ sổ mục kê đất, sổ kiến điền lập trước ngày 18/12/1980) có xác nhận của UBND cấp huyện, cấp tỉnh hoặc cơ quan quản lý chuyên ngành cấp huyện, cấp tỉnh đối với trường hợp bản gốc giấy tờ này đã bị thất lạc và cơ quan nhà nước không còn lưu giữ hồ sơ quản lý việc cấp loại giấy tờ đó.
Những loại giấy xác lập quyền sử dụng đất gồm những gì?
Những loại giấy xác lập quyền sử dụng đất gồm những gì?

07 loại giấy tờ về quyền sử dụng đất dùng làm căn cứ cấp sổ đỏ

(1) Những giấy tờ về quyền được SDĐ trước ngày 15/10/1993 do cơ quan có thẩm quyền cấp trong quá trình thực hiện chính sách đất đai của Nhà nước Việt Nam dân chủ Cộng hòa, Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam và Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam;

(2) Giấy chứng nhận quyền SDĐ tạm thời được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp hoặc có tên trong Sổ đăng ký ruộng đất, Sổ địa chính trước ngày 15/10/1993;

(3) Giấy tờ hợp pháp về thừa kế, tặng cho quyền SDĐ hoặc tài sản gắn liền với đất; giấy tờ giao nhà tình nghĩa, nhà tình thương gắn liền với đất;

(4) Giấy tờ chuyển nhượng quyền SDĐ, mua bán nhà ở gắn liền với đất ở trước ngày 15/10/1993 được UBND cấp xã xác nhận là đã sử dụng trước ngày 15/10/1993;

(5) Giấy tờ thanh lý, hóa giá nhà ở gắn liền với đất ở; giấy tờ mua nhà ở thuộc sở hữu nhà nước theo quy định của pháp luật;

(6) Giấy tờ về quyền SDĐ do cơ quan có thẩm quyền thuộc chế độ cũ cấp cho người SDĐ gồm:

  • Bằng khoán điền thổ.
  • Văn tự đoạn mãi bất động sản (gồm nhà ở và đất ở) có chứng nhận của cơ quan thuộc chế độ cũ.
  • Văn tự mua bán nhà ở, tặng cho nhà ở, đổi nhà ở, thừa kế nhà ở mà gắn liền với đất ở có chứng nhận của cơ quan thuộc chế độ cũ.
  • Bản di chúc hoặc giấy thỏa thuận tương phân di sản về nhà ở được cơ quan thuộc chế độ cũ chứng nhận.
  • Giấy phép cho xây cất nhà ở hoặc giấy phép hợp thức hóa kiến trúc của cơ quan thuộc chế độ cũ cấp.
  • Bản án của cơ quan Tòa án của chế độ cũ đã có hiệu lực thi hành.
  • Các loại giấy tờ khác chứng minh việc tạo lập nhà ở, đất ở nay được UBND cấp tỉnh nơi có đất ở công nhận.

(7) Các loại giấy tờ khác được xác lập trước ngày 15/10/1993 có tên người SDĐ, cụ thể:

  • Sổ mục kê đất, sổ kiến điền lập trước ngày 18/12/1980.
  • Một trong các giấy tờ được lập trong quá trình thực hiện đăng ký ruộng đất theo Chỉ thị 299-TTg ngày 10/11/1980 (được bổ sung tại Khoản 16 Điều 2 Nghị định 01/2017/NĐ-CP).
  • Dự án hoặc danh sách hoặc văn bản về việc di dân đi xây dựng khu kinh tế mới, di dân tái định cư được UBND cấp huyện, cấp tỉnh hoặc cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt.
  • Giấy tờ của nông trường, lâm trường quốc doanh về việc giao đất cho NLĐ trong nông trường, lâm trường để làm nhà ở (nếu có).
  • Giấy tờ có nội dung về quyền sở hữu nhà ở, công trình; về việc xây dựng, sửa chữa nhà ở, công trình được UBND cấp huyện, cấp tỉnh hoặc cơ quan quản lý nhà nước về nhà ở, xây dựng chứng nhận hoặc cho phép.
  • Giấy tờ tạm giao đất của UBND cấp huyện, cấp tỉnh; Đơn đề nghị được SDĐ được UBND cấp xã, hợp tác xã nông nghiệp phê duyệt, chấp thuận trước ngày 01/7/1980 hoặc được UBND cấp huyện, cấp tỉnh phê duyệt, chấp thuận.
  • Giấy tờ của cơ quan nhà nước có thẩm quyền về việc giao đất cho cơ quan, tổ chức để bố trí đất cho cán bộ, công nhân viên tự làm nhà ở hoặc xây dựng nhà ở để phân (cấp) cho cán bộ, công nhân viên bằng vốn không thuộc ngân sách nhà nước hoặc do cán bộ, công nhân viên tự đóng góp xây dựng.
  • Bản sao giấy tờ quy định tại mục (1), (2), (3), (4), (5), (6) và (7) nêu trên (trừ sổ mục kê đất, sổ kiến điền lập trước ngày 18/12/1980) có xác nhận của UBND cấp huyện, cấp tỉnh hoặc cơ quan quản lý chuyên ngành cấp huyện, cấp tỉnh đối với trường hợp bản gốc giấy tờ này đã bị thất lạc và cơ quan nhà nước không còn lưu giữ hồ sơ quản lý việc cấp loại giấy tờ đó.

Ứng dụng của những loại giấy xác lập quyền sử dụng đất

– Căn cứ để cấp Giấy chứng nhận.

– Căn cứ để không phải nộp tiền sử dụng đất khi cấp Giấy chứng nhận.

– Căn cứ xác định loại đất.

– Căn cứ khi xác định diện tích đất ở đối với trường hợp có vườn, ao.

– Căn cứ để xác định thẩm quyền (nơi nộp đơn) khi giải quyết tranh chấp đất đai, cụ thể:

  • Tranh chấp đất đai mà đương sự có Giấy chứng nhận hoặc có một trong các loại giấy tờ quy định tại Điều 100 Luật Đất đai 2013 và tranh chấp về tài sản gắn liền với đất thì do Tòa án nhân dân giải quyết.
  • Tranh chấp đất đai mà đương sự không có Giấy chứng nhận hoặc không có một trong các loại giấy tờ quy định tại Điều 100 Luật Đất đai 2013 thì đương sự chỉ được lựa chọn một trong hai hình thức giải quyết theo quy định sau đây:

+ Nộp đơn yêu cầu giải quyết tranh chấp tại UBND cấp huyện, cấp tỉnh.

Khởi kiện tại Tòa án nhân dân có thẩm quyền theo quy định của pháp luật về tố tụng dân sự

Thông tin liên hệ Luật sư 247

Vấn đề “Những loại giấy xác lập quyền sử dụng đất gồm những gì?” đã được chúng tôi cung cấp qua thông tin bài viết trên. Luật sư luôn có sự hỗ trợ nhiệt tình từ các chuyên viên tư vấn pháp lý, quý khách hàng có vướng mắc hoặc nhu cầu sử dụng dịch vụ pháp lý liên quan như là tư vấn pháp lý về Mức bồi thường thu hồi đất vui lòng liên hệ đến hotline: 0833102102. Hoặc qua các kênh sau:

Chúng tôi sẽ giải quyết các khúc mắc của khách hàng, làm các dịch vụ một cách nhanh chóng, dễ dàng, thuận tiện.

Câu hỏi thường gặp

Lợi ích khi có Giấy chứng nhận là gì?

Lợi ích khi có Giấy chứng nhận:
– Thực hiện quyền chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê lại, thừa kế, tặng cho, thế chấp quyền sử dụng đất; góp vốn bằng quyền sử dụng đất.
– Căn cứ xác nhận ai là người sử dụng đất, chủ sở hữu nhà ở.
– Là căn cứ để bồi thường khi thu hồi đất.
– Là căn cứ để thực hiện giải quyết tranh chấp đất đai.
– Được sử dụng làm căn cứ xác định loại đất.
– Là thành phần hồ sơ đăng ký biến động (hồ sơ sang tên,…).

Lệ phí trước bạ khi cấp Giấy chứng nhận tính như thế nào?

Theo Điều 5 và Điều 6 Nghị định 140/2016/NĐ-CP được sửa đổi, bổ sung bởi khoản 1 Điều 1 Nghị định 20/2019/NĐ-CP, lệ phí trước bạ khi cấp Giấy chứng nhận tính theo công thức sau:
Lệ phí trước bạ = (Giá 1m2 đất tại Bảng giá đất x Diện tích) x 0.5%
– Giá tính lệ phí trước bạ đối với đất là giá đất tại Bảng giá đất do UBND cấp tỉnh ban hành tại thời điểm kê khai lệ phí trước bạ.
– Diện tích đất chịu lệ phí trước bạ là toàn bộ diện tích thửa đất thuộc quyền sử dụng hợp pháp của tổ chức, cá nhân do Chi nhánh Văn phòng đăng ký đất đai xác định và cung cấp cho cơ quan Thuế.

Nơi nộp hồ sơ cấp Giấy chứng nhận lần đầu ở đâu?

Khoản 2 và khoản 3 Điều 60 Nghị định 43/2014/NĐ-CP quy định nơi nộp hồ sơ như sau:
Cách 1: Hộ gia đình, cá nhân nộp hồ sơ tại UBND cấp xã nơi có đất nếu có nhu cầu.
Cách 2: Không nộp tại UBND cấp xã
– Hộ gia đình, cá nhân nộp hồ sơ tại Chi nhánh Văn phòng đăng ký đất đai cấp huyện hoặc nộp tại Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất cấp huyện đối với nơi chưa thành lập Chi nhánh Văn phòng đăng ký đất đai.
– Đối với địa phương đã tổ chức bộ phận một cửa để tiếp nhận và trả kết quả thủ tục hành chính thì nộp tại bộ phận một cửa cấp huyện.

5/5 - (1 bình chọn)
Chuyên mục:
Đất đai

Comments are closed.