Những điều cơ bản cần biết về quyền thừa kế

25/01/2022
Những điều cơ bản cần biết về quyền thừa kế
739
Views

Quyền thừa kế được hiểu là quyền để lại di sản (tài sản thừa kế) của mình cho người khác thông qua hình thức lập di chúc hoặc chia tài sản thừa kế theo pháp luật. Luật sư X sẽ tập trung phân tích và làm rõ chế định pháp lý quan trọng, những điều cơ bản cần biết về quyền thừa kế trong bài viết dưới đây:

Lịch sử hình thành quan hệ thừa kế của loài người?

Thừa kế với ý nghĩa là một phạm trù kinh tế có mầm mống và xuất hiện ngay ttong thỏi kì sơ khai của xã hội loài người. Ở thời kì này, việc thừa kế nhằm di chuyển tài sản của người chết cho những người còn sổng được tiến hành dựa trên quan hệ huyết thống và do những phong tục tập quán riêng của từng bộ lạc, thị tộc quyết định. Nghiên cứu về thừa kế, Ph.Ăngghen viết:

“Theo chế độ mẫu quyền, nghĩa là chừng nào mà huyết tộc chỉ kể về bên mẹ và theo tập tục thừa kế nguyên thủy trong thị tộc mới được thừa kế những người trong thị tộc chết. Tài sản phải để lại trong thị tộc, vì tài sản để lại không có giá trị lớn, nêu lâu nay trong thực tiễn có lẽ người ta vẫn trao tài sản đó cho những bà con thân thích nhất; nghĩa là trao cho những người cùng huyết tộc với người mẹ”.

Quan hệ thừa kế xuất hiện đồng thời với quan hệ sở hữu và phát triển cùng với sự phát triển của xã hội loài người. Bởi lẽ, quan hệ sở hữu là quan hệ giữa người với người về việc chiếm hữu của cải vật chất trong xã hội, trong quá trình sản xuất; lưu thông phân phối của cải vật chất. Sự chiếm hữu vật chất được thể hiện giữa người này với người khác; giữa tập đoàn người này với tập đoàn người khác. Sự chiếm hữu đó là tiền đề đầu tiên làm xuất hiện quan hệ thừa kế.

Trong xã hội cộng sản nguyên thủy, tuy là một nền sản xuất đơn giản với lao động thô sơ, chủ yếu là hái lượm và săn bắn nhưng nền sản xuất đó cũng nằm trong một hình thái kinh tế-xã hội nhất định. Do vậy, quan hệ sở hữu cũng là một yếu tố khách quan xuất hiện ngay từ khi có xã hội loài người và cùng với thừa kế, chúng phát triển cùng với xã hội loài ngưởi.

Những điều cơ bản cần biết về quyền thừa kế

Khái niệm quyền thừa kế?

Theo nghĩa rộng, quyền thừa kế là pháp luật về thừa kế, là tổng hợp các quy phạm pháp luật quy định trình tự dịch chuyển tài sản của người chết cho những người còn sống. Thừa kế là một chế đinh pháp luật dân sự; là tổng hợp các quy phạm pháp luật điều chỉnh việc chuyển dịch tài sản; của người chết cho người khác theo di chúc; hoặc theo một trình tự nhất định đồng thời quy định phạm vi quyền, nghĩa vụ; và phương thức bảo vệ các quyền và nghĩa vụ của người thừa kế.

Quyền thừa kế hiểu theo nghĩa chủ quan là quyền của người để lại di sản; và quyền của người nhận di sản. Quyền chủ quan này phải phù hợp với các quy định của pháp luật nói chung; và pháp luật về thừa kế nói riêng.

Thừa kế với tư cách là một quan hệ pháp luật dân sự trong đó các chủ thể có những quyền và nghĩa vụ nhất định. Trong quan hệ này, người có tài sản, trước khi chết có quyền định đoạt tài sản của mình cho người khác. Những người có quyền nhận di sản cố thể nhận; hoặc không nhận di sản (trừ trường hợp pháp luật có quy định khác).

Đối tượng của thừa kế là các tài sản, quyền tài sản thuộc quyền của người đã chết để lại (trong một số trường hợp người để lại tài sản có thể chỉ để lại hoa lợi, lợi tức phát sinh từ tài sản). Tuy nhiên, một số quyền tài sản gắn liền với nhân thân người đã chết không thể chuyển cho những người thừa kế (tiền cấp dưỡng…); vì pháp luật quy định chỉ người đó mới có quyền được hưởng.

Mối quan hệ giữa quyền thừa kế và quyền sở hữu

Khi xã hội phân chia thành giai cấp, xuất hiện nhà nước, việc chiếm giữ những của cải vật chất trong xã hội được điều chỉnh bằng pháp luật theo hướng có lợi cho giai cấp thống trị xã hội. Vì vậy, quyền sở hữu hiểu theo nghĩa khách quan là tổng hợp các quy phạm pháp luật do nhà nước quy định nhằm điểu chỉnh những quan hệ về sở hữu đối với các lợi ích vật chất trong xã hội.

Những quy phạm pháp luật đó xác nhận; quy định và bảo vệ quyền sở hữu của các sở hữu chủ trong việc chiếm hữu; sử dụng, định đoạt tài sản của mình. Quyền thừa kế là tổng hợp các quy phạm pháp luật do nhà nước ban hành quy định các điều kiện; trình tự dịch chuyển những tài sản của người đã chết cho những người còn sống.

Những điều cơ bản cần biết về quyền thừa kế

Quyền sở hữu và quyền thừa kế đều là những phạm trù pháp lí; song song tồn tại trong cùng một hình thái kinh tế-xã hội nhất định. Giữa chúng có mối liên quan mật thiết và chặt chẽ; từ chỗ pháp luật quy định cho công dân có quyền sở hữu tài sản; và cũng dựa vào đó pháp luật quy định cho họ các quyền năng trong quan hệ thừa kế.

Công dân có quyền để lại thừa kế những tài sản thuộc quyền sở hữu của mình cho người khác; Nhà nước không hạn chế quyền để lại thừa kế; và quyền nhận thừa kế của công dân (trừ trường hợp vi phạm Điều 621 BLDS 2015). Mặt khác, Nhà nước khuyến khích công dân bằng sức lao động của mình; tạo ra nhiều của cải cho xã hội, làm giàu cho gia đình; làm cho đất nước văn minh và phồn vinh.

Như vậy, chúng tôi đã cung cấp những thông tin cần biết về quyền thừa kế như khái niệm; lịch sử quyền thừa kế và mối quan hệ giữa thừa kế và quyền sở hữu.

Có thể bạn sẽ quan tâm:

Thông tin liên hệ

Trên đây là toàn bộ nội dung tư vấn của chúng tôi về vấn đề; “Những điều cơ bản cần biết về quyền thừa kế”. Mọi thắc mắc về thủ tục pháp lý có liên quan, dịch vụ luật sư tư vấn hình sựluật sư tranh tụng, luật sư bào chữa trong vụ án hình sự. Quý khách vui lòng liên hệ Luật Sư X để được hỗ trợ, giải đáp.

Để biết thêm thông tin chi tiết và nhận thêm sự tư vấn, giúp đỡ khi có nhu cầu về các vấn đề liên quan đến giải thể công ty, giải thể công ty tnhh 1 thành viên, tạm dừng công ty, mẫu đơn xin giải thể công ty,  giấy phép bay flycam; xác nhận độc thânđăng ký nhãn hiệu,  …. của luật sư X, hãy liên hệ: 0833102102. Hoặc qua các kênh sau:

Câu hỏi thường gặp

Tại sao lại phải xác nhận bố mẹ của người để lại di sản đã chết?

Điều 651 Bộ luật dân sự (BLDS) 2015 về Người thừa kế theo pháp luật: Những người thừa kế theo pháp luật được quy định theo thứ tự sau đây: Hàng thừa kế thứ nhất gồm: vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ; cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người chết;”
Như vậy, cha đẻ, mẹ đẻ của người để lại di sản; nếu còn sống sẽ chắc chắn được hưởng thừa kế theo pháp luật từ di sản của con họ. Vì vậy, đương nhiên là khi khai nhận thừa kế phải xác định là bố; mẹ của người để lại di sản đã mất hay còn sống

Con riêng có được thừa kế tài sản của bố dượng, mẹ kế?

Được, với điều kiện quy định tại Điều 654 BLDS 2015 về Quan hệ thừa kế giữa con riêng và bố dượng, mẹ kế: Con riêng và bố dượng, mẹ kế nếu có quan hệ chăm sóc, nuôi dưỡng nhau như cha con, mẹ con thì được thừa kế di sản của nhau và còn được thừa kế di sản theo quy định về hàng thừa kế và thừa kế thế vị.”

Di sản thừa kế gồm những gì?

Di sản thừa kế bao gồm: tài sản riêng của người chết; phần tài sản của người chết trong khối tài sản chung với người khác; quyển sử dụng đất là di sản thừa kế theo quy định của pháp luật dân sự và đất đai.
Di sản thừa kế còn bao gồm các quyền và nghĩa vụ tài sản của người chết để lại như: quyền đòi nợ, quyền đòi bồi thường thiệt hại; các quyền nhân thân gắn với tài sản như: quyền tác giả; quyền đối với các đối tượng sở hữu công nghiệp; các khoản nợ, các khoản bồi thường thiệt hại…

5/5 - (1 bình chọn)
Chuyên mục:
Dân sự

Comments are closed.