Xin chào luật sư. Hiện nay tôi thấy đang phổ biến về việc bán lại khoản nợ để người khác đòi. Vậy xin hỏi việc mua bán nợ được hiểu như thế nào? Mua bán nợ có được pháp luật cho phép không? Và những điều cần lưu ý khi bán lại khoản nợ phải đòi là gì? Hợp đồng mua bán nợ gồm những nội dung nào? Mong luật sư giải đáp giúp tôi.
Mua bán nợ tưởng chứng như mới mẻ nhưng hiện nay việc này khá phổ biến có thể do chủ nợ không có khả năng đòi nợ hoặc muốn thanh toán nghĩa vụ nên sẽ chuyển quyền đòi nợ cho người khác. Vậy liệu việc mua bán này có được nhà nước cho phép? Khi chuyển quyền đòi nợ này, người bán cần lưu ý những vấn đề nào về giao kết hợp đồng mua bán giữa các bên? Để tìm hiểu rõ hơn về các quy định này, Luật sư 247 xin giới thiệu bài viết “Những điều cần lưu ý khi bán lại khoản nợ phải đòi”. Mời bạn đọc cùng tham khảo.
Căn cứ pháp lý
Mua bán nợ là gì ?
Nợ là một từ ngữ phổ thông được sử dụng trong các giao dịch hàng ngày đặc biệt là trong các hợp đồng vay.
Nợ được hiểu là nghĩa vụ trả tài sản của bên nợ đối với chủ nợ được thể hiện trong hợp đồng hoặc phát sinh quyền, nghĩa vụ theo quy định của pháp luật.
Mua bán nợ chính là việc bên bán nợ chuyển giao một phần hoặc toàn bộ quyền đòi nợ và các quyền khác liên quan đến khoản nợ cho bên mua nợ và bên mua nợ trả tiền cho bên bán nợ.
Quyền đòi nợ là một loại quyền tài sản theo quy định của Bộ luật Dân sự căn cứ vào Điều 450 Bộ luật này về mua bán quyền tài sản. Quyền đòi nợ tự thân nó là một tài sản và có thể chuyển giao cho người khác. Nên việc mua bán quyền đòi nợ là hoàn toàn được phép nếu đáp ứng các quy định của pháp luật.
Về bản chất, mua bán nợ là giao dịch trong đó một khoản nợ (cùng với các quyền và nghĩa vụ gắn với khoản nợ đó) được chuyển từ chủ thể này sang chủ thể khác. Đối tượng của giao dịch này có thể là bất kỳ khoản nợ nào hình thành trong các giao dịch dân sự, thương mại bình thường (các khoản nợ có tính nhạy cảm, của một nhóm đối tượng đặc thù đã thuộc phạm vi điều chỉnh của các văn bản khác).
Chủ thể của giao dịch mua bán nợ có thể là bất kỳ chủ thể kinh doanh nào (trừ các chủ thể chuyên nghiệp như các tổ chức tín dụng, các công ty chứng khoán…đã được kiểm soát bằng các văn bản pháp luật khác). Dịch vụ mua bán nợ chỉ là dịch vụ hỗ trợ, thúc đẩy các giao dịch mua bán nợ nói trên. Kết quả của giao dịch mua bán nợ không làm thay đổi nghĩa vụ trả nợ hay khoản nợ, mà chỉ thay đổi chủ thể thực hiện nghĩa vụ đó. Như vậy, việc thực hiện giao dịch mua bán nợ cũng như kinh doanh dịch vụ mua bán nợ chỉ liên quan tới các chủ thể tham gia.
Những điều cần lưu ý khi bán lại khoản nợ phải đòi
Theo đó, Điều 115 Bộ luật dân sự quy định về quyền tài sản như sau:
“Quyền tài sản là quyền trị giá được bằng tiền, bao gồm quyền tài sản đối với đối tượng quyền sở hữu trí tuệ, quyền sử dụng đất và các quyền tài sản khác”.
Như vậy, đối với giao dịch mua bán khoản nợ theo đó là giao dịch mua bán quyền tài sản là quyền đòi nợ.
Mua bán nợ mặc dù ngày càng phổ biến, tuy nhiên quyền đòi nợ là một loại quyền tài sản đặc biệt, do vậy các bên cần tìm hiểu và tuân thủ đúng các quy định của pháp luật về việc mua bán quyền này. Đặc biệt một trong các vấn đề đáng quan tâm nhất để đảm bảo quyền lợi của các bên khi giao dịch đó chính là hợp đồng mua bán nợ. Theo đó nội dung và hình thức của hợp đồng phải tuân thủ chặt chẽ các quy định để đảm bảo tính pháp lý cũng như quyền và nghĩa vụ của các bên.
Để tránh phiền phức khi ký hợp đồng mua bán nợ, người bán cần chú ý các quy định về hợp đồng mua, bán nợ như sau:
Chủ thể giao kết hợp đồng mua bán nợ
Chủ thể tham gia giao dịch việc mua bán nợ này là:
– Cá nhân, pháp nhân có đủ năng lực hành vi dân sự
– Bên mua nợ là tổ chức kinh tế thì phải có chức năng mua bán nợ
– Nếu có quan hệ công ty mẹ công ty con thì phải tuân thủ theo quy định tại Điều 196 Luật doanh nghiệp 2020.
Hình thức của hợp đồng mua, bán nợ
Căn cứ quy định mua, bán nợ của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài thì mua, bán nợ là thỏa thuận bằng văn bản về việc chuyển giao quyền đòi nợ đối với khoản nợ phát sinh từ nghiệp vụ cho vay, khoản trả thay trong nghiệp vụ bảo lãnh. Theo đó bên bán nợ chuyển giao quyền sở hữu khoản nợ cho bên mua nợ và nhận tiền thanh toán từ bên mua nợ. Hợp đồng mua, bán nợ phải được ký bởi người đại diện theo pháp luật hoặc người đại diện theo ủy quyền của các bên mua, bán nợ.
Theo quy định này, hợp đồng mua, bán nợ không bắt buộc các bên phải công chứng hoặc chứng thực. Tuy nhiên, nếu xét thấy cần thiết các bên có thể thỏa thuận với nhau về việc công chứng hoặc chứng thực hợp đồng mua, bán nợ. Như vậy, hợp đồng mua, bán nợ phải bắt buộc được lập thành văn bản và không bắt buộc phải công chứng.
Nội dung của hợp đồng mua, bán nợ
Hợp đồng mua bán nợ vẫn cần các thông tin cơ bản mà một hợp đồng giao dịch dân sự cần có. Tuy nhiên, loại hợp đồng này còn cần các thông tin khác mang đậm tính đặc thù của ngành. Những bên không am hiểu dịch vụ mua bán nợ rất dễ làm sai hợp đồng.
Theo đó có thể tham khảo về nội dung hợp đồng mua bán nợ được quy định tại Thông tư 09/2015/TT-NHNN như sau:
– Hợp đồng mua, bán nợ phải có những nội dung chủ yếu sau đây:
a) Thời gian ký kết hợp đồng mua, bán nợ;
b) Tên, địa chỉ của các bên tham gia ký kết hợp đồng mua, bán nợ;
c) Tên, chức danh người đại diện các bên tham gia ký kết hợp đồng mua bán nợ;
d) Tên, địa chỉ của bên nợ và các bên có liên quan (nếu có) tới khoản nợ được mua, bán;
đ) Chi tiết khoản nợ mua, bán: Số tiền vay, thời gian vay, mục đích giá trị ghi sổ của khoản nợ đến thời điểm thực hiện mua, bán nợ
e) Các biện pháp bảo đảm cho nghĩa vụ thanh toán của bên nợ đối khoản nợ được mua, bán (nếu có);
g) Giá bán nợ, phương thức thanh toán, thời hạn thanh toán;
h) Thời điểm, phương thức và thủ tục chuyển giao hồ sơ, chứng từ khoản nợ, bao gồm cả hồ sơ, tài liệu về tài sản bảo đảm của khoản nợ (nếu có); Thời điểm bên mua nợ trở thành người thế quyền, nghĩa vụ đối với khoản nợ của bên bán nợ;
i) Quyền và nghĩa vụ của bên bán nợ, bên mua nợ;
k) Trách nhiệm của các bên do vi phạm hợp đồng
l) Giải quyết tranh chấp phát sinh.
– Ngoài các nội dung quy định trên, các bên có thể thỏa thuận các nội dung khác trong hợp đồng mua, bán nợ không trái với quy định pháp luật có liên quan.
Bên cạnh đó, trong quá trình thực hiện hợp đồng mua, bán nợ, pháp luật cho phép các bên thỏa thuận tiến hành việc sửa đổi, bổ sung hoặc hủy bỏ nội dung của hợp đồng. Tuy nhiên, việc quyết định sửa đổi, bổ sung hoặc hủy bỏ phải dựa trên cơ sở đảm bảo tuân thủ quy định của pháp luật.
Như vậy, việc xác lập hợp đồng mua, bán nợ về cơ bản cũng giống như các giao dịch chuyển quyền tài sản khác. Tuy nhiên, nợ là đối tượng đặc biệt của quyền tài sản, do vậy các bên cần tìm hiểu và tuân thủ đúng các quy định của pháp luật để tránh xảy ra trường hợp không đáng có.
Ngoài ra, cũng cần lựa chọn, giao dịch với các công ty mua bán nợ đã hoạt động lâu năm, có uy tín để tránh những rắc rối về mặt pháp lý có thể xảy ra.
Thực hiện giao dịch mua bán quyền đòi nợ
Việc này sẽ được áp dụng như phương thức chuyển giao quyền yêu cầu theo Điều 365 Bộ luật dân sự, cụ thể:
+ Khi bên có quyền yêu cầu chuyển giao quyền yêu cầu cho người thế quyền thì người thế quyền trở thành bên có quyền yêu cầu. Việc chuyển giao quyền yêu cầu không cần có sự đồng ý của bên có nghĩa vụ.
+ Thực hiện trách nhiệm thông báo cho bên có nghĩa vụ, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.
+ Thực hiện nghĩa vụ cung cấp thông tin và chuyển giao giấy tờ
+ Trách nhiệm sau khi chuyển giao quyền yêu cầu: Người chuyển giao quyền yêu cầu không phải chịu trách nhiệm về khả năng thực hiện nghĩa vụ của bên có nghĩa vụ sau khi chuyển giao quyền yêu cầu, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.
+ Trường hợp bên có nghĩa vụ không được thông báo về việc chuyển giao quyền yêu cầu và người thế quyền không chứng minh về tính xác thực của việc chuyển giao quyền yêu cầu thì bên có nghĩa vụ có quyền từ chối việc thực hiện nghĩa vụ đối với người thế quyền.
Thông tin liên hệ
Trên đây là tư vấn về “Những điều cần lưu ý khi bán lại khoản nợ phải đòi”. Mong rằng các kiến thức trên có thể giúp ích cho bạn trong cuộc sồng hằng ngày. Hãy theo dõi chúng tôi để biết thêm nhiều kiến thức bổ ích. Và nếu quý khách có thắc mắc về cách nộp quyết toán thuế tncn online hoặc muốn tham khảo mẫu quyết định phát hành hóa đơn điện tử cũng như các vấn đề pháp lý khác của chúng tôi, mời quý khách hàng liên hệ đến hotline để được tiếp nhận.
Liên hệ hotline: 0833102102. Hoặc bạn có thể tham khảo thêm các kênh sau:
- FB: www.facebook.com/luatsux
- Tiktok: https://www.tiktok.com/@luatsux
- Youtube: https://www.youtube.com/Luatsux
Mời bạn xem thêm
- Hành vi tẩu tán tài sản để trốn nợ bị xử phạt thế nào?
- Đăng ký biện pháp bảo đảm bằng quyền tài sản
- Đơn tố cáo tẩu tán tài sản mới năm 2022
Câu hỏi thường gặp
Pháp luật quy định cá nhân có thể ủy quyền cho người khác thay mặt mình để tham gia các giao dịch dân sự sao cho đảm bảo được những điều kiện theo quy định. Như vậy bạn có thể ỉu quyền cho người khác thay mặt bạn tuy nhiên việc này phải đảm bảo rằng người đại diện cho bạn đòi nợ không phải là người đại diện cho người nợ hoặc có quan hệ liên quan với người nợ.
Bên mua nợ có các quyền sau đây:
a) Yêu cầu bên bán nợ cung cấp thông tin về khoản nợ được mua, bán (bao gồm cả thông tin liên quan đến hình thành, quản lý khoản nợ);
b) Kế thừa đầy đủ các quyền của bên bán nợ đối với khoản nợ theo thỏa thuận, phù hợp với quy định của pháp luật;
c) Yêu cầu bên bán nợ chuyển giao hồ sơ và hoàn tất các thủ tục để chuyển giao đầy đủ các quyền, nghĩa vụ của bên bán nợ, phù hợp với thỏa thuận của các bên tại hợp đồng mua, bán nợ và quy định pháp luật;
d) Yêu cầu bên bán nợ thực hiện đúng, đầy đủ các nghĩa vụ cam kết theo thỏa thuận;
đ) Các quyền khác theo thỏa thuận và quy định của pháp luật.
Theo Khoản 2 Điều 450 Bộ luật dân sự 2015 quy định:
Điều 450. Mua bán quyền tài sản
“1. Trường hợp mua bán quyền tài sản thì bên bán phải chuyển giấy tờ và làm thủ tục chuyển quyền sở hữu cho bên mua, bên mua phải trả tiền cho bên bán.
2. Trường hợp quyền tài sản là quyền đòi nợ và bên bán cam kết bảo đảm khả năng thanh toán của người mắc nợ thì bên bán phải liên đới chịu trách nhiệm thanh toán, nếu khi đến hạn mà người mắc nợ không trả.”
Theo đó chỉ khi bên bán cam kết bảo đảm khả năng thanh toán của người mắc nợ thì bên bán phải liên đới chịu trách nhiệm thanh toán, nếu khi đến hạn mà người mắc nợ không trả. Còn nếu không có thỏa thuận gì thì nếu bên nợ không trả, bên bán cũng không có nghĩa vụ phải trả.