Đơn tố cáo tẩu tán tài sản mới năm 2022

25/08/2022
Đơn tố cáo tẩu tán tài sản
422
Views

Dạ thưa Luật sư, tôi có cho vợ chồng ông Khanh cho vay số tiền là 1 tỷ đồng và đến kỳ thanh toán nợ cho tôi, tôi mới được biết trước đó vợ chồng ông Khanh có mảnh đất và đã chuyển nhượng sang tên cho con trai của họ. Giờ vợ chồng ông Khanh bảo với tôi giờ không thể thanh toán tiền nợ được. Xin hỏi Luật sư hành vi của vợ chồng ông Khanh có được xem là hành vi tẩu tán tài sản không ạ? Tôi nên làm gì để bảo vệ quyền lợi cho tôi?

Chào bạn! Cảm ơn bạn đã tin tưởng dịch vụ tư vấn pháp luật và gửi câu hỏi về Luật sư 247. Trường hợp của bạn sẽ được chúng tôi giải đáp thông qua bài viết dưới đây nhằm giúp bạn hiểu rõ hơn về quy định pháp luật đối với hành vi tẩu tán tài sản cũng như hướng dẫn bạn viết Đơn tố cáo tẩu tán tài sản. Mời bạn đón đọc ngay nhé!

Căn cứ pháp lý

Tẩu tán tài sản là gì?

–   Tẩu tán tài sản là hành vi xác lập các giao dịch giả tạo nhằm trốn tránh việc thực hiện nghĩa vụ đối với người thứ ba. Theo đó, các giao dịch thường được lập để nhằm mục đích tẩu tán tài sản đó là giao dịch về mua bán, tặng cho, chuyển nhượng.

–   Tuy nhiên, trên thực tế hành vi tẩu tán tài sản rất khó để chứng minh bởi vì cần xác định được được các giao dịch là  của bên muốn trốn tránh nghĩa vụ là giả tạo. Thực tế, các bên tham gia xác lập giao dịch giả tạo sẽ không dễ dàng để cho người khác có được chứng cứ để xác định giao dịch trên thực tế của họ là không hợp pháp. Hơn nữa, việc chuyển giao này thông qua hình thức “hợp đồng dân sự” mà hợp đồng dân sự dựa trên nguyên tắc theo sự thỏa thuận của các bên, bởi vì là sự thỏa thuận giữa các bên trong việc tham gia giao dịch thì những người không tham gia vào giao dịch dân sự này rất có thể thu thập được  được tài liệu, chứng cứ để chứng minh được sự giao dịch này trên thực tế có giả tạo hay không. Nếu chúng ta không có đủ tài liệu, chứng cứ chứng minh thì cho dù có Tòa án thụ lí giải quyết yêu cầu đi nhưng thực tế thì tỉ lệ thắng kiện trọng vụ việc này sẽ không cao.

Hành vi tẩu tán tài sản sẽ bị xử lý như thế nào?

–   Theo đó, một khi chúng ta có các  tài liệu, chứng cứ mà chứng minh được hành vi tẩu tán tài sản nhằm trốn tránh  thực hiện nghĩa vụ thì chúng ta có thể khởi kiện ra Tòa án để yêu cầu Tòa tuyên giao dịch dân sự trên vô hiệu do giả tạo. Vấn đề này được quy định tại khoản 2 Điều 124 Bộ Luật Dân sự 2015: “Trường hợp xác lập giao dịch dân sự giả tạo nhằm trốn tránh nghĩa vụ với người thứ ba thì giao dịch dân sự đó vô hiệu.”

–   Ngoài ra, đối với Khoản 2 Điều 75 Luật Thi hành án Dân sự cũng có các quy định liên quan về vấn đề này như sau: 

2. Trường hợp có căn cứ xác định giao dịch liên quan đến tài sản thi hành án nhằm trốn tránh nghĩa vụ thi hành án thì Chấp hành viên thông báo cho người được thi hành án để yêu cầu Tòa án tuyên bố giao dịch đó vô hiệu hoặc yêu cầu cơ quan có thẩm quyền hủy giấy tờ liên quan đến giao dịch đó.

Hết thời hạn 15 ngày, kể từ ngày được thông báo mà người được thi hành án không yêu cầu thì Chấp hành viên yêu cầu Tòa án tuyên bố giao dịch đó vô hiệu hoặc yêu cầu cơ quan có thẩm quyền hủy giấy tờ liên quan đến giao dịch đó.”

–  Trong trường hợp giao dịch dân sự nhằm tẩu tán tài sản bị Tòa án tuyên là vô hiệu sẽ phát sinh những hậu quả pháp lí được quy định tại Điều 131 Bộ Luật Dân sự 2015 như sau:

+ Giao dịch dân sự vô hiệu không làm phát sinh, thay đổi, chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự của các bên kể từ thời điểm giao dịch được xác lập.

+ Khi giao dịch dân sự vô hiệu thì các bên khôi phục lại tình trạng ban đầu, hoàn trả cho nhau những gì đã nhận.

+ Bên có lỗi gây thiệt hại thì phải bồi thường

Như vậy, căn cứ vào quy định trên trong trường hợp giao dịch tẩu tán tài sản bị Tòa án tuyên vô hiệu thì các bên trong giao dịch này sẽ  không phát sinh quyền và nghĩa vụ dân sự kể từ thời điểm được xác lập, bên cạnh đó các bên còn có nghĩa vụ khôi phục lại tình trạng ban đầu trước thời điểm có giao dịch diễn ra và hoàn trả cho nhau những gì đã nhận.

Đơn tố cáo tẩu tán tài sản
Đơn tố cáo tẩu tán tài sản

Tải về đơn tố cáo tẩu tán tài sản

Loader Loading…
EAD Logo Taking too long?

Reload Reload document
| Open Open in new tab

Download [162.00 B]

Hướng dẫn viết Đơn tố cáo tẩu tán tài sản

  • Về phần thông tin chung: Ghi chính xác thông tin của người yêu cầu, thông tin tài sản cần áp dụng biện pháp ngăn chặn.
  • Về nội dung vụ việc:

– Tóm tắt nội dung tranh chấp hoặc hành vi xâm phạm quyền và lợi ích hợp pháp của mình;

– Lý do cần phải áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời.

  • Về nội dung yêu cầu: Biện pháp khẩn cấp tạm thời cần được áp dụng và các yêu cầu cụ thể.

– Ngoài ra, tùy theo yêu cầu áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời mà người yêu cầu phải cung cấp cho Tòa án chứng cứ để chứng minh cho sự cần thiết phải áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời đó.

Mời bạn xem thêm bài viết

Thông tin liên hệ

Trên đây là nội dung tư vấn của Luật sư 247 về vấn đề Đơn tố cáo tẩu tán tài sản“. Chúng tôi hi vọng rằng bài viết có giúp ích được cho bạn.

Để biết thêm thông tin chi tiết và nhận thêm sự tư vấn, giúp đỡ của Luật sư 247 về đăng ký bảo hộ thương hiệu độc quyền, đơn đăng ký bảo hộ nhãn hiệu, thay đổi họ tên cha trong giấy khai sinh,mua giấy chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm, dịch vụ đăng ký bảo hộ nhãn hiệu; đơn xác nhận độc thân mới nhất, thành lập công ty hợp danh, đăng ký mã số thuế cá nhân, giấy phép bay flycam,… Hãy liên hệ qua số điện thoại: 0833.102.102

Câu hỏi thường gặp

Hành vi chiếm hữu tài sản khác gì với tẩu tán tài sản?

Khoản 1 Điều 179 Bộ luật dân sự 2015 có quy định về khái niệm chiếm hữu như sau: “Chiếm hữu là việc chủ thể nắm giữ, chi phối tài sản một cách trực tiếp hoặc gián tiếp như chủ thể có quyền đối với tài sản.”
Như vậy, việc chiếm hữu là hành vi của bất cứ chủ thể nào. Do ghi nhận chiếm hữu là một tình trạng nắm giữ thực tế đối với tài sản nên bất cứ chủ thể nào cũng có thể là người có quyền chiếm hữu đối với tài sản.
Hành vi chiếm hữu bao gồm việc nắm giữ, chi phối tài sản một cách trực tiếp và gián tiếp. Hành vi chiếm hữu gián tiếp đó là chủ thể xác lập hợp đồng gửi giữ hay ủy quyền quản lý tài sản đối với người khác. Do đó, chủ thể có thể trực tiếp nắm giữ tài sản dưới một trạng thái vật chất cụ thể, hoặc chiếm hữu gián tiếp thông qua áp dụng các biện pháp quản lý về mặt pháp lý đối với tài sản như: Giao cho người khác chiếm hữu thông qua các quan hệ thuê trông giữ hay ủy quyền quản lý tài sản.
Về mặt ý chí, người chiếm hữu coi mình là người có quyền đối với tài sản. Hành vi chiếm hữu chỉ được pháp luật ghi nhận và bảo vệ khi chủ thể chiếm hữu có những xử sự giống như họ là chủ sở hữu hay có quyền chiếm hữu hợp pháp đối với tài sản. Do đó, những người có hành vi nắm giữ tài sản một cách lén lút, giấu diêm như cất giấu, che đậy tài sản để tránh sự phát hiện của những người xung quanh của những người đi trộm cắp, lừa đảo tài sản thì không được pháp luật bảo vệ.

Nếu chứng minh được có cán bộ, công chức của cơ quan chức năng tiếp tay cho hành vi tẩu tán tài sản thì những người này bị xử lý như thế nào? 

Trong trường hợp chứng minh được cán bộ, công chức, người  có trách nhiệm mà tiếp tay cho các hành vi cho các hành vi tẩu tán tài sản thì tùy theo tính chất và mức độ  hành vi có thể bị xử lý trách nhiệm hình sự đối với các hành vi trên có thể là tội thiếu trách nhiêm gây hậu quả nghiêm trong (điều 360 Bộ luật Hình sự) hoặc nếu  chứng minh được trục lợi trong việc tiếp tay cho hành vi tẩu tán tài sản thì có thể bị xử lý theo quy định về tội lợi dụng ảnh hưởng đối với người có chức vụ, quyền hạn để trục lợi (Điều 366 Bộ luật Hình sự)

5/5 - (1 bình chọn)
Chuyên mục:
Dân sự

Comments are closed.