Lý lịch tư pháp là giấy tờ cần thiết phải có trong nhiều loại hồ sơ mà công dân thường sử dụng. Trong nhiều trường hợp, muốn đi làm lý lịch tư pháp nhưng không thể đi làm được thì có thể nhờ người thân đi làm được không? Pháp luật quy định như thế nào về việc nhờ người thân đi làm lý lịch tư pháp hộ?
Đối tượng được cấp lý lịch tư pháp
Theo quy định tại Điều 7, Luật lý lịch tư pháp năm 2009, Lý lịch tư pháp Việt Nam được cấp cho các đối tượng sau:
- Công dân Việt Nam, người nước ngoài đã hoặc đang cư trú tại Việt Nam có quyền yêu cầu cấp Phiếu lý lịch tư pháp của mình.
- Cơ quan tiến hành tố tụng có quyền yêu cầu cấp Phiếu lý lịch tư pháp để phục vụ công tác điều tra, truy tố, xét xử.
- Cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị – xã hội có quyền yêu cầu cấp Phiếu lý lịch tư pháp để phục vụ công tác quản lý nhân sự, hoạt động đăng ký kinh doanh, thành lập, quản lý doanh nghiệp, hợp tác xã.
Điều kiện được cấp lý lịch tư pháp ở Việt Nam
Theo quy định của Luật Lý lịch tư pháp 2009, công dân Việt Nam và người nước ngoài cư trú tại Việt Nam có nhu cầu xác minh về cá nhân có hay không có án tích, có bị cấm hay không bị cấm đảm nhiệm chức vụ, thành lập, quản lý doanh nghiệp, hợp tác xã trong trường hợp doanh nghiệp, hợp tác xã bị Tòa án tuyên bố phá sản và thực hiện đúng các thủ tục theo quy định của pháp luật đều được cấp lý lịch tư pháp Việt Nam.
Trường hợp nào được nhờ người thân làm lý lịch tư pháp?
Theo quy định tại Điều 45 Luật Lý lịch tư pháp năm 2009, cá nhân có thể uỷ quyền cho người khác làm thủ tục yêu cầu cấp Phiếu lý lịch tư pháp số 1. Việc uỷ quyền phải được lập thành văn bản theo quy định của pháp luật; trường hợp người yêu cầu cấp Phiếu lý lịch tư pháp là cha, mẹ, vợ, chồng, con của người được cấp Phiếu lý lịch tư pháp thì không cần văn bản ủy quyền.
Tuy nhiên, với Phiếu lý lịch tư pháp số 2 thì pháp luật có quy định khác. Khoản 2 Điều 46 Luật Lý lịch tư pháp quy định rất rõ: “Trường hợp cá nhân yêu cầu cấp Phiếu lý lịch tư pháp số 2 thì không được ủy quyền cho người khác làm thủ tục cấp Phiếu lý lịch tư pháp”.
Như vậy, hiện nay, pháp luật chỉ cho phép nhờ người thân làm Phiếu lý lịch tư pháp số 1.
Nhờ người thân làm lý lịch tư pháp
Trường hợp người thân là cha, mẹ, vợ, chồng, con của người được cấp Phiếu lý lịch tư pháp, khi tiến hành làm thủ tục lý lịch tư pháp hộ thì phải xuất trình giấy tờ chứng minh quan hệ cha, mẹ, vợ, chồng, con như: giấy đăng ký kết hôn, giấy khai sinh hoặc sổ hộ khẩu…
Trường hợp người làm hộ lý lịch tư pháp là người thân khác (họ hàng, người quen…) thì bắt buộc có văn bản ủy quyền làm thủ tục yêu cầu cấp Phiếu lý lịch tư pháp có công chứng.
- Như vậy, khi tiến hành thủ tục làm lý lịch tư pháp số 1 thay người khác, cần chuẩn bị các giấy tờ sau:
- Tờ khai yêu cầu cấp Phiếu lý lịch tư pháp;
- Bản chụp giấy chứng minh nhân dân hoặc hộ chiếu của người được cấp Phiếu lý lịch tư pháp;
- Bản chụp sổ hộ khẩu hoặc giấy chứng nhận thường trú hoặc tạm trú của người được cấp Phiếu lý lịch tư pháp;
- Văn bản ủy quyền hoặc giấy tờ chứng minh quan hệ cha, mẹ, vợ, chồng, con;
- Xuất trình giấy tờ tùy thân của người đi làm lý lịch tư pháp.
Hồ sơ được nộp tại Sở Tư pháp nơi người xin cấp Phiếu lý lịch tư pháp thường trú; trường hợp không có nơi thường trú thì nộp tại Sở Tư pháp nơi tạm trú; trường hợp cư trú ở nước ngoài thì nộp tại Sở Tư pháp nơi cư trú trước khi xuất cảnh.
Sau khi nộp hồ sơ đúng và đầy đủ, cần đóng phí cấp Phiếu lý lịch tư pháp (200.000 đồng/lần/người; học sinh, sinh viên, người có công với cách mạng, thân nhân liệt sỹ là 100.000/lần/người; trẻ em, người cao tuổi, người khuyết tật, người thuộc hộ nghèo được miễn phí).
Công chức nhận hồ sơ sẽ cấp giấy hẹn lấy Phiếu lý lịch tư pháp. Người dân đến nhận Phiếu lý lịch tư pháp theo thời gian ghi trong giấy hẹn.
Ngoài ra, người dân cũng có thể tiến hành làm lý lịch tư pháp online hoặc làm lý lịch tư pháp qua bưu điện.
Ủy quyền cho người thân làm lý lịch tư pháp bằng cách nào?
Theo quy định của pháp luật hiện hành, có hai thủ tục ủy quyền cho người thân làm lý lịch tư pháp như sau:
-Trường hợp người thân là cha, mẹ, vợ, chồng, con của người được cấp Phiếu lý lịch tư pháp, khi tiến hành làm thủ tục lý lịch tư pháp hộ thì phải xuất trình giấy tờ chứng minh quan hệ cha, mẹ, vợ, chồng, con như: giấy đăng ký kết hôn, giấy khai sinh hoặc sổ hộ khẩu,…
-Trường hợp người làm hộ lý lịch tư pháp là người thân khác (cô, dì, chú, bác…; người quen…) thì bắt buộc có văn bản ủy quyền làm thủ tục yêu cầu cấp Phiếu lý lịch tư pháp.
Ngoài ra, theo quy định của pháp luật về công chứng, chứng thực và lý lịch tư pháp, văn bản ủy quyền nhờ người thân làm Phiếu lý lịch tư pháp số 1 cần lập thành văn bản và có công chứng, chứng thực.
Giấy tờ cần có khi nhờ người thân làm lý lịch tư pháp
Để yêu cầu cấp phiếu lý lịch tư pháp, cần chuẩn bị những giấy tờ sau:
- Tờ khai yêu cầu cấp giấy lý lịch tư pháp (Mẫu số 03/2013/TT-LLTP nếu tự xin hoặc Mẫu 04/2013/TT-LLTP nếu ủy quyền xin)
- Bản sao chứng minh thư hoặc hộ chiếu
- Bản sao sổ hộ khẩu hoặc giấy chứng nhận thường trú/tạm trú
- Mẫu giấy ủy quyền làm lý lịch tư pháp có chứng nhận của Ủy ban nhân dân phường/xã nếu là công dân Việt Nam đang sinh sống trong nước hoặc cơ quan ngoại giao, lãnh sự của Việt Nam tại nước ngoài nếu là công dân Việt Nam cư trú ở nước ngoài (trừ trường hợp người yêu cầu cấp Phiếu lý lịch tư pháp là cha, mẹ, vợ, chồng, con của người được cấp Phiếu lý lịch tư pháp) và bản sao chứng minh thư của người được ủy quyền, trong trường hợp cá nhân uỷ quyền cho người khác làm thủ tục yêu cầu cấp Phiếu lý lịch tư pháp số 1. Đối với phiếu lý lịch tư pháp số 2, cá nhân không được ủy quyền cho người khác làm thủ tục.
Nhờ người thân lấy hộ lý lịch tư pháp được không?
– Theo quy định tại khoản 3 Điều 45 Luật lý lịch tư pháp 2009 , cá nhân có thể uỷ quyền cho người khác làm thủ tục yêu cầu cấp Phiếu lý lịch tư pháp số 1. Việc uỷ quyền phải được lập thành văn bản theo quy định của pháp luật; trường hợp người yêu cầu cấp Phiếu lý lịch tư pháp là cha, mẹ, vợ, chồng, con của người được cấp Phiếu lý lịch tư pháp thì không cần văn bản ủy quyền.
– Khoản 2 Điều 46 của Luật này quy định trường hợp cá nhân yêu cầu cấp Phiếu lý lịch tư pháp số 2 thì không được ủy quyền cho người khác làm thủ tục cấp Phiếu lý lịch tư pháp.
Căn cứ theo quy định trên , trường hợp cá nhân yêu cầu cấp Phiếu lý lịch tư pháp số 1 thì có thể làm thủ tục ủy quyền cho người khác đến Cơ quan cấp phiếu để lấy Phiếu lý lịch tư pháp hoặc nhờ cha, mẹ, vợ, chồng, con lấy hộ.
– Khi đến lấy Phiếu lý lịch tư pháp người được ủy quyền xuất trình Phiếu hẹn, giấy ủy quyền và chứng minh thư nhân dân hoặc hộ chiếu hoặc thẻ căn cước công dân.
– Nếu người đến lấy Phiếu lý lịch tư pháp là cha, mẹ, vợ, chồng, con của bạn thì thay giấy ủy quyền bằng giấy tờ chứng minh mối quan hệ cha, mẹ, vợ, chồng, con (giấy khai sinh của bạn nếu người đến lấy Phiếu lý lịch tư pháp là cha mẹ bạn, giấy đăng ký kết hôn nếu người đến lấy Phiếu lý lịch tư pháp là vợ, chồng bạn, giấy khai sinh của con bạn nếu người đến lấy Phiếu lý lịch tư pháp là con bạn).
– Trong trường hợp cá nhân yêu cầu cấp Phiếu lý lịch tư pháp số 2 thì chỉ mình cá nhân mới được lấy Phiếu lý lịch tư pháp. Vì vậy, bạn có thể đến lấy phiếu lý lịch tư pháp số 2 sau khi về hoặc yêu cầu Sở Tư pháp hay Trung tâm lý lịch tư pháp quốc gia gửi Phiếu lý lịch tư pháp về địa chỉ mà cá nhân có thể nhận phiếu.
Liên hệ
Trên đây là toàn bộ nội dung tư vấn của luatsu247.net liên quan đến việc Nhờ người thân làm lý lịch tư pháp. Quý khách hàng có nhu cầu muốn tìm hiểu thêm về mẫu đơn xin cấp lại hộ chiếu bị mất, đất đai,quyết định tạm ngừng kinh doanh, bảo hiểm xã hội,…Vui lòng liên hệ với chúng tôi qua hotline: 0833.102.102 để được nhận tư vấn.
Mời bạn xem thêm
- Sổ hộ khẩu có phải giấy tờ tùy thân không?
- Các giấy tờ cần hợp pháp hóa lãnh sự theo quy định
- Ly hôn đơn phương cần những giấy tờ gì?
Câu hỏi thường gặp
Điều 48 Luật Lý lịch tư pháp năm 2009 quy định rõ về thời gian cấp lý lịch tư pháp như sau:
– Thời hạn cấp Phiếu lý lịch tư pháp không quá 10 ngày, kể từ ngày nhận được yêu cầu hợp lệ.
– Thời hạn cấp phiếu lý lịch tư pháp không quá 15 ngày nếu người được cấp là:
+Công dân Việt Nam đã cư trú ở nhiều nơi hoặc có thời gian cư trú ở nước ngoài,
+Người nước ngoài;
+Người nước ngoài đã cư trú ở nhiều tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương kể từ khi đủ 14 tuổi trở lên;
– Trường hợp khẩn cấp quy định tại khoản 1 Điều 46 của Luật này thì thời hạn không quá 24 giờ, kể từ thời điểm nhận được yêu cầu.
Những đối tượng được miễn nộp lệ phí cấp phiếu lý tư pháp bao gồm:
– Trẻ em được quy định trong Luật bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em và trẻ dưới 16 tuổi.
– Người cao tuổi theo Luật người cao tuổi (số 39/2009/QH12) và là công dân Việt Nam từ đủ 60 tuổi trở lên.
– Người khuyết tật theo quy định Luật Người khuyết tật số 51/2010/QH12. Trong đó, người khuyết tật Là người bị khiếm khuyết một hoặc nhiều bộ phận cơ thể hoặc bị suy giảm chức năng được biểu hiện dưới dạng tật khiến gặp khó khăn trong lao động, sinh hoạt, học tập.
– Người thuộc hộ nghèo theo quy định tại quyết định số 59/2015/QĐ-TTg của Thủ tướng chính phủ.
– Người cư trú tại các xã đặc biệt khó khăn, đồng bào dân tộc thiểu số ở các xã biên giới, xã đặc biệt khó khăn, xã an toàn khu theo quy định của Pháp Luật Việt Nam.