Giữ vững an ninh quốc gia là một trong những nhiệm vụ quan trọng bảo đảm sự ổn định và phát triển mạnh mẽ về mọi mặt của xã hội. Bảo vệ an ninh quốc gia là đấu tranh phòng ngừa, phát hiện, ngăn chặn các hoạt động xâm phạm an ninh quốc gia. Mỗi người dân cần nhận thức đúng, đầy đủ về bảo vệ an ninh quốc gia để thực hiện nhiệm vụ, trách nhiệm của mình, tích cực tham gia giữ gìn an ninh quốc gia và trật tự, an toàn xã hội. Nhiệm vụ của bảo vệ an ninh quốc gia là những nhiệm vụ nào? Hãy cùng Luật sư X tìm hiểu nhé
Căn cứ pháp lý
Nội dung tư vấn
Nhiệm vụ của bảo vệ an ninh quốc gia là
Khoản 1 Điều 3 Luật an ninh quốc gia 2004
An ninh quốc gia là sự ổn định, phát triển bền vững của chế độ xã hội chủ nghĩa và Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam, sự bất khả xâm phạm độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc
Hoạt động xâm phạm an ninh quốc gia là những hành vi xâm phạm chế độ chính trị, chế độ kinh tế, nền văn hoá, an ninh, quốc phòng, đối ngoại, độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
Mục tiêu quan trọng về an ninh quốc gia là những đối tượng, địa điểm, công trình, cơ sở về chính trị, an ninh, quốc phòng, kinh tế, khoa học – kĩ thuật, văn hoá, xã hội thuộc danh mục cần được bảo vệ theo quy định của pháp luật. Bảo vệ an ninh quốc gia là sự nghiệp của toàn dân. Cơ quan, tổ chức, công dân có trách nhiệm, nghĩa vụ bảo vệ an ninh quốc gia theo quy định của pháp luật.
Một trong những nhiệm vụ bảo vệ an ninh quốc gia là gì?
Nhiệm vụ bảo vệ an ninh quốc gia đó là
- Bảo vệ chế độ chính trị và Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam; bảo vệ độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc.
- Bảo vệ an ninh về tư tưởng và văn hoá, khối đại đoàn kết toàn dân tộc; quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân.
- Bảo vệ an ninh trong các lĩnh vực kinh tế, quốc phòng; đối ngoại và các lợi ích khác của quốc gia.
- Bảo vệ bí mật nhà nước và các mục tiêu quan trọng về an ninh quốc gia.
- Phòng ngừa, phát hiện, ngăn chặn, đấu tranh làm thất bại và loại trừ các hoạt động xâm phạm an ninh quốc gia, nguy cơ đe doạ an ninh quốc gia.
Nhiệm vụ của cơ quan chuyên trách bảo vệ an ninh quốc gia
Nhiệm vụ chung
Cơ quan chuyên trách bảo vệ an ninh quốc gia thực hiện nhiệm vụ quy định như đã trình bày ở trên
Các nhiệm vụ cụ thể của cơ quan chuyên trách bảo vệ an ninh quốc gia
- Tổ chức thu thập thông tin, phân tích, đánh giá, dự báo tình hình; và đề xuất các chủ trương, giải pháp, phương án bảo vệ an ninh quốc gia;
- Hướng dẫn, kiểm tra cơ quan, tổ chức và công dân thực hiện quyền, nghĩa vụ; trách nhiệm bảo vệ an ninh quốc gia, bảo vệ bí mật nhà nước; xây dựng cơ quan, đơn vị an toàn, xây dựng phong trào bảo vệ an ninh Tổ quốc;
- Tổ chức, chỉ đạo công tác phòng ngừa, phát hiện, ngăn chặn; đấu tranh với các hoạt động xâm phạm an ninh quốc gia;
- Nghiên cứu, ứng dụng khoa học và công nghệ vào công tác bảo vệ an ninh quốc gia;
- Thực hiện hợp tác với các nước, các tổ chức quốc tế theo điều ước quốc tế; mà Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam ký kết hoặc gia nhập trong phòng, chống hoạt động xâm phạm an ninh quốc gia.
Thông tin liên hệ Luật sư 247
Trên đây, là nội dung tư vấn của Luật sư 247 về chủ đề: “Nhiệm vụ của bảo vệ an ninh quốc gia là“. Chúng tôi hi vọng rằng bài viết có giúp ích được cho bạn.
Luật sư 247 là đơn vị Luật uy tín; chuyên nghiệp, được nhiều cá nhân, tổ chức tin tưởng lựa chọn. Để biết thêm nhiều thông tin chi tiết và nhận thêm sự tư vấn, giúp đỡ khi có nhu cầu về các vấn đề khác như: đăng ký bảo hộ thương hiệu, giải thể công ty, thành lập công ty, tra cứu quy hoạch xây dựng, mã số thuế cá nhân…của luật sư X, hãy liên hệ 0833102102.
- Facebook: www.facebook.com/luatsux
- Tiktok: https://www.tiktok.com/@luatsux
- Youtube: https://www.youtube.com/Luatsux
Mời bạn xem thêm bài viết
- Các nguyên tắc trong hoạt động bảo vệ an ninh quốc gia
- Dịch vụ bảo hộ quyền tác giả nhanh chóng giá rẻ 2022
- Mất đăng ký xe máy làm lại mất bao nhiêu tiền?
Câu hỏi thường gặp
1. Tuân thủ Hiến pháp, pháp luật, bảo đảm lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân.
2. Đặt dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam, sự quản lý thống nhất của Nhà nước; huy động sức mạnh tổng hợp của hệ thống chính trị và toàn dân tộc, lực lượng chuyên trách bảo vệ an ninh quốc gia làm nòng cốt.
3. Kết hợp chặt chẽ giữa nhiệm vụ bảo vệ an ninh quốc gia với nhiệm vụ xây dựng, phát triển kinh tế, văn hoá, xã hội; phối hợp có hiệu quả hoạt động an ninh, quốc phòng và đối ngoại.
4. Chủ động phòng ngừa, chủ động đấu tranh làm thất bại mọi âm mưu và hoạt động xâm phạm an ninh quốc gia.
Các tội phạm xâm phạm an ninh quốc gia được quy định tại Chướng XIII; bao gồm các tội từ Điều 108 đến Điều 121 Bộ luật hình sự năm 2015 sửa đổi, bổ sung năm 2017. Ví dụ như:
Tội phản bội Tổ quốc; Tội hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân; Tội gián điệp; Tội xâm phạm an ninh lãnh thổ; Tội bạo loạn; Tội phá rối an ninh…