Nhân viên thử việc có được nghỉ cưới hưởng nguyên lương không?

22/09/2022
Nhân viên thử việc có được nghỉ cưới hưởng nguyên lương không
581
Views

Trước khi trở thành nhân viên chính thức, nhân viên thông thường phải trải qua quá trình thử việc tại công ty. Vậy theo quy định, Nhân viên thử việc có được nghỉ cưới hưởng nguyên lương không? Công ty không cho nhân viên thử việc nghỉ cưới hưởng nguyên lương năm có bị xử phạt không? Bài viết sau đây của Luật sư 247 sẽ giúp quý bạn đọc giải đáp thắc mắc về những vấn đề này, mời bạn cùng theo dõi nhé.

Căn cứ pháp lý

Người lao động được nghỉ cưới hưởng nguyên lương bao nhiêu ngày?

Căn cứ theo điểm a khoản 1 Điều 115 Bộ Luật lao động 2019 quy định về nghỉ việc riêng, nghỉ không hưởng lương như sau:

“1. Người lao động được nghỉ việc riêng mà vẫn hưởng nguyên lương và phải thông báo với người sử dụng lao động trong trường hợp sau đây:

a) Kết hôn: nghỉ 03 ngày;

b) Con đẻ, con nuôi kết hôn: nghỉ 01 ngày;

c) Cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi; cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi của vợ hoặc chồng; vợ hoặc chồng; con đẻ, con nuôi chết: nghỉ 03 ngày.

2. Người lao động được nghỉ không hưởng lương 01 ngày và phải thông báo với người sử dụng lao động khi ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, anh, chị, em ruột chết; cha hoặc mẹ kết hôn; anh, chị, em ruột kết hôn.

3. Ngoài quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này, người lao động có thể thỏa thuận với người sử dụng lao động để nghỉ không hưởng lương.”

Như vậy, theo quy định nêu trên, người lao động được nghỉ cưới hưởng nguyên lương 03 ngày. Người lao động khi nghỉ vì lý do kết hôn thì không cần phải có sự đồng ý của người sử dụng lao động. Còn các lý do khác thì phải thỏa thuận với người sử dụng lao động. Hay nói cách khác, nếu nghỉ làm vì lý do cá nhân thông thường, người lao động phải xin phép và có sự đồng ý của người sử dụng lao động.

Nhân viên thử việc có được nghỉ cưới hưởng nguyên lương không
Nhân viên thử việc có được nghỉ cưới hưởng nguyên lương không

Nhân viên thử việc có được nghỉ cưới hưởng nguyên lương không?

Tại Khoản 1 Điều 3 Bộ luật Lao động 2019 quy định giải thích từ ngữ như sau:

1. Người lao động là người làm việc cho người sử dụng lao động theo thỏa thuận, được trả lương và chịu sự quản lý, điều hành, giám sát của người sử dụng lao động.

Độ tuổi lao động tối thiểu của người lao động là đủ 15 tuổi, trừ trường hợp quy định tại Mục 1 Chương XI của Bộ luật này.

Theo Điều 115 Bộ luật Lao động 2019 quy định nghỉ việc riêng, nghỉ không hưởng lương như sau:

1. Người lao động được nghỉ việc riêng mà vẫn hưởng nguyên lương và phải thông báo với người sử dụng lao động trong trường hợp sau đây:

a) Kết hôn: nghỉ 03 ngày;

b) Con đẻ, con nuôi kết hôn: nghỉ 01 ngày;

c) Cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi; cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi của vợ hoặc chồng; vợ hoặc chồng; con đẻ, con nuôi chết: nghỉ 03 ngày.

2. Người lao động được nghỉ không hưởng lương 01 ngày và phải thông báo với người sử dụng lao động khi ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, anh, chị, em ruột chết; cha hoặc mẹ kết hôn; anh, chị, em ruột kết hôn.

3. Ngoài quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này, người lao động có thể thỏa thuận với người sử dụng lao động để nghỉ không hưởng lương.

Như vậy, xét về mặt khái niệm thì Bộ luật Lao động 2019 đã có sự thay đổi, bỏ cụm từ “làm việc theo hợp đồng lao động” so với quy định trước đây. Do đó, theo quy định trên thì nhân viên thử việc hay là nhân viên chính thức đều được coi là người lao động. Đã là người lao động thì được nghỉ việc riêng hưởng nguyên lương nếu như có thông báo với người sử dụng lao động.

Do đó, cũng giống như người lao động, nhân viên thử việc thì bạn vẫn có thể nghỉ để tổ chức đám cưới hưởng nguyên lương với điều kiện bạn phải báo với công ty. Theo quy định thì nhân viên thử việc có thể nghỉ cưới hưởng nguyên lương 3 ngày.

Quy định về tiền lương của nhân viên thử việc năm 2022

Theo Điều 26 Bộ luật Lao động 2019 quy định về tiền lương thử việc như sau:

“Điều 26. Tiền lương thử việc

Tiền lương của người lao động trong thời gian thử việc do hai bên thỏa thuận nhưng ít nhất phải bằng 85% mức lương của công việc đó.”

Như vậy, mức lương tối thiểu mà NSDLĐ phải trả cho người thử việc là 85% mức lương chính thức của công việc đó. Trường hợp bạn đi làm thử việc và đã ứng tuyển vị trí thủ kho, nên trong thời gian thử việc bạn sẽ được nhận lương thử việc với mức tối thiểu bằng 85% mức lương của công việc thủ kho tại công ty đó.

Mức xử phạt khi không cho nhân viên thử việc nghỉ cưới hưởng nguyên lương năm 2022

Căn cứ Điều 18 Nghị định 12/2022/NĐ-CP quy định vi phạm quy định về thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi như sau:

1. Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với người sử dụng lao động có một trong các hành vi sau đây:

a) Không bảo đảm cho người lao động nghỉ việc riêng hoặc nghỉ không hưởng lương theo quy định của pháp luật;

b) Không thông báo bằng văn bản cho Sở Lao động – Thương binh và Xã hội nơi tổ chức làm thêm giờ và nơi đặt trụ sở chính về việc tổ chức làm thêm giờ từ trên 200 giờ đến 300 giờ trong một năm.

2. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với người sử dụng lao động có hành vi vi phạm quy định của pháp luật về nghỉ hằng tuần hoặc nghỉ hằng năm hoặc nghỉ lễ, tết.

3. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 25.000.000 đồng đối với người sử dụng lao động có một trong các hành vi sau đây:

a) Thực hiện thời giờ làm việc bình thường quá số giờ làm việc theo quy định của pháp luật;

b) Huy động người lao động làm thêm giờ mà không được sự đồng ý của người lao động, trừ trường hợp theo quy định tại Điều 108 của Bộ luật Lao động.

4. Phạt tiền đối với người sử dụng lao động khi có một trong các hành vi: không đảm bảo cho người lao động nghỉ trong giờ làm việc hoặc nghỉ chuyển ca theo quy định của pháp luật; huy động người lao động làm thêm giờ vượt quá số giờ theo quy định của pháp luật theo một trong các mức sau đây:

a) Từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với vi phạm từ 01 người đến 10 người lao động;

b) Từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với vi phạm từ 11 người đến 50 người lao động;

c) Từ 20.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với vi phạm từ 51 người đến 100 người lao động;

d) Từ 40.000.000 đồng đến 60.000.000 đồng đối với vi phạm từ 101 người đến 300 người lao động;

đ) Từ 60.000.000 đồng đến 75.000.000 đồng đối với vi phạm từ 301 người lao động trở lên.

Như vậy, nếu như công ty không cho nhân viên thử việc nghỉ cưới hưởng nguyên lương với lý do bạn là nhân viên thử việc thì công ty có thể bị phạt tiền từ 4.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng. Mức phạt tiền quy định đối với các hành vi vi phạm nêu trên là mức phạt đối với cá nhân. Mức phạt tiền đối với tổ chức bằng 02 lần mức phạt tiền đối với cá nhân.

Mời bạn xem thêm:

Thông tin liên hệ Luật sư 247

Trên đây là toàn bộ nội dung tư vấn của Luật sư 247 “Nhân viên thử việc có được nghỉ cưới hưởng nguyên lương không?. Nếu quý khách có nhu cầu soạn thảo mẫu đơn xin tạm ngừng kinh doanh; thủ tục giải thể công ty cổ phần; tách sổ đỏ đất vườn; dịch vụ tạm ngừng kinh doanh, thủ tục xin hợp pháp hóa lãnh sự của chúng tôi;… mời quý khách hàng liên hệ đến hotline để được tiếp nhận.

Hotline: 0833.102.102.

Câu hỏi thường gặp

Nhân viên thử việc có được hưởng lương ngày lễ không?

Theo quy định, kể cả là người lao động đang thử việc đêu được hưởng nguyên lương trong ngày lễ, tết.

Nhân viên thử việc được nghỉ cưới hưởng nguyên lương bao nhiêu ngày?

Theo quy định, nhân viên thử việc cũng giống như người lao động, nhân viên thử việc được nghỉ cưới hưởng nguyên lương 03 ngày.

Nhân viên thử việc có được quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng thử việc không?

Theo quy định, trong thời gian thử việc bạn có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng thử việc mà không cần báo trước và không phải bồi thường.

5/5 - (1 bình chọn)
Chuyên mục:
Lao động

Comments are closed.